Sau gần 10 năm bỏ hoang, trại nuôi thực nghiệm và sản xuất giống thủy sản ở xã Xuân Phổ (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) trong tình trạng cỏ dại mọc um tùm, cơ sở hạ tầng đổ nát.
Nhờ áp dụng khoa học - kỹ thuật, chủ động phòng chống dịch bệnh, năm nay, người nuôi trồng ở Hà Tĩnh đã thu hoạch 5.800 tấn tôm thương phẩm, cho giá trị sản xuất 595 tỷ đồng.
Mô hình nuôi tôm thâm canh bằng công nghệ tuần hoàn nước do anh Lê Văn Sỹ (xã Kỳ Thư, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) làm chủ đạt sản lượng hơn 22 tấn, lợi nhuận trên 1 tỷ đồng.
Tín hiệu tích cực từ thị trường khi giá tôm được dự báo có xu hướng tăng từ nay đến đầu quý I/2024 được xem động lực giúp người nuôi tôm tại Hà Tĩnh hăng hái thả nuôi vụ tôm thu - đông.
Hà Tĩnh đang tiếp tục phát triển ngành nuôi tôm theo hình thức thâm canh công nghệ cao tại nhiều địa phương nhằm tận dụng lợi thế sẵn có, hướng đến phát triển bền vững.
Thời gian qua, nhiều người dân Hà Tĩnh đã mạnh dạn chuyển hướng, áp dụng nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích.
Giá tôm nguyên liệu tại Hà Tĩnh đang xuống thấp trong khi giá các mặt hàng vật tư, thuốc thủy sản tăng cao khiến người nuôi gặp không ít khó khăn, không mặn mà với vụ sản xuất tiếp theo.
Đầu tư công nghệ nuôi hiện đại đã góp phần giúp người nuôi tôm Hà Tĩnh giảm thiểu rủi ro do thời tiết diễn biến thất thường khi bước vào vụ thu - đông.
Giá tôm thương phẩm tại Hà Tĩnh hiện đang tăng cao so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên, người dân vẫn không mấy vui mừng vì thời tiết diễn biến thất thường, môi trường nuôi ảnh hưởng khiến sản lượng, năng suất vụ xuân hè 2022 sụt giảm.
Hà Tĩnh đang bước vào đợt nắng nóng gay gắt kéo dài với nền nhiệt cao. Nhằm bảo toàn các đối tượng nuôi trồng thủy sản, người dân tại nhiều địa phương đang tích cực dùng mọi biện pháp để vừa phòng chống nóng vừa kiểm soát dịch bệnh, giúp tôm sinh trưởng tốt.
Hình thức nuôi tôm quảng canh đang dần bộc lộ nhiều hạn chế trong kiểm soát dịch bệnh nên nhiều người dân Hà Tĩnh đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi sang nuôi bán thâm canh, thâm canh công nghệ cao để tăng năng suất, chất lượng...
Ngành chuyên môn và người nuôi trồng tại Hà Tĩnh đang tập trung lựa chọn nguồn giống chất lượng nhằm kiểm soát tốt dịch bệnh, tăng trưởng ổn định trong vụ tôm xuân hè 2022.
Giá tôm vụ xuân hè giảm trong khi giá chi phí đầu vào liên tục tăng cao nên nhiều người nuôi tôm Hà Tĩnh hiện chỉ dám đầu tư “cuốn chiếu”, thậm chí không ít hộ “bỏ hồ” ngay trước thềm vụ mới.
Đầu ra cho sản phẩm tôm nuôi vụ xuân hè năm nay tại Hà Tĩnh đã gặp nhiều khó khăn, giá bán xuống thấp làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi trồng, tiêu thụ của người nuôi.
Nước thải từ cơ sở nuôi tôm của ông Nguyễn Đức Thanh (SN 1952, trú tại phường Kim Giang, Thanh Xuân, Hà Nội) ở xã Thạch Hải (Thạch Hà, Hà Tĩnh) được xả trực tiếp ra biển có thông số sunfua vượt 1,28 lần tiêu chuẩn cho phép.
Với sự chuẩn bị chu đáo từ công tác cải tạo ao đầm, lựa chọn nguồn giống, đầu tư cơ sở hạ tầng… người nuôi tôm Hà Tĩnh đang khởi động vụ nuôi tôm xuân hè 2021 với hi vọng sẽ giành được nhiều thắng lợi.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ra quyết định xử phạt 392 triệu đồng đối với HTX Nuôi trồng thủy sản và Du lịch Bảo An Phú do xả nước thải có thông số vượt quy chuẩn cho phép ra môi trường.
Thời điểm hiện tại, người nuôi tôm tại Hà Tĩnh đang khẩn trương xử lý môi trường, cải tạo ao hồ sau trận lũ lịch sử để sớm khôi phục sản xuất, chuẩn bị thả giống vụ đông.
Kết quả sản xuất thủy sản 9 tháng đầu năm 2020 trên địa bàn Hà Tĩnh ổn định và có bước phát triển khá, với tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng đạt 43.267 tấn, tăng 6,99% so với cùng kỳ 2019.
Xác định nuôi tôm là một trong những hướng đi chủ lực trong phát triển nông nghiệp, Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh nuôi tôm thâm canh công nghệ cao tại nhiều địa phương.
Thời điểm này, người nuôi tôm Hà Tĩnh đang tất bật đầu tư cải tạo ao đầm, xuống giống theo đúng lịch thời vụ, tuân thủ các quy trình kỹ thuật... với tinh thần quyết tâm cao, kỳ vọng cho vụ tôm nuôi xuân hè thắng lợi.
Thời tiết hanh khô xen kẽ các đợt không khí lạnh với nhiệt độ môi trường nước xuống thấp là cơ hội phát sinh dịch bệnh trên tôm nuôi. Bởi vậy, người nuôi tôm Hà Tĩnh cần đảm bảo quy trình kỹ thuật chăm sóc phù hợp để tôm sinh trưởng, phát triển tốt.
Hơn một tuần nay, giá tôm bất ngờ tăng mạnh khiến cho người nuôi tôm vụ thu đông Hà Tĩnh rất phấn khởi. Nhiều vùng nuôi tôm đang tập trung chăm sóc chờ ngày thu hoạch.
Cách đây hai năm, UBND tỉnh đã “đon” được “đường đi” của nuôi tôm trên cát. Diện tích quy hoạch tổng thể nuôi tôm trên cát đến năm 2020 được rà soát, điều chỉnh từ 980 héc-ta xuống còn 694 héc-ta. Quy hoạch phù hợp với thực tiễn là điều kiện cần, nhưng để nuôi tôm trên cát phát triển bền vững, cần đáp ứng các điều kiện “đủ”.
Vì quá nôn nóng làm giàu, các chủ hồ nuôi tôm trên cát ở Hà Tĩnh đã lờ đi các điều kiện phải đảm bảo của tôm nuôi. Thực trạng này đã làm xuất hiện ngày càng nhiều những khu “đầm chết” vì ô nhiễm môi trường, dịch bệnh...
Mô hình nuôi tôm trên cát trong những năm qua đã mang lại lợi nhuận cao, góp phần làm thay đổi bộ mặt vùng bãi ngang Hà Tĩnh. Việc xuất hiện các tỷ phú nuôi tôm đã khiến nhiều người, từ doanh nghiệp xây dựng tới công chức nhà nước... cũng đổ xô đầu tư.
Đó là mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp Hà Tĩnh được đưa ra tại Hội thảo Ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp thông minh trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh diễn ra sáng nay (30/7).