(Baohatinh.vn) - MV của Nghệ nhân dân gian trẻ nhất Hà Tĩnh Văn Sang như một món quà ý nghĩa dâng lên Người giữa những ngày tháng 5 ngan ngát hương sen.
MV “Hành hương về quê Bác”
(Trong MV có sử dụng một số hình ảnh tư liệu lịch sử)
MV “Hành hương về quê Bác” là tổ khúc dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh với các làn điệu đặc trưng như: “Tứ hoa”, “Làn khuyên” và “Ví giận thương” với phần thể hiện của Văn Sang – Nghệ nhân dân gian trẻ nhất Hà Tĩnh.
Các cảnh quay được thực hiện chủ yếu ở làng Sen quê Bác.
Những cảnh quay trong MV được thực hiện tại quê Bác. (Ảnh NVCC)
Nghệ nhân dân gian Văn Sang chia sẻ: “Một sản phẩm âm nhạc bằng âm hưởng dân ca ví, giặm dâng lên Bác Hồ nhân dịp sinh nhật 130 năm của Người là dự định mà tôi đã ấp ủ từ rất lâu. Tôi đã từng thể hiện rất nhiều bài hát về Bác, nhưng khi thực hiện MV này, vẫn không thôi những xúc cảm dâng trào”.
Để cho ra đời MV, Nghệ nhân dân gian Văn Sang đã mất khá nhiều thời gian luyện tập, cùng ê - kíp đến Kim Liên (Nam Đàn – Nghệ An) để thực hiện các cảnh quay.
Sự kết hợp giữa giai điệu, ca từ của tổ khúc dân ca Nghệ Tĩnh với những hình ảnh chân thực về Bác trong MV đã khắc họa sắc nét tư tưởng, đạo đức và tâm hồn vĩ đại của Người.
Nghệ nhân dân gian Văn Sang: “MV là món quà nhỏ chúng tôi thành kính dâng lên Bác nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh của Người”. (Ảnh NVCC)
Trong ngọt ngào hương sen tháng 5, MV “Hành hương về quê Bác” càng khiến người xem thêm xúc động với nỗi nhớ Người khôn nguôi.
MV tuy mộc mạc, giản dị nhưng là tâm huyết, tấm lòng của những người con xứ Nghệ mong muốn góp một thanh âm hòa cùng cung đàn muôn điệu ngợi ca Bác Hồ kính yêu nhân 130 năm ngày sinh của Người.
Nghệ nhân dân gian Trần Văn Sang (SN 1987) quê xã Đức Thanh (cũ) nay là xã Thanh Bình Thịnh (Đức Thọ - Hà Tĩnh). Từ nhỏ, Văn Sang đã gắn bó với dân ca ví giặm qua những câu hát của ông bà, cha mẹ; khi lớn lên lại trở thành học trò của những bậc thầy về loại hình nghệ thuật diễn xướng này như Nghệ sỹ nhân dân Trịnh Hồng Lựu và Nghệ sỹ ưu tú Ngọc Hà.
Ngoài việc tham gia trình diễn, phục dựng, truyền dạy các lời cổ, Văn Sang còn soạn lời mới cho các làn điệu ví, giặm để tham gia liên hoan dân ca ví, giặm các cấp; biểu diễn trong các chương trình văn hóa, văn nghệ trên sóng Đài Phát thanh - truyền hình Hà Tĩnh.
Đặc biệt, anh đã đưa dân ca ví, giặm vào dạy cho các em thiếu nhi, thành lập nhiều câu lạc bộ tại các địa phương, trường học trên địa bàn (hiện anh cùng lúc làm chủ nhiệm 2 CLB ví, giặm: Đức Thanh - thuộc xã Thanh Bình Thịnh và phường Bắc Hồng - TX Hồng Lĩnh, với hàng trăm thành viên).
Nhiều sáng tác lời mới của anh được đông đảo công chúng đón nhận như: “Dạy vợ từ thuở mới đưa vợ về”, “Ví đi buôn”, “Ví phường cấy”, “Giặm xay lúa”, “Ô lục soạn”, “Thử lòng chung thủy”...
Anh được công nhận Nghệ nhân dân gian năm 2018 và hiện là nghệ nhân trẻ tuổi nhất Hà Tĩnh.
Di tích Nhà thờ dòng họ Trần Cưu tại xã Trường Sơn (Đức Thọ - Hà Tĩnh) được xây dựng cách đây hơn 300 năm, là một trong những công trình có giá trị lịch sử văn hoá tiêu biểu.
Lễ dâng hương, lễ rước và tế tại khu di tích Lê Hữu Trác (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là hoạt động thuộc khuôn khổ lễ hội Hải Thượng Lãn Ông, nhằm tri ân công lao to lớn của Đại danh y.
Ông sinh năm 1845 (Ất Tỵ). Không chỉ là một vị quan giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều đình, ông còn là một nghệ sĩ lớn giai đoạn thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Tháng Giêng - trong thao thiết gọi mời, hơi ấm từ ngọn gió xuân thức dậy cả đất trời những miền quê Hà Tĩnh, làm thắm tươi những lộc non, chồi biếc, mang theo bao niềm ước vọng về sự thịnh vượng của đất nước, quê hương.
Các hội thi được tổ chức trong chuỗi sự kiện của Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2025 ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) nhằm tạo không khí sôi nổi, đoàn kết trong các tầng lớp nhân dân.
