Nửa năm xung đột Ukraine - Nga làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu

Sáu tháng sau khi xung đột bùng nổ tại Ukraine, hệ quả nghiêm trọng của nó đang đặt ra một mối đe dọa lớn đối với nền kinh tế toàn cầu.

Nửa năm xung đột Ukraine - Nga làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu

Công nhân di chuyển các mảnh kim loại được mạ kẽm nhúng nóng tại nhà máy Zinkpower, Đức. Ảnh: AP

Khí đốt không chỉ leo thang về giá cả mà còn có thể không sẵn có trong trường hợp Nga cắt hoàn toàn nguồn cung cho châu Âu nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt dồn dập của phương Tây.

Đức có thể phải tiêu thụ khí đốt luân phiên dẫn đến làm tê liệt các ngành công nghiệp từ luyện thép, dược phẩm đến giặt là thương mại. “Nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt, tất cả thiết bị của tôi sẽ bị phá hủy,” Martin Kopf, Chủ tịch hiệp hội các công ty mạ kẽm của Đức, cho biết.

Nhiều chính phủ, doanh nghiệp và gia đình trên toàn thế giới đang cảm nhận được những tác động kinh tế từ cuộc chiến, nhất là trong bối cảnh 2 năm đại dịch COVID-19 đã tàn phá nặng nề hoạt động thương mại toàn cầu. Lạm phát đang đà tăng vọt và giá cả năng lượng leo thang vẽ ra một viễn cảnh ảm đạm về một mùa Đông lạnh giá và tốn kém. Châu Âu thậm chí còn đứng trước bờ vực suy thoái.

Giá lương thực bị đẩy cao và tình trạng thiếu lương thực trở nên tồi tệ hơn do số lượng các lô hàng phân bón và ngũ cốc từ Ukraine và Nga bị cắt giảm, từ đó có thể gây ra nạn đói lan rộng và tình trạng bất ổn ở các nước đang phát triển.

Ở ngoại ô thủ đô Kampala của Uganda, Rachel Gamisha cho biết cuộc xung đột ở Ukraine phương xa đã gây tổn thất đến công việc kinh doanh tạp hóa hàng ngày của gia đình. Giá các mặt hàng thiết yếu như xăng tăng vọt. Một món đồ chỉ trong một tuần có thể tăng từ 2.000 shilling (khoảng 16,70 USD) lên 3.000 shilling (25 USD).

Gamisha cũng cảm nhận hiện tượng giảm phát thu hẹp đang xảy ra. Giá cả mặt hàng có thể không thay đổi, nhưng một chiếc bánh rán từng nặng 45 gram giờ có thể chỉ còn 35 gram. Bánh mì nặng 1 kg giờ còn 850 gram.

Nửa năm xung đột Ukraine - Nga làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu

Người dân đi chợ tại Hà Nội ngày 14/8/2022. Ảnh: AP

Cuộc chiến tại Ukraine đã khiến Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) trong tháng trước hạ triển vọng nền kinh tế toàn cầu lần thứ tư trong vòng chưa đầy một năm. IMF dự kiến ​​tăng trưởng thế giới chỉ 3,2% trong năm nay, giảm so với mức 4,9% mà họ dự báo trước đó vào tháng 7/2021 và thấp hơn nhiều so với mức 6,1% hồi năm ngoái.

Pierre-Olivier Gourinchas, chuyên gia kinh tế của IMF, cho biết: “Thế giới có thể sớm bị đẩy đến bờ vực của một cuộc suy thoái toàn cầu, chỉ hai năm sau cuộc suy thoái do đại dịch COVID-19”.

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (LHQ) báo cáo giá lương thực và năng lượng leo thang đã khiến 71 triệu người trên toàn thế giới rơi vào cảnh đói nghèo trong ba tháng đầu tiên xảy ra xung đột. Các nước thuộc vùng Balkan và châu Phi cận Sahara bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Theo dự báo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ, có tới 181 triệu người ở 41 quốc gia có thể đối mặt với một cuộc khủng hoảng đói nghèo trong năm nay.

