Nữ diễn viên trẻ đóng vai mẹ Đại thi hào Nguyễn Du: “Sau này được làm dâu Hà Tĩnh thì tuyệt quá!”

(Baohatinh.vn) - Đó là chia sẻ của nữ diễn viên Hoàng Phượng (SN 1996, người dân tộc Nùng, Lạng Sơn) - người đóng vai bà Trần Thị Tần, mẹ của Đại thi hào Nguyễn Du trong bộ phim cùng tên được thực hiện nhiều cảnh quay ở Hà Tĩnh.

Nữ diễn viên trẻ đóng vai mẹ Đại thi hào Nguyễn Du: “Sau này được làm dâu Hà Tĩnh thì tuyệt quá!”

Diễn viên Hoàng Phượng hiện đang công tác tại Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC. Ảnh: NVCC

Gương mặt được săn đón bởi các nhà làm phim quốc tế

Hoàng Phượng tên đầy đủ là Hoàng Thị Bích Phượng, cô từng giành danh hiệu Hoa khôi học sinh thanh lịch các trường THPT dân tộc nội trú toàn quốc năm 2014.

Cô tốt nghiệp khoa Đông phương học, Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội), hiện công tác tại Đài Truyền hình kỹ thuật số VTC với vai trò biên tập viên.

Nữ diễn viên trẻ đóng vai mẹ Đại thi hào Nguyễn Du: “Sau này được làm dâu Hà Tĩnh thì tuyệt quá!”

Hoàng Phượng (giữa) trong một cảnh phim "Along the sea" do Nhật Bản sản xuất. Ảnh: NVCC

Dù chỉ là diễn viên tay ngang nhưng 3 năm qua, Hoàng Phượng đã được “chọn mặt gửi vàng” trong nhiều bộ phim điện ảnh, truyền hình. Đặc biệt, với chiều cao 166 cm, khuôn mặt khả ái đậm chất Á đông, Hoàng Phượng đã được các nhà làm phim quốc tế lựa chọn cho các vai chính trong những bộ phim có nhân vật là phụ nữ Việt Nam.

Tiêu biểu như vai Nguyễn Thị Hoa trong phim “Invisible Love” (Tình yêu vô hình) do Trung Quốc hợp tác Việt Nam sản xuất năm 2018, có bối cảnh chính ở Hội An (Quảng Nam); vai Phượng trong phim điện ảnh Nhật Bản “Along the sea” (Những cô gái bên bờ biển), kể về hành trình và nghị lực của cô gái Việt Nam làm việc ở Nhật (hiện đang tham gia Liên hoan phim Quốc tế Tokyo)…

Nữ diễn viên trẻ đóng vai mẹ Đại thi hào Nguyễn Du: “Sau này được làm dâu Hà Tĩnh thì tuyệt quá!”

Vẻ đẹp nền nã, đậm khí chất Á đông của diễn viên Hoàng Phượng trong cổ phục Việt Nam. Ảnh: NVCC

Đặc biệt, sau vai diễn trong phim “Invisible Love”, Hoàng Phượng được mời sang Trung Quốc ký hợp đồng làm diễn viên độc quyền cho một công ty giải trí lớn ở Bắc Kinh. Tuy nhiên, cô từ chối vì muốn hoạt động nghệ thuật ở quê nhà.

Ấn tượng về vai diễn người con dâu “đặc biệt” của quê hương Hà Tĩnh

Vai diễn mới nhất của Hoàng Phượng là một vai diễn đặc biệt: bà Trần Thị Tần - vợ của Tể tướng, Xuân Quận công Nguyễn Nghiễm và là mẹ của Đại thi hào Nguyễn Du.

Nữ diễn viên trẻ đóng vai mẹ Đại thi hào Nguyễn Du: “Sau này được làm dâu Hà Tĩnh thì tuyệt quá!”

