Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh
Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Bên cạnh thực hiện công tác bảo vệ rừng, nghiên cứu khoa học, bảo tồn đa dạng sinh học, Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) còn thực hiện việc tiếp nhận, chăm sóc và giúp các loài động vật tái hòa nhập với thiên nhiên. Hơn 10 năm qua, hàng trăm cá thể động vật hoang dã đã được “hồi sinh” ở nơi này.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh
Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Xuất phát từ thực tiễn những năm gần đây, số lượng các cá thể động vật quý hiếm được người dân và cơ quan chức năng bàn giao ngày càng nhiều nên cuối năm 2018, Phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (Vườn Quốc gia Vũ Quang) đã thành lập đội chăm sóc động vật hoang dã, với mục tiêu xây dựng Vườn Quốc gia Vũ Quang trở thành “ngôi nhà” của muôn loài, bảo tồn các loài động vật quý hiếm, nguy cơ bị tuyệt chủng, đồng thời gìn giữ tính đa dạng sinh học của Vườn.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Đội chăm sóc động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Vũ Quang có 6 người, họ được mọi người đặt biệt danh là những “bác sỹ” không chuyên, bởi công việc hằng ngày của họ là tiếp nhận, theo dõi sức khỏe, nuôi dưỡng và chăm sóc những loài động vật hoang dã. Ngày cũng như đêm, bất kể khi nào người dân hay cơ quan chức năng gọi báo có động vật cần được hỗ trợ chăm sóc, tái thả là 6 thành viên của đội sẵn sàng lên đường tiếp nhận.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Khu chăm sóc những loài động vật hoang dã là những chiếc chuồng sắt, chung quanh có mắt lưới chi chít, phía trong gác ngang, dọc những thân cây để động vật thỏa sức leo trèo. Mỗi ngày, họ bắt đầu công việc từ 6 giờ sáng; đầu tiên là kiểm tra sức khỏe, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ để bảo đảm môi trường sống, sau đó là cho các loài ăn. Công việc tuy có phần vất vả, nhưng việc cứu hộ, chăm sóc động vật hoang dã đã mang lại nhiều niềm vui, ký ức khó quên cho những cán bộ nơi đây.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Chị Lê Thị Bảo Ngọc - phụ trách chăm sóc các loài động vật cho biết: “Tôi gắn bó với công việc này đã hơn 3 năm. Nhiệm vụ của tôi là lo cho từng bữa ăn, giấc ngủ của các loài động vật; đồng thời “giao tiếp” hằng ngày, tìm hiểu đặc tính để huấn luyện kỹ năng, giúp chúng nhanh chóng tái hòa nhập môi trường tự nhiên. Công việc tưởng chừng dễ nhưng lại rất khó, nhất là tạo điều kiện cho các con vật đảm bảo sức khỏe tốt và phản xạ nhanh khi thả về rừng”.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

“Hầu hết những con vật bị người dân nuôi nhốt từ lâu nên đã dần mất đi bản tính hoang dã. Chính vì vậy, việc tái hòa nhập môi trường tự nhiên đối với chúng mất khá nhiều thời gian. Trên thực tế, chúng tôi đã chứng kiến rất nhiều trường hợp, dù đã được thả vào rừng nhưng các loại động vật lại quay về tìm người nuôi vì đã quen hơi, đặc biệt là loài khỉ” - chị Ngọc chia sẻ.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Những cá thể động vật được đưa đến Vườn Quốc gia Vũ Quang thông qua hai hình thức: Người dân tự nguyện giao nộp hoặc cán bộ tuần tra phát hiện khi chúng đang mắc bẫy, bị thương. Do Vườn Quốc gia Vũ Quang chưa có trung tâm cứu hộ, nên trong nhiều tình huống khẩn cấp, cán bộ nơi đây đã trở thành những “bác sỹ” bất đắc dĩ, đảm nhiệm việc sơ cứu, xử lý, can thiệp sâu vào vết thương cho chúng.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Anh Nguyễn Việt Hùng - Phó Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (Vườn Quốc gia Vũ Quang) cho biết, đa số các loài động vật mà đơn vị tiếp nhận đều gặp phải những vấn đề về sức khỏe, cơ thể bị thương tích nên cán bộ đơn vị sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát để lên kế hoạch chăm sóc cho phù hợp.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

