Núi Hồng - Sông La

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Phong thái năng động, đầy nhiệt thành, Phó Hiệu trưởng phụ trách khối tiểu học Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein (TP Hà Tĩnh), nữ cán bộ quản lý thế hệ 7X dường như trẻ hơn so với tuổi. Mạnh dạn, có nhiều sáng kiến, dám đổi mới, dám dấn thân làm những điều mới mẻ, khác biệt để nâng cao hiệu quả dạy học, cô Nguyễn Thị Toàn đã góp phần làm cho ngôi trường non trẻ ngoài công lập có được thành quả đáng tự hào.

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Cô Nguyễn Thị Toàn (SN 1973) quê ở xã Yên Lộc, nay là xã Khánh Vĩnh Yên, huyện Can Lộc. Trước khi được UBND thành phố Hà Tĩnh điều chuyển biệt phái đến Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein khi ngôi trường này vừa được thành lập (tháng 6/2018) nhằm hỗ trợ mô hình giáo dục ngoài công lập đi vào hoạt động quy củ, cô Toàn đã có 26 năm công tác trong môi trường giáo dục công lập. Cô từng đảm nhiệm việc dạy học tại các trường tiểu học: Gia Hanh, Khánh Lộc; là Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Võ Liêm Sơn (xã Thiên Lộc, Can Lộc); Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Linh (TP Hà Tĩnh).

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Cô Nguyễn Thị Toàn - Phó Hiệu trưởng phụ trách khối Tiểu học Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein.

Trong khoảng thời gian công tác ở các trường công lập, dù ở bất kỳ vị trí nào, cô đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, nhiều năm liền là giáo viên (GV) giỏi cấp tỉnh, chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Cô được tôn vinh Nhà giáo tiêu biểu Hà Tĩnh giai đoạn 2007-2012 và được UBND tỉnh tặng bằng khen…

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Ban Giám hiệu Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein cùng cán bộ Sở GD&ĐT Hà Tĩnh trong Đại hội CBCNVC trường năm học 2022-2023.

Tuy vậy, khi được giao nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng phụ trách khối tiểu học, Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein, một trong những ngôi trường ngoài công lập đầu tiên của Hà Tĩnh, với cô Toàn thực sự là bước chuyển mình đầy thử thách. “Công tác quản lý trường học là việc tôi đã “quen tay” hàng chục năm qua nhưng môi trường giáo dục ngoài công lập là điều còn rất mới mẻ với tôi và cả ngành giáo dục tỉnh nhà. Hiện thực hóa chiến lược phát triển mà Hội đồng quản trị nhà trường đề ra bằng giải pháp gì; cần phải sáng tạo, đổi mới như thế nào trong công tác quản lý để ngôi trường đứng vững và phát triển, tạo được bản sắc, thương hiệu chất lượng giáo dục… là những điều khiến tôi trăn trở. Tuy nhiên, áp lực đó là lý do thôi thúc tôi không ngừng nỗ lực, tự đặt ra những mục tiêu để bản thân cố gắng hoàn thành” - cô Toàn nhớ lại những ngày đầu về công tác ở Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein.

Cô Nguyễn Thị Toàn chia sẻ những khó khăn khi bước vào môi trường ngoài công lập

Để làm chủ được mô hình giáo dục mới, phát huy được sự cống hiến của đội ngũ GV hầu hết là thế hệ 9X, được đào tạo phương pháp giáo dục hiện đại và lối tư duy, suy nghĩ mới mẻ, cô Toàn đã dành 2 tháng đầu để “kiến tập”. Bên cạnh tập trung nghiên cứu, quan sát cách thức vận hành, cô không ngừng “tầm sư học đạo”, kết nối, gặp gỡ với các chuyên gia đã xây dựng mô hình trường tư thục trên cả nước để nghe tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm; đọc thêm tài liệu trên internet…

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Đổi mới phương pháp quản lý với cô Toàn chính là tự thay đổi bản thân để hòa đồng gần gũi với nhân viên. Trong ảnh: Cả nhóm thể hiện hành động quyết tâm thực hiện nhiệm vụ sau cuộc thảo luận chuyên môn.

Đặc biệt, cô không ngại hòa đồng, gần gũi với các GV trẻ để lắng nghe, trao đổi, tiếp thu chia sẻ của họ; xây dựng môi trường làm việc cởi mở, luôn tôn trọng cá tính và biết cách phát huy thế mạnh riêng của mỗi người. Để có được kiến thức toàn diện về môi trường giáo dục ngoài công lập, tháng 10/2018, cô tham quan và học hỏi tại một số trường điểm ở Hà Nội, như: Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm, An Pha, Ban Mai… Chỉ một thời gian ngắn sau đó, cô Toàn đã nhanh chóng làm chủ vai trò của mình.

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Cô Nguyễn Thị Toàn cùng các giáo viên khối Tiểu học Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein hội ý sau giờ thao giảng.

Cô Toàn cho biết: “Nhà trường xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm để bồi dưỡng giáo viên ở ngôi trường mới. Đó là nâng cao việc đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng sư phạm”. Theo đó, nhiều giải pháp, hoạt động được triển khai hiệu quả như: mời chuyên gia trong lĩnh vực bồi dưỡng cho đội ngũ GV; tổ chức các chuyến tham quan đến các mô hình trường tư thành công để GV học hỏi; tăng cường công tác dự giờ, xây dựng văn hóa dự giờ; tập huấn, mở các chuyên đề sinh hoạt chia sẻ về công tác chủ nhiệm, tạo diễn đàn kết nối phụ huynh với GV; tạo điều kiện để GV sáng tạo, tham gia các chương trình, cuộc thi trực tuyến; động viên, khuyến khích tham gia thi GV giỏi tỉnh…

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Một góc trường Albert Einstein.

Đến nay, sau hơn 4 năm (2018-2022) công tác ở môi trường giáo dục ngoài công lập, cô Nguyễn Thị Toàn đã cùng với tập thể Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein đưa ngôi trường còn non trẻ này trở thành điểm sáng trên “bản đồ giáo dục” Hà Tĩnh. Từ năm học đầu tiên (2018-2019), trường chỉ có 12 lớp với 286 học sinh thuộc 3 khối lớp bậc tiểu học, đến năm học 2022-2023 này, trường có 1.325 học sinh ở 10 khối lớp, từ lớp 1 đến lớp 10. Trong đó, năm học 2022-2023, khối tiểu học có 39 lớp với 980 học sinh.

Năm học 2021-2022, trường được Sở GD&ĐT tặng giấy khen về thành tích xuất sắc trong đổi mới phương pháp quản lý giáo dục.

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Với phương châm “ngôi trường của yêu thương và sáng tạo”, Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein xác định 8 tiêu chí giáo dục cốt lõi: tình yêu thương, sự sáng tạo, chính trực, tự tin, sự tôn trọng, tinh thần đồng đội, tự hào quốc gia và nuôi dưỡng đam mê. Để lãnh đạo bộ máy thực hành những tiêu chí đó, cô Nguyễn Thị Toàn trở thành nhà giáo truyền cảm hứng tích cực đến tập thể GV, học sinh và các phụ huynh.

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Giáo viên và học sinh Trường Albert Einstein trải nghiệm làm nông dân.

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà TĩnhCô Trần Thị Liên - Giáo viên Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein

Cô Trần Thị Liên (SN 1995, GV bậc tiểu học, Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein) cho biết: “Dù ở 2 thế hệ khác nhau, cô 7X còn chúng tôi hầu hết là 9X nhưng trong chuyên môn lẫn cuộc sống, cô Toàn đều mang lại cho tất cả GV sự gần gũi, ấm áp, tôn trọng và tin tưởng.

Bằng những kiến thức, kinh nghiệm sau hàng chục năm trong nghề và tình yêu, sự hết lòng với học sinh, cô không chỉ trao truyền cho chúng tôi nhiều kiến thức, kỹ năng ứng xử tình huống sư phạm mà còn truyền cảm hứng cho chúng tôi về sự say mê, nỗ lực và không ngừng sáng tạo. Đặc biệt, cô luôn đặt niềm tin vào GV trẻ, hỗ trợ chúng tôi phát triển và áp dụng công nghệ, những sáng kiến mới trong phương pháp tổ chức dạy học”.

Không chỉ GV, các phụ huynh có con đang theo học tại trường cũng nể phục và yêu mến cô Nguyễn Thị Toàn bởi tác phong làm việc gần gũi, cách kết nối để cha mẹ học sinh hiểu và đồng hành cùng nhà trường trong nuôi dạy con em mình.

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Dù là Phó Hiệu trưởng nhà trường nhưng tất cả học sinh trong trường đều luôn nhận được sự quan tâm của cô Toàn.

Anh Trần Thái Hoàng (phường Thạch Linh, TP Hà Tĩnh) cho biết: “Cô Toàn để lại ấn tượng sâu sắc về cách ứng xử sư phạm mẫu mực. Dù trường rất đông nhưng cô quan tâm tới từng học sinh, nắm bắt hoàn cảnh, tâm tư của từng cháu để từ đó có những sự động viên kịp thời, kết nối giữa gia đình và nhà trường tạo nên môi trường giáo dục đầy ắp yêu thương và chia sẻ”.

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Không chỉ quan tâm học sinh khi ở trường, cô Toàn còn có nhiều giải pháp kết nối mối liên hệ nhà trường - gia đình cùng giáo dục trẻ một cách toàn diện. 4 năm qua, cô Toàn đã tạo ra các diễn đàn, mô hình sinh hoạt để giúp phụ huynh hiểu hơn về con mình, từ đó có những cảm thông, định hướng đúng đắn giúp trẻ phát triển.

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Ngoài vai trò quản lý, cô Nguyễn Thị Toàn còn tham gia đứng lớp giảng dạy.