Hoàng Phượng trong vai mẹ Đại thi hào Nguyễn Du - cô gái vùng Kinh Bắc về làm dâu Hà Tĩnh. Ảnh: NVCC

Nói về vai diễn người con dâu “đặc biệt” của Hà Tĩnh, Hoàng Phượng chia sẻ: “Có thể nói, đây là vai diễn cổ trang đầu tiên trong phim Việt của tôi. Từng theo học khoa Đông phương học nên hình ảnh người phụ nữ Việt xưa, thân thế của Đại thi hào Nguyễn Du không còn xa lạ, nhưng khi nhận vai diễn người mẹ của Đại thi hào, tôi có phần áp lực. Bởi, làm thế nào để diễn cho ra khí chất, phẩm chất của một người phụ nữ quý tộc làm dâu trong gia đình quan lại danh gia vọng tộc lớn nhất triều đại bấy giờ.

Hơn nữa, bà Trần Thị Tần không chỉ là một phụ nữ quý tộc bình thường mà là người đã sinh ra một đại thi hào có đôi mắt nhìn “thấu sáu cõi, tấm lòng mở rộng bao trùm cả thập loại chúng sinh”… Điều đó đòi hỏi tôi phải nghiền ngẫm kỹ kịch bản và tìm hiểu lịch sử Việt Nam sâu hơn. May mắn, nhờ sự tư vấn của các nhà nghiên cứu, chỉ đạo của đạo diễn, tôi đã làm tròn vai diễn của mình”.

Nữ diễn viên trẻ đóng vai mẹ Đại thi hào Nguyễn Du: “Sau này được làm dâu Hà Tĩnh thì tuyệt quá!”

Cảnh phim "Đại thi hào Nguyễn Du" được thực hiện ở Khu di tích Nguyễn Du. Trong ảnh: Bà Trần Thị Tần và con trai Nguyễn Du (6 tuổi). Ảnh: NVCC

Được biết, vai bà Trần Thị Tần là vai diễn quan trọng, chủ đạo trong phần 1 của bộ phim “Đại thi hào Nguyễn Du”. Theo ê kip làm phim, để khắc họa được chân dung một Nguyễn Du trưởng thành sau này với nhiều phẩm chất “nhân, trí, dũng…” thì vai trò của người mẹ trong giai đoạn ấu thơ của ông có tính chất quyết định. Do vậy, kịch bản đã dành nhiều “đất diễn” cho nhân vật này.

Đạo diễn phim Đại thi hào Nguyễn Du Nguyễn Văn Đức chia sẻ: “Sở dĩ chúng tôi quyết định chọn Hoàng Phượng cho vai diễn bà Trần Thị Tần bởi ngoài vẻ đẹp cổ điển Á đông, Hoàng Phượng còn có kiến thức về lịch sử, văn hóa; thần thái và kỹ năng hát quan họ. Hoàng Phượng đã thể hiện tốt vai diễn theo yêu cầu khắt khe của chúng tôi”.

Vai bà Trần Thị Tần trong phim Đại thi hào Nguyễn Du được thực hiện nhiều cảnh quay ở Hà Tĩnh và Bắc Ninh. Trong đó các cảnh dành cho vai diễn bà Trần Thị Tần khi theo chồng về làm dâu ở đất Nghi Xuân để lại cho Hoàng Phượng nhiều ấn tượng.

Nữ diễn viên trẻ đóng vai mẹ Đại thi hào Nguyễn Du: “Sau này được làm dâu Hà Tĩnh thì tuyệt quá!”

Phân cảnh Nguyễn Du cùng mẹ theo cha - Tể tướng Nguyễn Nghiễm về thăm quê nội ở Tiên Điền (Nghi Xuân) trong phim Đại thi hào Nguyễn Du.

