Nữ nhạc sỹ, ca sỹ Hà Thành yêu Hà Tĩnh vì mê Truyện Kiều và dân ca ví, giặm

(Baohatinh.vn) - Đó là nữ nhạc sỹ, ca sỹ Đinh Khánh Ly (Giám đốc Công ty CP Truyền thông giải trí LeeDT, Hà Nội), người sáng tác ca khúc và nhạc phim “Đại thi hào Nguyễn Du” gây ấn tượng mạnh đối với người xem trong buổi duyệt bộ phim vừa qua ở Hà Tĩnh.

Video: Ca khúc "Phiêu bồng trần gian" trong phim Đại thi hào Nguyễn Du do Đinh Khánh Ly sáng tác và thể hiện.

Trong buổi ra mắt Ban Tổ chức lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du vừa qua, bộ phim “Đại thi hào Nguyễn Du” đã gây ấn tượng đối với nhiều vị đại biểu và quan khách. Trong đó, tất cả mọi người đều bị chinh phục bởi phần âm nhạc và ca khúc thể hiện trong bộ phim.

Nữ nhạc sỹ, ca sỹ Hà Thành yêu Hà Tĩnh vì mê Truyện Kiều và dân ca ví, giặm

Học Khoa Nhạc cụ dân tộc là mối lương duyên giúp nữ nhạc sỹ, ca sỹ Đinh Khánh Ly yêu thích làn điệu dân ca ví, giặm Nghệ - Tĩnh. Ảnh: NVCC

Theo nhà văn Đức Ban, chính ca khúc mở đầu và phần nhạc trong phim đã tạo ra nhiều cảm xúc “cuốn” khán giả vào không gian lịch sử của câu chuyện và mạch phim kể về cuộc đời của Nguyễn Du.

Một phần tạo ra sự cuốn hút cho ca khúc và nhạc phim “Đại thi hào Nguyễn Du” chính là bản phối khí mang âm hưởng dân ca ví, giặm.

Nữ nhạc sỹ, ca sỹ Hà Thành yêu Hà Tĩnh vì mê Truyện Kiều và dân ca ví, giặm

Một cảnh trong phim “Đại thi hào Nguyễn Du” vừa ra mắt Ban Tổ chức lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh, tưởng niệm 200 năm ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du tại Hà Tĩnh.

Ông Hồ Bách Khoa - Trưởng ban Quản lý Khu di tích Nguyễn Du nhận xét: "Tôi rất khâm phục người viết nhạc phim Đại thi hào Nguyễn Du, trước hết là nội dung phần nhạc và ca khúc rất có chiều sâu, đúng với tinh thần bộ phim hướng đến. Thứ hai là bạn ấy còn rất trẻ nhưng đã có vốn hiểu biết về Nguyễn Du cũng như Truyện Kiều dày dặn và thể hiện được điều đó trong tác phẩm âm nhạc của mình” .

Nói về cơ duyên trở thành người làm nhạc cho bộ phim “Đại thi hào Nguyễn Du”, nhạc sỹ, ca sỹ Đinh Khánh Ly cho biết: “Từ nhỏ tôi đã rất say mê Truyện Kiều và từng ấp ủ sáng tác nhạc về đề tài này. Mặt khác, tôi rất thích dân ca ví, giặm và từng về Hà Tĩnh nhiều lần để nghiên cứu sáng tác. Nên, khi nhận lời viết ca khúc và nhạc cho bộ phim “Đại thi hào Nguyễn Du”, tôi nghĩ ngay đến việc sử dụng chất liệu dân ca ví, giặm cho tác phẩm của mình”.

Đinh Khánh Ly sinh năm 1989, tại Hà Nội. Cô từng tốt nghiệp Khoa Nhạc cụ dân tộc (Học viện Âm nhạc Hà Nội), chuyên ngành Quản lý văn hóa (Trường Sư phạm nghệ thuật Trung ương) và Khoa Sư phạm âm nhạc (Trường Đại học nghệ thuật Hà Nội).

