Phát hiện căn cứ quân đội rộng 3.500 m2 thời La Mã

Các chuyên gia phát hiện tàn tích căn cứ bị vùi sâu khoảng một mét dưới lòng đất, bên trong có nhiều phòng và 120 đồng bạc bị đánh rơi.

Phát hiện căn cứ quân đội rộng 3.500 m<sup>2</sup> thời La Mã

Căn cứ quân đội La Mã rộng 3.500 m2 tại Serbia. Ảnh: Reuters.

Các nhà khảo cổ khai quật tàn tích của một căn cứ quân đội La Mã tại cánh đồng ngô gần một mỏ than, phía đông Belgrade, Serbia, Reuters hôm 27/11 đưa tin. Họ tìm được căn cứ trong một cuộc khảo sát vào mùa xuân. Công trình này có diện tích 3.500 m2, thuộc về quân đoàn VII Claudia.

Giới khoa học đã phát hiện hơn 100 căn cứ quân đội trên lãnh thổ của đế quốc La Mã, hầu hết bị chôn vùi dưới những thành phố hiện đại, nhà khảo cổ Miomir Korac cho biết. “Một số ít căn cứ đã được khám phá hoàn toàn. Do đó, chúng tôi có thể nói rằng công trình mới phát hiện rất độc đáo vì chưa từng bị phá hoại”, Korac nói. Vị trí ở vùng nông thôn cũng là một điểm đặc biệt của căn cứ này.

Tàn tích căn cứ nằm ở độ sâu khoảng một mét, có 40 phòng với tường bao quanh, kho bạc, điện thờ, các bãi tập trung quân lính và một đài phun nước. Đến nay các nhà khảo cổ mới chỉ khám phá được 1/4 diện tích này. Công tác khai quật dự kiến tiếp diễn vào mùa xuân tới.

Bên trong một căn phòng, nhóm nghiên cứu tìm thấy 120 đồng bạc, nhiều khả năng bị thất lạc khi xảy ra tình huống khẩn cấp như một cuộc xâm lăng hoặc thảm họa tự nhiên, theo trưởng nhóm khảo cổ Nemanja Mrdjic. “Các đồng xu nằm rải rác từ góc phòng đến cửa ra vào. Điều này thể hiện chúng bị rơi ra khi ai đó bỏ chạy”, Mrdjic nhận định.

Quân đoàn VII Claudia hoạt động từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 5. Căn cứ của quân đoàn này nằm tách khỏi phần còn lại của Viminacium, thủ phủ tỉnh Moesia thời La Mã (nay thuộc Serbia). Công cuộc khai quật Viminacium bắt đầu từ năm 1882. Đến nay, giới chuyên gia đã tìm thấy một tàu La Mã, các miếng đá lát phủ vàng, các bức điêu khắc bằng ngọc bích, tranh khảm đá, bích họa, 14.000 lăng mộ và xương của ba con voi ma mút. Họ ước tính mới chỉ khám phá được 4% Viminacium, nơi có diện tích lớn hơn Công viên Trung tâm tại New York.

Theo Thu Thảo/VNE (Reuters )

Chủ đề Đời sống văn hóa

Đọc thêm

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

Hành trình từ ý tưởng đến khoảnh khắc vinh danh của những chủ nhân Giải thưởng VinFuture 2024

4 công trình đến từ 10 nhà khoa học trên thế giới đã vượt qua gần 1.500 đề cử từ hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhận giải thưởng VinFuture 2024 trị giá 4,5 triệu USD. Nhiều công trình, từ ý tưởng đến giải thưởng danh giá là quãng thời gian gần cả đời người với hành trình kiên trì vượt qua thử thách, định kiến và cả những thất bại để tận hiến cho khoa học và sự tiến bộ nhân loại.
Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.