Hà Tĩnh phấn đấu tổng sản lượng thủy sản năm 2022 đạt hơn 53.300 tấn

(Baohatinh.vn) - Ngành NN&PTNT Hà Tĩnh sẽ tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để đưa tổng sản lượng thủy sản năm 2022 đạt 53.357 tấn.

Hà Tĩnh phấn đấu tổng sản lượng thủy sản năm 2022 đạt hơn 53.300 tấn

Ngư dân Hà Tĩnh bám biển, vươn khơi mang về nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế, góp phần phát triển các ngành dịch vụ đi kèm tại địa phương.

Theo Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh (Sở NN&PTNT), năm 2022, toàn ngành phấn đấu tổng sản lượng thủy sản đạt trên 53.357 tấn, trong đó: khai thác thủy sản đạt 37.000 tấn (sản lượng khai thác biển 33.000 tấn, khai thác nội địa 4.000 tấn); nuôi trồng thủy sản đạt 16.357 tấn (nuôi thuỷ sản nước ngọt 6.836 tấn, nuôi thuỷ sản mặn lợ 9.521 tấn).

Để thực hiện đạt kế hoạch đề ra, Chi cục Thủy sản Hà Tĩnh đã đặt ra các giải pháp đồng bộ, quyết liệt nhằm thực hiện mục tiêu đề ra.

Đối với hoạt động khai thác thủy sản, Chi cục sẽ phối hợp với các địa phương và lực lượng chức năng tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản; các chính sách, quy định pháp luật về sản xuất thủy sản; bám sát cơ sở, thường xuyên theo dõi diễn biến ngư trường để tham mưu, chỉ đạo các địa phương hướng dẫn cho ngư dân tổ chức khai thác có hiệu quả.

Hà Tĩnh phấn đấu tổng sản lượng thủy sản năm 2022 đạt hơn 53.300 tấn

Ngành chức năng tăng cường xử phạt hoạt động khai thác hải sản trái phép trên vùng biển Hà Tĩnh.

Tiếp tục quy hoạch đội tàu cá phù hợp với từng loại nghề, từng vùng biển theo hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản; tập trung triển khai Luật Thủy sản 2017 và các nghị định, thông tư hướng dẫn có liên quan về triển khai các giải pháp phòng chống khai thác thủy sản bất hợp pháp IUU.

Trên lĩnh vực nuôi trồng, các địa phương chủ động phát triển nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao; đưa các đối tượng thủy sản có giá trị kinh tế vào sản xuất; chú trọng liên kết với các doanh nghiệp, hợp tác xã theo chuỗi giá trị nhằm khai thác hiệu quả diện tích đất, mặt nước, tăng năng suất trên đơn vị diện tích.

Hà Tĩnh phấn đấu tổng sản lượng thủy sản năm 2022 đạt hơn 53.300 tấn

Phát triển nuôi tôm thâm canh, công nghệ cao là hướng đi bền vững cho ngành nuôi trồng tại Hà Tĩnh.

Ngành chuyên môn có trách nhiệm tăng cường quản lý nguồn giống đảm bảo chất lượng; phối hợp với Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản Miền Bắc - Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I thực hiện công tác khảo sát tình hình nuôi, quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho các vùng nuôi tôm trên cát, các vùng nuôi tập trung bãi triều, cửa sông... để khuyến cáo người nuôi thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, xử lý môi trường và dịch bệnh theo quy trình.

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Bình luận

Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Lúa hữu cơ thắng lớn trên đồng ruộng Kỳ Anh

Vụ xuân năm nay, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) giành thắng lợi trên diện tích 52,5ha lúa hữu cơ với sản lượng đạt trên 260 tấn, tổng giá trị đạt trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả này tạo tiền đề để địa phương tiếp tục mở rộng diện tích.
Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Thiếu nguyên liệu sản xuất cho sản phẩm OCOP

Muốn có nguyên liệu phục vụ sản xuất, chủ sản phẩm OCOP ở Hà Tĩnh phải huy động nhân viên đến tận vườn hộ để thu hoạch nhưng nhiều thời điểm cũng không có nguyên liệu.
Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Ngậm ngùi nhìn thóc lép ở Xuân Viên

Hàng trăm hộ dân xã Xuân Viên (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ngậm ngùi vì lúa vụ xuân năm nay hạt lép nhiều, năng suất sụt giảm, chỉ đạt bình quân chưa đến 1,5 tạ/sào.
"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

"Nước lũ lên nhanh quá, chúng tôi trở tay không kịp"

Nhận thấy có mưa lớn kéo dài, người dân ở Hà Tĩnh đã chủ động kê lúa gạo, đồ đạc, xe cộ lên cao nhưng nước lũ lên nhanh khiến nông sản, gia súc, gia cầm ngâm trong nước, thiệt hại lớn về tài sản.
Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Mục sở thị quy trình nuôi tằm trong phòng điều hòa

Vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX Mật ong Cường Nga (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã làm chủ kỹ thuật nuôi tằm và xây dựng được chuỗi liên kết tiêu thụ ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế hiệu quả cho người dân.
Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Nông dân Cẩm Xuyên trồng sả tía cho thu nhập cao

Phát huy tiềm năng kinh tế vùng bán sơn địa, xã Cẩm Thịnh, huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đã tập trung phát triển mô hình trồng sả tía trên đất vườn đồi. Từ một vài hộ trồng thí điểm ban đầu đến nay, toàn xã đã có hơn 30ha trồng sả tía, đưa lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân địa phương.
Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Nguy cơ thiếu nước cục bộ: Áp lực lớn cho sản xuất hè thu tại Hà Tĩnh

Hiện đang là cao điểm thu hoạch lúa vụ xuân nhưng lịch sản xuất vụ hè thu cũng đã cận kề. Trong điều kiện nhiều công trình thủy lợi vừa và nhỏ, hệ thống kênh tưới bị xuống cấp, tạo ra áp lực cho tiến độ, diện tích và năng suất vụ sản xuất hè thu tại một số địa phương.