Cô được biết đến là tác giả ca khúc nhạc phim của nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng, như: Nụ hồng cho em (phim "Hoa hồng mua chịu"); Như hạt mưa sa (phim "Hạt mưa sa"); Chỉ có thể là mẹ (phim "Trái tim người mẹ"); Lặng thầm người lính (phim "Những người lính thầm lặng")... Hiện, Khánh Ly đang là Giám đốc Công ty CP Truyền thông giải trí LeeDT (LeeDT Production) tại Hà Nội.

Nữ nhạc sỹ, ca sỹ Hà Thành yêu Hà Tĩnh vì mê Truyện Kiều và dân ca ví, giặm

“Điều khiến tôi yêu quê hương Hà Tĩnh là phong cảnh đẹp, con người hiếu khách và ai cũng yêu Truyện Kiều, dân ca ví, giặm...” - Đinh Khánh Ly chia sẻ. (Trong ảnh: Vẻ đẹp của biển Thiên Cầm - ảnh tư liệu)

Sinh sống và làm việc ở Hà Nội nhưng nữ nhạc sỹ, ca sỹ cũng dành nhiều tình cảm cho miền đất Hà Tĩnh. Bởi theo cô, đây là miền quê sinh ra Đại thi hào Nguyễn Du, tác giả của Truyện Kiều và cũng là quê hương của dân ca ví, giặm - dòng âm nhạc dân gian mà cô rất yêu thích.

Khánh Ly từng nhiều lần về Hà Tĩnh thăm quê hương Đại thi hào Nguyễn Du và nghiên cứu dân ca ví, giặm để tìm chất liệu sáng tác. Nữ nhạc sỹ, ca sỹ cho biết: "Mỗi lần về Hà Tĩnh, ngoài việc đến tham quan các danh thắng..., tôi đều dành phần lớn thời gian để tìm hiểu văn hóa vùng miền tại đây.

Ấn tượng nhất về Hà Tĩnh khiến tôi yêu miền quê này là phong cảnh đẹp, thơ mộng, con người thân thiện, cởi mở và hiếu khách. Đặc biệt, người dân ở đây từ người già đến trẻ em, gần như ai cũng có thể hát một câu ví, giặm hoặc thuộc Truyện Kiều...".

Không những nghiên cứu dân ca ví, dặm, Đinh Khánh Ly còn nhiều lần hợp tác với nhóm bạn trẻ quê Hà Tĩnh tổ chức các hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của nhân loại này.

Điển hình là năm 2015, cô đã cùng nhóm bạn trẻ tại Hà Tĩnh và Nghệ An phối mới lại một số ca khúc ví, giặm cổ theo phong cách chillou, được nhiều người yêu thích. Hay gần đây cô tham gia sinh hoạt cùng đoàn nghệ thuật UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ thuộc Hội Di sản văn hóa Việt Nam...

Nữ nhạc sỹ, ca sỹ Hà Thành yêu Hà Tĩnh vì mê Truyện Kiều và dân ca ví, giặm

Khánh Ly cùng ê kíp LeeDT production và nhạc sỹ Lương Duy Thắng (bên phải) sẽ thực hiện dự án “Khoác áo mới cho dân ca ví, giặm bằng màu sắc âm nhạc hiện đại” thời gian tới.

Nói về kế hoạch hoạt động âm nhạc thời gian tới, nữ nhạc sỹ, ca sỹ đất Hà Thành cho biết, ngoài việc hoàn thiện phần nhạc và ca khúc cho 2 phần còn lại của phim “Đại thi hào Nguyễn Du”, cô cùng ê kip của mình sẽ có một dự án tạm gọi tên là “Khoác áo mới cho dân ca ví, giặm bằng màu sắc âm nhạc hiện đại”.

Với dự án này, cô hy vọng sẽ mang những ca khúc ví dặm cổ, với chiều sâu văn hóa đặc biệt về ca từ lẫn giai điệu lan tỏa đến đông đảo thế hệ trẻ trên cả nước.