Ngay cả trước khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ra lệnh triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, nền kinh tế toàn cầu vốn dĩ đã phải chịu nhiều sức ép. Tình trạng lạm phát tăng vọt khi nền kinh tế sau cuộc suy thoái trong đại dịch đã phục hồi mạnh mẽ hơn dự kiến, gây ra tình trạng trì trệ trong năng suất, đứt gãy các chuỗi cung ứng, thiếu hụt về hàng hóa và đẩy giá cả cao hơn. Để kiềm chế lạm phát và hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế, ngân hàng trung ương nhiều nước bắt đầu tăng lãi suất.

Robin Brooks, chuyên gia kinh tế chính tại Viện Tài chính Quốc tế, lý giải: “Tất cả chúng ta đều chứng kiến những việc này cùng xảy ra một lúc. Sự biến động của lạm phát tăng lên. Sự biến động của tăng trưởng đi lên. Và do đó, các ngân hàng trung ương trở nên khó khăn hơn trong việc chèo lái con tàu”.

Nửa năm xung đột Ukraine - Nga làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu

Chủ cửa hàng bán gạo tại một khu chợ ở Jakarta, Indonesia. Ảnh: AP

Với chính sách Zero COVID-19 (Không COVID-19) và liên tục áp đặt các biện pháp phong tỏa, Trung Quốc chứng kiến một sự suy giảm nghiêm trọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cùng thời điểm, nhiều quốc gia đang phát triển phải vật lộn ứng phó với đại dịch và những khoản nợ chồng chất để bảo vệ người dân khỏi thảm họa kinh tế.

Tất cả những thách thức đó vẫn có thể thể kiểm soát được cho đến khi cuộc chiến tại Ukraine bùng phát vào ngày 24/2. Phương Tây liên tiếp đưa ra vòng trừng phạt nặng nề. Cả hai hành động này đều làm gián đoạn hoạt động thương mại lương thực và năng lượng. Nga là nhà sản xuất xăng dầu lớn thứ ba và là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên, phân bón và lúa mì hàng đầu thế giới, trong khi ngũ cốc của Ukraine là thức ăn của hàng triệu người toàn cầu. Kết quả là lạm phát lan rộng ra gần như các nước.

Đi mua sắm tại một khu chợ dân sinh ở Hà Nội, Bui Thu Huong chia sẻ cô đang hạn chế chi tiêu và cắt giảm các bữa ăn ở ngoài dịp cuối tuần. Cô cho rằng nấu ăn ở nhà cùng con vừa gắn kết được các thành viên trong gia đình vừa tiết kiệm tiền.

Bộ trưởng Nông nghiệp Indonesia Syahrul Yasin Limpo cảnh báo trong tháng này, giá mì ăn liền, một mặt hàng chủ lực ở quốc gia Đông Nam Á, có thể tăng gấp ba lần do giá lúa mì tăng cao. Ở nước láng giềng Malaysia, nông dân trồng rau Jimmy Tan than thở giá phân bón đã tăng 50%, cùng với đó là chi phí cho vật dụng như tấm nhựa, túi và ống mềm tăng cao.

Nửa năm xung đột Ukraine - Nga làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu

Phụ nữ Malian sàng lọc lúa mì trên một cánh đồng gần Segou, miền trung Mali. Ảnh: AP

Châu Âu, sau nhiều năm phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga phục vụ cho nền kinh tế công nghiệp, đang phải hứng chịu một đòn giáng đau và nặng nề nhất. Châu lục này phải đối mặt với mối đe dọa suy thoái ngày càng tăng khi Điện Kremlin hạn chế dòng khí đốt tự nhiên. Giá khí đốt tại đây đã cao gấp 15 lần kể từ khi Nga có những động thái đầu tiên điều động binh sĩ tới sát biên giới nước này với Ukraine vào tháng 3/2021.

Adam Posen, Chủ tịch Viện Kinh tế Quốc tế Peterson và từng là nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng Trung ương Anh, dự báo: “Châu Âu đang đứng trước nhiều rủi ro và áp lực suy thoái hơn so với các nền kinh tế thu nhập cao còn lại”.

Tại một thời điểm nào đó trong tương lai, các nhà sử học có thể sẽ mô tả giai đoạn từ tháng 12/2022 đến tháng 4/2023 là “mùa Đông địa ngục”, đặc biệt đối với châu Âu. Đó là nhận định của Tiến sĩ Philip Verleger, nhà kinh tế học chuyên bình luận về thị trường năng lượng trong hơn 40 năm, từng phục vụ 2 đời tổng thống Mỹ. Theo ông Verleger, nguồn dự trữ năng lượng của châu Âu đã đến điểm giới hạn và không có công suất dự phòng nào tồn tại hiện nay trong lĩnh vực này.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Bước chân người lính tràn đầy niềm tin

Bước chân người lính tràn đầy niềm tin

Với chất lượng tuyển chọn cao, những thanh niên Hà Tĩnh đang thực hiện khát vọng và trách nhiệm với quê hương, đất nước, sẵn sàng cống hiến sức trẻ, trí tuệ, làm tròn trách nhiệm của công dân với Tổ quốc.
Tiếp bước cha anh, hát vang khúc quân hành…

Tiếp bước cha anh, hát vang khúc quân hành…

Tiếp bước cha anh, 1.568 người con ưu tú trên quê hương Hà Tĩnh đã nô nức lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Hành trang của những người lính trẻ mang theo là hình bóng quê hương thân yêu, những lời hứa danh dự với người ở lại, dòng máu cách mạng luôn sục sôi, sức trẻ đầy khát khao cống hiến và quyết tâm bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng…
Tổ quốc gọi thanh niên sẵn sàng

Tổ quốc gọi thanh niên sẵn sàng

Trong không khí trang trọng, các tân binh Hà Tĩnh bịn rịn chia tay gia đình, người thân, nhưng ánh mắt rạng ngời quyết tâm. Những cái ôm chặt, những lời dặn dò đầy yêu thương tiếp thêm động lực để họ vững bước lên đường, sẵn sàng cống hiến cho Tổ quốc.
Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ

Nâng mức hưởng các chế độ, chính sách cho dân quân tự vệ

Nghị định số 16/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ.
Thanh niên Hà Tĩnh háo hức chờ ngày lên đường tòng quân

Thanh niên Hà Tĩnh háo hức chờ ngày lên đường tòng quân

Ngày 14/2 tới, 1.300 công dân trúng tuyển nghĩa vụ quân sự ở 12 huyện, thị xã, thành phố trong toàn tỉnh sẽ lên đường làm nhiệm vụ. Qua nắm bắt, hầu hết công dân trúng tuyển đã cơ bản thu xếp xong việc riêng, háo hức chờ ngày lên đường trong tâm thế sẵn sàng.
Biên cương bình yên

Biên cương bình yên

Dưới sự bảo vệ của những người lính quân hàm xanh, biên cương Hà Tĩnh đón xuân Ất Tỵ 2025 trong đầm ấm, yên bình. Năm mới, khí thế mới, quân và dân vùng “phên dậu” tiếp tục đoàn kết, chung sức phát triển, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
Những người lính đón Tết giữa trùng khơi

Những người lính đón Tết giữa trùng khơi

Dù đón Tết giữa trùng khơi, song những người lính Hải đội 102 (đóng tại huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vẫn hạnh phúc, tự hào, sát cánh cùng nhau bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng.
Tết của lính cảnh sát biển ở Hà Tĩnh

Tết của lính cảnh sát biển ở Hà Tĩnh

Tết nơi đầu sóng của các cán bộ, chiến sỹ Hải đội 102 - Bộ Tư lệnh Vùng cảnh sát biển 1 (đóng tại xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dù có phần đơn sơ, giản dị nhưng lại tràn ngập niềm tự hào, chan chứa tình đồng đội, tình quân dân.