Diễn viên Hoàng Phượng chia sẻ: “Ngoài phân đoạn diễn cảnh bà Tần sinh Nguyễn Du ở quê ngoại Bắc Ninh thì các phân đoạn khi bà theo chồng về Nghi Xuân khiến tôi rất ấn tượng. Trong đó, cảnh bà Tần được bà cả Đặng Thị Dương dạy về gia phong, lề lối và cách dạy dỗ con cái trong nhà khiến tôi hiểu hơn về văn hóa truyền thống người Hà Tĩnh xưa. Lúc đó, tôi chợt nghĩ: À thì ra, vùng đất này có nhiều nhân tài khoa bảng chính là nhờ truyền thống dạy con cái từ nhỏ như thế!

“Dù vai bà Tần là vợ bé nhưng không có sự đố kỵ ganh ghét nào với người vợ cả. Hơn nữa, bà lại được chồng là một vị quan làm đến chức tể tướng rất thương yêu, trân trọng. Vai diễn và tình cảm ân cần, nhiệt tình, những món quà nhỏ đầy ý nghĩa của bà con Hà Tĩnh khi tôi và đoàn phim về đây, tôi chợt nghĩ sau này được làm dâu Hà Tĩnh thì tuyệt quá” - diễn viên Hoàng Phượng vui vẻ cho biết.

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Nhịp võng của tre

Nhịp võng của tre

Những thanh tre liên kết với nhau thật uyển chuyển trên lối đi đầy màu sắc, đưa dòng người theo đạo ở Hà Tĩnh và du khách gần xa vào những cung đường huyền bí của hang Bê-lem.
Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Podcast truyện ngắn: Một ngày đã qua

Bất giác tôi ôm lồng ngực. Một cảm giác đau nhói sộc lên mũi làm tôi ngồi thụp xuống. Khánh cuống quýt xốc tôi chạy về phòng. Anh chạy ngược nắng, cả khuôn mặt nhuốm đỏ...
Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Podcast tản văn: Bếp xưa dĩ vãng

Con người ta càng lớn tuổi càng hoài niệm quá khứ. Có những thứ không dưng mà cũng khiến lòng ta bùi ngùi thương nhớ, đôi khi đơn giản như gian bếp ngày xưa…
Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Sắc vóc 'Mỹ nhân của năm 2024'

Hoa hậu Thanh Thủy - "Mỹ nhân của năm 2024" do độc giả Ngôi Sao bình chọn - có khuôn mặt trái xoan, cao 1,76m, vóc dáng gợi cảm.
Lệch chuẩn ngôn ngữ

Lệch chuẩn ngôn ngữ

Kho từ vựng của gen Z đang mang đến làn sóng sáng tạo mới trong ngôn ngữ, tạo dấu ấn, phong cách của người trẻ trong giao tiếp nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ lệch chuẩn nếu lạm dụng.
Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục: Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương

Tiết mục Đêh Kô – Nhắn gửi yêu thương (dân ca K’Ho Lạch) do Đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Những chiếc bánh độc lạ tại Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam

Ngày 11/12 tại TP Hồ Chí Minh, Liên chi hội Bánh Việt Nam (Hiệp hội Du lịch Việt Nam) và Hội Đầu bếp chuyên nghiệp Sài Gòn (Hiệp hội Du lịch TP Hồ Chí Minh) đã tổ chức Cuộc thi đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam - The Vietnam Bakery Cup 2024 (VNBC), thu hút gần 500 đầu bếp trong và ngoài nước tham gia.
Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá

Đồng dao, múa phụ họa: Pàm - đi bắt tôm xúc cá của tác giả Y Soái (phát triển dân ca K’Ho Lạch), do đoàn nghệ thuật Nam Tây Nguyên - tỉnh Lâm Đồng biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO ghi danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Podcast truyện ngắn: Nẻo chênh vênh

Đèo Gió có bao nhiêu là gió, sao không thể cuốn hết chuyện cũ đi để mỗi lần nhìn vào mắt chồng, Hạnh lại thấy mình rơi tõm vào cái hố buồn sâu hun hút...
Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất

Diễn xướng dân ca ví, giặm: Gửi tình ta vào đất. Soạn lời: Nghệ sỹ Nhân dân An Ninh. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.