“Được chăm sóc, bảo tồn các loài động vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng là niềm vinh dự đối với tôi. Bản thân tôi luôn xem đây là ngôi nhà thứ 2 của mình. 12 năm gắn bó ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, tôi có nhiều rất nhiều kỷ niệm, cứ mỗi lần một cá thể động vật được giải cứu, được tái hòa nhập về tự nhiên, với tôi, đó lại là một ký ức, cảm xúc đặc biệt” - anh Hùng chia sẻ.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Anh Trần Đình Anh - phụ trách chăm sóc các loài động vật tâm sự: “Làm bác sỹ của động vật nuôi vốn đã khó, với những loài động vật hoang dã càng khó và dễ phát sinh tai nạn nghề nghiệp hơn. Ðiều quan trọng là cứu chữa, chăm sóc nhưng không làm mất đi bản tính hoang dã để thả chúng lại môi trường tự nhiên. Những cá thể bị nuôi nhốt lâu không đủ điều kiện sinh tồn: mất tập tính hoang dã, mất chức năng, nên chúng tôi phải mất rất nhiều thời gian để phục hồi tập tính sinh thái và chức năng vận động cho chúng, rồi đưa ra khu thả bán hoang dã một thời gian để thích nghi dần, sau đó mới thả ra môi trường tự nhiên".

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Thời điểm hiện tại, Vườn Quốc gia Vũ Quang đang chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho hơn 12 cá thể động vật hoang dã, gồm: 3 cá thể khỉ; 1 cá thể cầy; 7 cá thể cầy vòi hương; 1 cá thể rùa hộp trán vàng miền Bắc. Tất cả đều được cán bộ Vườn chăm sóc, theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Mỗi một loài đều có thức ăn đặc trưng riêng theo môi trường sống và vùng phân bố/độ cao địa lý của từng loài. Vì vậy, việc đáp ứng thức ăn cho các loài cần đa dạng và tương ứng môi trường của chúng, công việc này rất quan trọng và đòi hỏi nhiều thời gian chuẩn bị.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Đối với những “bác sỹ” chăm sóc động vật hoang dã không chuyên ở Vườn Quốc gia Vũ Quang, khó khăn nhất là những lúc tiếp nhận nhiều loài động vật khác nhau, bởi phải cùng lúc thực hiện việc chăm sóc, điều trị, huấn luyện bằng các chương trình riêng biệt. Dẫu vậy, bằng tình yêu động vật, thiên nhiên, những cán bộ ở Vườn Quốc gia Vũ Quang vẫn luôn nỗ lực vượt khó, để “hồi sinh” những loài động vật hoang dã, giúp chúng sớm hòa nhập với “cộng đồng”.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Mong muốn lớn nhất của những cán bộ chăm sóc động vật hoang dã tại đây là sớm được các cấp quan tâm đầu tư xây dựng trung tâm cứu hộ động vật nhằm có đủ điều kiện chăm sóc, nhất là việc cứu chữa những loài động vật bị thương nặng.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Thống kê cho thấy, từ đầu năm 2020 đến nay, Vườn Quốc gia Vũ Quang đã tiếp nhận, chăm sóc 657 cá thể động vật, tiến hành tái thả về rừng 645 cá thể với 20 loài. Trong đó, nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Ngoài khỉ, rùa, Vườn Quốc gia cũng từng tiếp nhận chăm sóc các loại động vật khác như cheo Java (ảnh 1), trăn đất (ảnh 3), rùa cổ sọc (ảnh 4). Đây đều là những loài động vật hoang dã thuộc nhóm IIB được quy định trong danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm. Ngoài ra, đơn vị cũng từng tiếp nhận chăm sóc các loài động vật hoang dã thuộc nhóm IB, nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như Cu li (ảnh 2).

