Nồng độ CO2 toàn cầu vượt ngưỡng

Nồng độ CO2 trung bình toàn cầu vượt 430 ppm vào tháng 5, đồng nghĩa cứ một triệu phân tử khí trong khí quyển thì có hơn 430 là CO2, con số không tưởng vài thập kỷ trước.

Viện Hải dương học Scripps thuộc Đại học California San Diego hôm 5/6 công bố, nồng độ CO2 trung bình trong khí quyển vào tháng 5 là 430,2 ppm. Trong khi đó, phòng thí nghiệm Giám sát Toàn cầu của Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), báo cáo mức trung bình là 430,5 ppm. Đây là mức cao kỷ lục và tăng hơn 3 ppm so với năm ngoái.

"Một năm nữa, một kỷ lục nữa. Thật đáng buồn", Ralph Keeling, giáo sư khoa học khí hậu, hóa học biển và địa hóa học tại Viện Hải dương học Scripps, nhận định.

Đường phố Bắc Kinh, ngày 13/2/2021. Ảnh: Reuters
Đường phố Bắc Kinh, ngày 13/2/2021. Ảnh: Reuters

CO2 tích tụ trong khí quyển không thể thấy bằng mắt thường, nhưng nồng độ khí này lại ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính. CO2 giữ nhiệt từ Mặt Trời và có thể tồn tại trong khí quyển hàng thế kỷ. Nồng độ khí nhà kính trong khí quyển cao góp phần làm tăng nhiệt độ toàn cầu và gây ra các hậu quả tiêu cực khác của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, băng vùng cực tan chảy, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Lượng CO2 trong khí quyển được giám sát chặt chẽ nhằm đánh giá mức độ con người tác động đến khí hậu Trái Đất. Những phép đo này cũng là một chỉ số về sức khỏe tổng thể của hành tinh.

Theo Keeling, điều đáng lo ngại không chỉ là mức CO2 leo cao đến đâu mà còn là tốc độ tăng quá nhanh. Đầu cuộc Cách mạng công nghiệp (khoảng giữa thế kỷ 18), các mẫu lõi băng cho thấy nồng độ CO2 vào khoảng 280 ppm, sau đó bắt đầu tăng mạnh, chủ yếu do hoạt động của con người.

Việc vượt ngưỡng 400 ppm từng là điều không tưởng vài thập kỷ trước. Tuy nhiên, thế giới đã chạm mức đáng lo ngại này vào năm 2013.

Tháng trước, nồng độ CO2 thậm chí vượt 430 ppm. Keeling cho biết, lần gần nhất Trái Đất có mức CO2 cao như vậy trong khí quyển có thể là hơn 30 triệu năm trước, trong thời kỳ khí hậu hoàn toàn khác và còn rất lâu con người mới xuất hiện. Hiện nay, các nhà khoa học cảnh báo, mức CO2 có thể đạt 500 ppm trong vòng 30 năm tới.

vnexpress.net

Đọc thêm

Bị nhiệt miệng uống thuốc gì mau khỏi?

Bị nhiệt miệng uống thuốc gì mau khỏi?

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến và lành tính, đa số ai cũng từng gặp phải một lần trong đời. Bệnh thường tự khỏi trong khoảng 5 - 7 ngày tuy nhiên vẫn gây khó chịu, đau đớn, ảnh hưởng đến ăn uống.
Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ

Nguyên nhân gây loãng xương ở người trẻ

Trước đây, loãng xương được biết đến là căn bệnh phổ biến ở người già và phụ nữ mãn kinh. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người trẻ cũng gặp phải căn bệnh này. Vậy loãng xương ở người trẻ do đâu?
Hà Tĩnh: Lốc xoáy làm tốc mái 23 căn nhà

Hà Tĩnh: Lốc xoáy làm tốc mái 23 căn nhà

Mưa kèm lốc xoáy quét qua thôn Trung Tiến, xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh khiến 23 ngôi nhà bị tốc mái, trong đó 1 ngôi nhà của vợ liệt sỹ bị sập hoàn toàn.
Nơi nào mưa to nhất Hà Tĩnh trong ngày 12/6?

Nơi nào mưa to nhất Hà Tĩnh trong ngày 12/6?

Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh thông tin tại một số trạm đo mưa tự động có nơi lượng mưa lớn như: Phú Gia (Hương Khê) 196mm; Kỳ Thịnh, Kỳ Liên (TX Kỳ Anh) 174 - 189mm.
5 biến chứng nguy hiểm nếu đeo kính áp tròng quá lâu

5 biến chứng nguy hiểm nếu đeo kính áp tròng quá lâu

Nếu sử dụng kính áp tròng không đúng cách, đặc biệt là đeo chúng quá lâu, đôi mắt của bạn sẽ phải đối mặt với hàng loạt nguy cơ nghiêm trọng từ viêm giác mạc, khô mắt cho đến mất thị lực vĩnh viễn.
Việt Nam đón cơn bão đầu tiên trong năm

Việt Nam đón cơn bão đầu tiên trong năm

Theo Đài Khí tượng thủy văn Hà Tĩnh, hôm nay, vùng biển Hà Tĩnh có mưa rào và dông mạnh. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc xoáy, gió giật mạnh cấp 6-7.
4 thay đổi lối sống giúp phổi khỏe hơn

4 thay đổi lối sống giúp phổi khỏe hơn

Giặt ga trải giường, tránh ngồi lâu một chỗ, mở cửa sổ để không khí lưu thông, thường xuyên sử dụng quạt thông gió khi nấu ăn góp phần bảo vệ sức khỏe phổi.