Mặc dù bận rộn với nhiệm vụ quản lý nhưng thời gian qua, cô Toàn vẫn đảm nhận việc dạy học. Bởi theo cô, đó là tình yêu nghề và cũng là cách để hiểu và chia sẻ với các GV trẻ đang trực tiếp đảm nhận công việc “trồng người” trong bối cảnh mới hiện nay. “Tôi nghĩ rằng, dù công hay tư, giáo dục cũng cần luôn phải có sự cởi mở, đổi mới, hướng đến mục đích cuối cùng là đào tạo thế hệ công dân tương lai cho đất nước có đầy đủ phẩm chất và tri thức thích ứng trong xã hội hiện đại. Để làm được điều đó, môi trường giáo dục cần phát huy tính dân chủ, các nhà quản lý cần phải luôn lắng nghe, chia sẻ và tôn trọng, đặt niềm tin vào GV, từ đó khơi dậy sức sáng tạo cống hiến, tạo ra một tập thể đoàn kết vì nhiệm vụ chung” - cô Toàn chia sẻ.

Nữ hiệu phó giàu sáng kiến ở ngôi trường ngoài công lập tại Hà Tĩnh

Ông Nguyễn Viết Hùng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường Phổ thông liên cấp Albert Einstein bày tỏ: “Cô Nguyễn Thị Toàn là người hội tụ đầy đủ tất cả yếu tố về chuyên môn và phẩm chất của một GV giỏi hết lòng vì học sinh, một cán bộ quản lý tâm huyết, sáng tạo. Là người luôn mạnh dạn, có nhiều sáng kiến, dám đổi mới, dám dấn thân làm những điều mới mẻ, khác biệt để nâng cao hiệu quả dạy học, cô đã góp phần quan trọng để trường có được thành quả đáng tự hào”.

Thiết kế: Công Ngọc

Chủ đề NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11

Đọc thêm

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Vốn cổ quê hương trong tình yêu của các ca sĩ trẻ

Không phải ngẫu nhiên mà Hà Tĩnh là quê hương của nhiều ca sĩ thành danh trong dòng nhạc dân gian. Nhiều giọng ca người Hà Tĩnh chia sẻ, từ nhỏ họ đã được nuôi dưỡng tình yêu với nghệ thuật truyền thống thông qua những câu hò, điệu ví. Chất dân ca cứ thế ngấm dần vào giọng nói, tiếng hát một cách tự nhiên như hơi thở.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh - “ngọc quý” của muôn đời

Trong kho tàng di sản văn hóa quý giá của miền quê xứ Nghệ, dân ca ví, giặm là những “hạt ngọc’’ lấp lánh. Bằng tâm hồn đẹp đẽ, phong phú, bằng tình yêu sâu sắc và mãnh liệt với di sản của cha ông, những thế hệ cư dân Nghệ An, Hà Tĩnh đã làm lung linh, tỏa sáng những viên ngọc quý ấy.
Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Xem nghệ nhân trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh

Tại các gian hàng trưng bày và trình diễn di sản văn hóa được UNESCO ghi danh trong khuôn khổ Festival “Về miền ví, giặm – Kết nối tinh hoa di sản” được tổ chức tại Hà Tĩnh, du khách sẽ có cơ hội khám phá những dấu ấn văn hóa của các vùng miền trong nước.
Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Cuốn biên niên sử của cộng đồng người Xứ Nghệ

Dân ca ví, giặm là một bộ phận chủ đạo trong kho tàng thơ ca trữ tình dân gian do cộng đồng người Việt ở 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo nên trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng.
Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Nơi tỏa sáng các di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam

Festival “Về miền ví, giặm - Kết nối tinh hoa di sản” năm 2024, tại Hà Tĩnh không chỉ là nơi trình diễn di sản xứ Nghệ mà còn là không gian để các di sản văn hóa phi vật thể từ mọi miền đất nước hội tụ tỏa sáng.
Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Tiếng búa ghi danh nâng tầm ví, giặm

Giây phút tiếng búa của Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản phi vật thể vang lên, ghi danh dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại 10 năm trước, vẫn còn đọng mãi trong tôi những cảm xúc dâng trào.
Yêu câu ví, giặm quê mình

Yêu câu ví, giặm quê mình

Trước ngày “khai hội” kỷ niệm 10 năm dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” (2014-2024), những người con quê hương Nghệ An - Hà Tĩnh đã mang câu ví, giặm ngọt ngào đến với muôn phương không khỏi bồi hồi, xao xuyến…
“Quả ngọt” mùa giá rét

“Quả ngọt” mùa giá rét

Khi không khí lạnh tràn về, những vườn quả đã ủ hương lên mật, ruộng nương, hạt tí tách nẩy mầm, cũng là lúc người nông dân Hà Tĩnh chộn rộn chờ đón những mùa đông ấm áp, đủ đầy.
Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Cô giáo say mê dân ca ví, giặm

Nhiều năm qua, cô Phan Thị Thùy Diễm (Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thành Mỹ, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) đã không ngừng truyền dạy làn điệu dân ca cho các thế hệ học sinh.