Chị Võ Thị Thu Hiền, 42 tuổi (quê ở Hà Tĩnh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội) đã giành chiến thắng và trở thành vị “Vua” mới của chương trình “Vua tiếng Việt” mùa 3.
Trải qua hàng trăm năm, nhiều đạo sắc phong của các triều vua và áo, mũ, cân đai phục phẩm lúc sinh thời Đô đài ngự sử Bùi Cầm Hổ sử dụng vẫn được lưu giữ tại đền thờ ở phường Đậu Liêu (TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh).
Nhiều địa chỉ đỏ trên địa bàn Hà Tĩnh đã trở thành niềm tự hào, là minh chứng cho sự phát triển của từng giai đoạn lịch sử, của quê hương kể từ 95 năm “đời ta có Đảng”.
Phát huy kết quả trong năm 2024, từ đầu xuân Ất Tỵ 2025, ngành du lịch Hà Tĩnh đã khởi động một cách tích cực, mạnh mẽ bằng nhiều chương trình, hành động thiết thực nhằm thu hút du khách.
Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” được Hà Tĩnh phối hợp tổ chức cuối năm 2024 đã để lại trong lòng các nghệ nhân mọi miền những ấn tượng mạnh mẽ về "bản hòa tấu" di sản văn hóa dân tộc.
Bằng sự nghiên cứu, sáng tạo, nhiều văn nghệ sỹ, chuyên gia nổi tiếng cả nước đã dành nhiều tâm huyết để lan tỏa, nhân lên những giá trị văn hóa, con người Hà Tĩnh tới bạn bè muôn phương.
Điểm chung lớn nhất để Đại danh y Lê Hữu Trác và Đại thi hào Nguyễn Du trở thành danh nhân thế giới chính là tinh thần nhân văn cao cả được thể hiện trong cuộc đời, sự nghiệp của mình.
Sau hơn 30 năm đam mê, kiên nhẫn, miệt mài, nhà nghiên cứu văn hóa Võ Hồng Huy đã để lại một di sản hàng ngàn trang viết về địa chí, lịch sử, văn hóa, con người… của vùng đất Nghệ - Tĩnh.
Đến với Hà Tĩnh vào dịp xuân về, du khách sẽ được hòa mình vào không khí rộn ràng của các lễ hội, được khám phá cảnh sắc và nét độc đáo của văn hóa, con người vùng đất núi Hồng - sông La.
Ngay sau khoảnh khắc giao thừa - trong những phút giây thiêng liêng khi đất trời giao hòa, nhiều người dân Hà Tĩnh đã tới đền chùa để cầu một năm mới Ất Tỵ bình an, hạnh phúc.
Khi những cành đào bật nụ hồng tươi, mai vàng bung hoa rực rỡ và trên phố phường, đường quê tấp nập người đi lại, ấy là khi ngày tết Nguyên đán cận kề.
Khắp các tuyến đường ở khu dân cư nông thôn mới Hòa Thịnh (xã Thiên Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) đã ngập tràn không khí tết, sự no ấm, bình yên hiện hữu trong từng nếp nhà, ngõ xóm.
Đến với cảnh sắc rực rỡ tại Khu di tích Nguyễn Du (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dịp xuân Ất Tỵ 2025, du khách sẽ được tham gia hội thi viết thư pháp, xem biểu diễn ca trù, trò Kiều, bói Kiều...
Khi những cây mai, cành đào “đua nhau” xuống phố, cũng là lúc người dân Hà Tĩnh trên mọi miền quê chung niềm háo hức chờ đón xuân mới ấm áp, an lành, hạnh phúc cùng niềm tin thắng lợi mới.
Thành Sen (Hà Tĩnh) hân hoan chào đón năm mới với cờ đỏ sao vàng tung bay, muôn hoa khoe sắc thắm, sắc xuân hiện lên trong từng ánh mắt, nụ cười rạng ngời của người dân.
Với người Việt, phong tục Tết cổ truyền không chỉ là “di sản” văn hóa vô giá mà còn là sợi dây kết nối giữa quá khứ, hiện tại, tương lai, giúp mỗi người hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
Xuất phát từ tấm lòng tận tâm vì cộng đồng, bà Trần Thị Tâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã tình nguyện gánh trên vai 2 trọng trách: Bí thư Chi bộ kiêm Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ.
Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được UNESCO vinh danh, danh tiếng quê hương càng lan tỏa, qua đó mang hình ảnh và con người Hương Sơn (Hà Tĩnh) đến gần hơn với bạn bè trong và ngoài nước.
Đến thời điểm hiện tại, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã cơ bản hoàn tất các điều kiện cần thiết, đảm bảo cho Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông năm 2025 diễn ra thành công tốt đẹp.
Cuối năm âm lịch, khi đào, mai bắt đầu bung nụ cũng là lúc các địa phương Hà Tĩnh dành nhiều tâm sức thực hiện các chương trình văn nghệ để biểu diễn phục vụ Nhân dân trong dịp Tết cổ truyền.
Lễ hội di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia Hải Thượng Lãn Ông năm nay sẽ được huyện Hương Sơn phối hợp với Sở VH-TT&DL Hà Tĩnh tổ chức từ ngày mồng 8 đến 15 tháng Giêng.