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Sau một thời gian chăm sóc, khi các cá thể động vật đã đủ điều kiện đảm bảo cần thiết, Vườn Quốc gia Vũ Quang sẽ tiến hành tái thả về môi trường tự nhiên. Đối với cán bộ, nhân viên nơi đây, việc chăm sóc, nuôi dưỡng những cá thể động vật quý hiếm là nhiệm vụ rất đỗi thiêng liêng. Họ luôn xem đó là trách nhiệm, một phần của cuộc sống để cố gắng gìn giữ, bảo tồn các loài động vật hoang dã.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Danh Kỳ - Giám đốc Vườn Quốc gia Vũ Quang cho biết: “Tùy vào từng loài động vật mà khu vực tái thả sẽ khác nhau, mỗi loài sẽ phù hợp với sinh cảnh tự nhiên khác nhau. Do đó, trước khi tái thả các loài về tự nhiên, cán bộ đơn vị đều tổ chức các đợt “thám hiểm”, nhằm đảm bảo các loài động vật có thể sống sót 100% khi trở lại môi trường hoang dã”.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Đa số loài động vật thường sống ở vùng rừng già, cách trung tâm Vườn Quốc gia Vũ Quang ít nhất 15 km nên không thể thả ngay ở bìa rừng và những chuyến tái thả động vật thường diễn ra gần một ngày.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

“Mỗi một chuyến “hồi sinh” động vật về với cộng đồng của chúng, anh em đơn vị ai cũng mệt lả. Nhưng vui, vì ít ra chúng tôi đã đem lại cơ hội sống cho thêm một cá thể động vật quý hiếm”, anh Nguyễn Viết Hùng - Phó Trưởng phòng Khoa học và Hợp tác quốc tế (Vườn Quốc gia Vũ Quang) chia sẻ.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Có những loài vật khi được thả về rừng chúng không muốn rời xa vòng tay của những cán bộ Vườn Quốc gia Vũ Quang, có con thì chạy theo, có con thì ôm chặt chân...

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Mỗi lần thấy các loài động vật ngoái nhìn mọi người trước khi về rừng hoặc chậm rãi bước đi, cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia Vũ Quang lại rưng rưng niềm hạnh phúc. Những cảm xúc đó như tiếp thêm động lực để họ say mê hơn với nghề, thêm yêu thương, gắn bó với các loài động vật hoang dã.

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Những nỗ lực của cán bộ, nhân viên Vườn Quốc gia Vũ Quang trong việc tiếp nhận, chăm sóc, tái thả động vật hoang dã đã làm phong phú, dày thêm hệ sinh thái, động thực vật của một trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam, xứng danh là “Vườn di sản ASEAN”. (Ảnh tư liệu).

Những người giúp động vật hòa nhập với thiên nhiên ở Hà Tĩnh

Vườn Quốc gia Vũ Quang được biết đến là trung tâm đa dạng sinh học bậc nhất của Việt Nam, nơi đây lưu giữ nhiều nguồn gen rất giá trị cho công tác bảo tồn. Vườn nằm trong một vùng sinh thái có mức độ ưu tiên toàn cầu, được xác định rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học cho cả khu vực thuộc dãy Trường Sơn.

Vườn hiện có hơn 1.800 loài thực vật bậc cao, 94 loài thú, 315 loài chim, 90 loài bò sát ếch nhái, 88 loài cá, hơn 316 loài bướm, 118 loài kiến, 28 loài nhện và côn trùng khác, trong đó có nhiều loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới như: voọc vá chân nâu, vượn má vàng, voi, mang lớn, cheo cheo, rắn hổ mang chúa…

Với tính đa dạng sinh học, tháng 10/2019, tại Hội nghị các Vườn di sản ASEAN (AHP) lần 6 diễn ra tại thành phố Pakse (CHDCND Lào), Vườn quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh chính thức được Hội đồng AHP, Trung tâm đa dạng sinh học ASEAN (ACB) tuyên bố và trao danh hiệu "Vườn di sản ASEAN.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast