Mướt mắt những vườn rau bán trú của cô trò ở huyện miền núi Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) có 32 trường mầm non thì tất cả những trường học này đều có vườn rau với đủ các loại rau để phục vụ cho trẻ ăn bán trú.

Mướt mắt những vườn rau bán trú của cô trò ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Phong trào phát động thực hiện vườn rau cho trẻ bán trú ở các trường mầm non đã được ngành GD&ĐT Hương Sơn quan tâm thực hiện trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, để trở thành cao trào thì phải đến năm học 2019 - 2020. Với phương châm “tấc đất, tấc vàng”, “không cho đất nghỉ, bắt đất luôn thở”, đến nay, 100% các trường mầm non trên địa bàn này đều đã có vườn rau bán trú cho trẻ.

Mướt mắt những vườn rau bán trú của cô trò ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Vườn rau ở trường học đều được trồng và chăm sóc bởi bàn tay của các giáo viên và phụ huynh. Vườn rau bán trú cho trẻ ở các trường rất đa dạng với đầy đủ các loại rau từ bầu, bí, rau cải, mùng tơi, rau ngót, rau hẹ, mướp, cải bắp, đậu cove, cà chua, rau muống…

Mướt mắt những vườn rau bán trú của cô trò ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Để đảm bảo đủ nguồn rau các giáo viên đã trồng theo lối luân canh, xen canh, gối vụ. Ngoài trồng rau nhiều trường còn trông thêm cây ăn quả để tạo cảnh quan, phục vụ giảng dạy và tạo nguồn thực phẩm cho trẻ.

Mướt mắt những vườn rau bán trú của cô trò ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Nhiều trường mầm non ở huyện Hương Sơn đã có những mô hình vườn rau trở thành “điển hình” để các trường khác học tập như: Trường Mầm non Sơn Lễ, Trường Mầm non Sơn Bằng, Trường Mầm non Sơn Hòa, Trường Mầm non Sơn Lĩnh…

Mướt mắt những vườn rau bán trú của cô trò ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Đối với các trường có diện tích rộng, các vườn rau được quy hoạch rất bài bản theo từng thửa, từng ô; chia theo từng lớp… Các trường thiếu diện tích thì vườn rau được tận dụng theo phương châm “tấc đất, tấc vàng”.

Mướt mắt những vườn rau bán trú của cô trò ở huyện miền núi Hà Tĩnh

“Để duy trì vườn rau, hàng tuần nhà trường đều cắt cử giáo viên, phụ huynh tiến hành lao động và chăm sóc. Phân bón cho rau là phân chuồng do phụ huynh cung cấp. Công tác chăm sóc vườn rau được cắt cử luân phiên để vườn rau luôn luôn được duy trì”, cô Nguyễn Hồng Sa - Hiệu trưởng Trường Mầm non Sơn Bằng cho hay.

Mướt mắt những vườn rau bán trú của cô trò ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Mô hình “vườn rau bán trú” ở các trường đều nói không với thuốc bảo vệ thực vật, là điểm trải nghiệm lý thú cho các em

Đến nay, đã có 32/32 trường mầm non trên địa bàn làm vườn rau bán trú cho trẻ. Thực hiện phong trào mô hình “vườn rau bán trú” không chỉ để tạo nguồn thực phẩm sạch trong trường học mà còn tạo cảnh quan khuôn viên của trường. Đồng thời, mô hình vườn rau cũng là nơi để trẻ hoạt động “trải nghiệm sáng tạo” và phục vụ cho công tác dạy học của giáo viên.
Cô Hà Thị Bích Liên - Phó Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hương Sơn

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast