Hà Tĩnh có gần 920 ha nuôi tôm thâm canh công nghệ cao

(Baohatinh.vn) - Xác định nuôi tôm là một trong những hướng đi chủ lực trong phát triển nông nghiệp, Hà Tĩnh tiếp tục đẩy mạnh nuôi tôm thâm canh công nghệ cao tại nhiều địa phương.

Theo Chi cục Nuôi trồng thủy sản Hà Tĩnh, đến thời điểm này, toàn tỉnh có gần 920 ha nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, góp phần tận dụng tiềm năng của địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích cho người dân.

Hà Tĩnh có gần 920 ha nuôi tôm thâm canh công nghệ cao

Nuôi tôm công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế cao trên đơn vị diện tích cho người dân.

Thời gian qua, Hà Tĩnh tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao trên cát, trong hệ thống bể tròn, nuôi an toàn sinh học theo quy trình VietGAP...

Với hình thức này, người nuôi có thể chủ động kiểm soát tốt môi trường, cung cấp dinh dưỡng theo quy trình chuẩn, tôm lớn nhanh, chống dịch bệnh tốt, cho năng suất vượt trội với trung bình: từ 10 - 20 tấn/ha/vụ trong ao đất; 20 - 30 tấn/ha/vụ trên cát hoặc trong bể tròn nổi, bể vuông.

Hà Tĩnh có gần 920 ha nuôi tôm thâm canh công nghệ cao

Nuôi tôm trong bể vuông cho năng suất cao và hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực từ thời tiết

Diện tích nuôi thâm canh công nghệ cao hiện đang tập trung ở các “vựa” tôm quy mô lớn của tỉnh là: Nghi Xuân, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Lộc Hà…

Nhiều doanh nghiệp, HTX nhờ đầu tư công nghệ đã liên tục phát triển và đem lại giá trị kinh tế cao trong sản xuất, tiêu biểu như: HTX Nuôi trồng thủy sản Xuân Thành, hộ nuôi tôm ông Bùi Tùng Phong (Nghi Xuân), HTX Nuôi trồng thuỷ sản Xuân Quý (Lộc Hà), HTX Nuôi trồng thủy sản Tiểu Láng (Kỳ Anh), Công ty Grobet (TX Kỳ Anh).

Hà Tĩnh có gần 920 ha nuôi tôm thâm canh công nghệ cao

Nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, an toàn sinh học vẫn là hướng đi phù hợp trong thời gian tới.

Thời gian tới, mô hình nuôi tôm thâm canh công nghệ cao, an toàn sinh học theo quy trình VietGAP vẫn là hướng đi phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao cho các vùng nuôi tôm của tỉnh. Vì thế, tỉnh cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng hạ tầng vùng nuôi để tạo điều kiện cho người dân phát triển sản xuất.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Mùa mật ong kém vui ở Vũ Quang

Thay vì rộn ràng thu hoạch những giọt mật đầu vụ như các năm trước, năm nay, người dân huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đang trải qua một mùa mật ong chính vụ kém vui.
Hà Tĩnh với chặng nước rút góp phần gỡ thẻ vàng IUU

Gỡ thẻ vàng IUU: Hà Tĩnh quyết liệt "chặng nước rút"

Đợt thanh tra lần thứ 5 của Ủy ban Châu Âu được xem là thời điểm quyết định để Việt Nam gỡ cảnh báo thẻ vàng IUU. Xác định rõ nhiệm vụ này, Hà Tĩnh đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong "chặng nước rút", đặc biệt tạo nên những thay đổi tích cực, nhất là trong nhận thức, trách nhiệm của ngư dân.
Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá – Nông dân đếm củ tính tiền

Tỏi tía Lộc Yên được mùa, được giá

Giống tỏi tía trồng ở Lộc Yên (Hương Khê, Hà Tĩnh) có vị cay đậm, nhiều tinh dầu nên rất được thị trường ưa chuộng. Vụ sản xuất năm nay, người trồng tỏi có thu nhập trung bình 15 - 20 triệu/sào.
Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Lúa thì con gái chờ ngày đơm bông

Giữa khúc giao mùa cuối xuân, đầu hạ, những cánh đồng lúa lại rạo rực vào thì con gái, chuẩn bị cho hành trình sinh trưởng mới giữa những mong ngóng, đợi chờ của người nông dân.