Hiện tại, Khánh Ly cho biết, cô đang háo hức chờ ngày cùng đoàn phim “Đại thi hào Nguyễn Du” về Hà Tĩnh tham dự các hoạt động trong lễ kỷ niệm 255 năm ngày sinh và tưởng niệm 200 năm ngày mất của Đại thi hào.

Dự kiến, tại lễ kỷ niệm, nữ nhạc sỹ, ca sỹ Hà Thành sẽ trình bày trực tiếp trên sân khấu bài hát do mình sáng tác cho bộ phim.

Chủ đề 255 NĂM NGÀY SINH ĐẠI THI HÀO NGUYỄN DU

Đọc thêm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Ngân vang đôi bờ ví, giặm

Mang theo hồi ức của cha ông, tôi tìm về những làng quê ví, giặm xứ Nghệ - Tĩnh, để lắng nghe và cảm nhận không gian đời sống văn hóa xưa - nay trên 2 miền quê hương đôi bờ sông Lam (Hà Tĩnh - Nghệ An).
Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Những thủ lĩnh “thắp sáng” phong trào phụ nữ ở Hà Tĩnh

Bằng tâm huyết và những cách làm sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo, chị Phạm Thị Hương - Chủ tịch Hội LHPN huyện Kỳ Anh và chị Trần Thị Nguyệt - Chủ tịch Hội LHPN Can Lộc (Hà Tĩnh) đã được Trung ương Hội LHPN Việt Nam trao tặng các phần thưởng cao quý.
“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí…”

“Đất này mẹ dạy con, yêu anh hùng nghĩa khí/ Giữ lòng đỏ như son/ Nuôi thù sâu tận bể”. Những câu thơ trong bài “Gửi bạn người Nghệ Tĩnh” của nhà thơ Huy Cận đã đúc kết tinh thần yêu nước bao đời nay của con người và vùng đất xứ Nghệ, trong đó có Hà Tĩnh.
"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

"Ông tơ bà Nguyệt" se duyên cho người dân tộc Chứt

Những cuộc giao lưu, hẹn hò do BĐBP Hà Tĩnh kết nối đã vun đắp nên nhiều mối tình đẹp cho người dân tộc Chứt ở bản Rào Tre, góp phần đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Talkshow: Quán quân Sao Mai xứ Nghệ Hoàng Thu Hà - "Cháy" cùng đam mê

Sở hữu giọng hát ngọt ngào, sâu lắng nhưng cũng đầy nội lực cùng ngoại hình xinh đẹp, nữ ca sĩ GenZ Hoàng Thu Hà (quê Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã xuất sắc vượt qua các vòng thi của Sao Mai xứ Nghệ 2024 để đoạt giải quán quân một cách đầy thuyết phục.
7 năm cõng bạn vào lớp

7 năm cõng bạn vào lớp

Trong suốt 7 năm, hành trình gắn bó với con chữ của Lê Xuân Thịnh Hưng (lớp 10A6, Trường THPT Kỳ Anh, thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) luôn có sự đồng hành của 2 bạn Đức Công và Nhật Hào.
Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những tài năng nhí tỏa sáng cùng ví, giặm

Những làn điệu ví, giặm ngọt ngào đang ngày ngày được lan tỏa nhờ các tài năng nhí ở Hà Tĩnh. Giọng hát của các em góp phần gìn giữ, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của quê hương.
Tuổi cao nêu gương sáng

Tuổi cao nêu gương sáng

Không chỉ có lối sống mẫu mực, giáo dục con cháu sống hiếu thuận, nhiều người cao tuổi ở Hà Tĩnh còn đi đầu, bước trước, thể hiện vai trò nêu gương sáng trong cộng đồng.
Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Vì sao cần có công trình về địa chí Hà Tĩnh?

Hà Tĩnh là vùng đất cổ, có bề dày về truyền thống lịch sử, văn hóa, chính trị... nhưng đến nay vẫn chưa có công trình địa chí tổng quan về văn hóa, con người núi Hồng, sông La.