Phát hiện chiến dịch phát tán mã độc GandCrab 5.2 vào Việt Nam qua email giả mạo Bộ Công an

Trung tâm VNCERT phát hiện đang có chiến dịch phát tán mã độc tống tiền GandCrab 5.2 vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, GandCrab 5.2 được phát tán qua email giả mạo Bộ Công an Việt Nam với tiêu đề “Goi trong Cong an Nhan dan Viet Nam”.

Phát hiện chiến dịch phát tán mã độc GandCrab 5.2 vào Việt Nam qua email giả mạo Bộ Công an

Theo VNCERT, mã độc tống tiền GandCrab 5.2 rất nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và mã hóa toàn bộ dữ liệu trên máy bị nhiễm (Ảnh minh họa: Internet)

Trong công văn gửi các đơn vị thành viên Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia hôm nay, ngày 15/3/2019, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) cho biết, GandCrab 5.2 là phiên bản mới trong họ mã độc tống tiền GandCrab lan rộng trên toàn cầu trong hơn một năm qua.

Đầu tháng 4/2018, VNCERT từng phát lệnh điều phối yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp ngăn chặn kết nối máy chủ điều khiển mã độc GandCrab (phiên bản 1.0 và 2.0) và hiện nay cũng đã hỗ trợ giải mã GandCrab phiên bản 5.1 trở về trước.

Ông Nguyễn Khắc Lịch, Phó Giám đốc Trung tâm VNCERT cho biết, qua theo dõi không gian mạng, Trung tâm VNCERT phát hiện từ giữa tháng 3/2019 đến nay đang có chiến dịch phát tán Mã độc tống tiền GandCrab 5.2 vào Việt Nam và các nước Đông Nam Á.

Tại Việt Nam, GandCrab 5.2 được phát tán thông qua thư điện tử giả mạo Bộ Công an Việt Nam với tiêu đề “Goi trong Cong an Nhan dan Viet Nam”, có đính kèm tệp “documents.rar”.

Khi người dùng giải nén và mở tệp tin đính kèm, mã độc sẽ được kích hoạt và toàn bộ dữ liệu người dùng bị mã hóa, đồng thời sinh ra môt tệp nhằm yêu cầu và hướng dẫn người dùng trả tiền chuộc từ 400 USD - 1.000 USD bằng cách thanh toán qua đồng tiền điện tử để giải mã dữ liệu.

Phát hiện chiến dịch phát tán mã độc GandCrab 5.2 vào Việt Nam qua email giả mạo Bộ Công an

Hình ảnh tệp tin chứa mã độc tống tiền GandCrab 5.2 được phát tán qua thư điện tử giả mạo Bộ Công an Việt Nam (Ảnh VNCERT cung cấp)

Với vai trò là Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng, trong lệnh điều phối ứng cứu hỏa tốc mới phát ra, Trung tâm VNCERT yêu cầu Lãnh đạo các đơn vị thành viên Mạng lưới chỉ đạo các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện khẩn cấp các việc sau để phòng ngừa, ngăn chặn việc tấn công của mã độc GandCrab 5.2 vào Việt Nam.

Cụ thể, các đơn vị được yêu cầu phải theo dõi, ngăn chặn kết nối đến các máy chủ máy chủ điều khiển mã độc tống tiền GandCrab và cập nhật vào các hệ thống bảo vệ như: IDS/IPS, Firewall… theo các thông tin nhận dạng:

Phát hiện chiến dịch phát tán mã độc GandCrab 5.2 vào Việt Nam qua email giả mạo Bộ Công an

Danh sách các máy chủ điều khiển mã độc tống tiền GandCrab 5.0 và danh sách mã băm mà VNCERT yêu cầu các đơn vị thành viên mạng lưới ứng cứu sự cố quốc gia phải theo dõi và ngăn chặn kết nối.

VNCERT cũng yêu cầu rõ, trường hợp phát hiện cần nhanh chóng cô lập vùng/máy đã phát hiện.

Cùng với đó, các cơ quan, đơn vị cũng cần thông báo người sử dụng nâng cao cảnh giác, không mở và click vào các liên kết cũng như các tập tin đính kèm trong email có chứa các tập tin dạng .doc, .pdf, .zip, rar… được gửi từ người lạ hoặc nếu email được gửi từ người quen nhưng cách đặt tiêu đề hoặc ngôn ngữ khác thường; đồng thời thông báo cho bộ phận chuyên trách quản trị hệ thống hoặc đảm bảo an toàn thông tin khi gặp nghi ngờ.

Phó Giám đốc VNCERT Nguyễn Khắc Lịch một lần nữa nhấn mạnh: "Mã độc tống tiền GandCrab rất nguy hiểm, có thể đánh cắp thông tin và mã hóa toàn bộ dữ liệu trên máy bị nhiễm. Tin tặc khai thác và tấn công sẽ gây lên nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Do đó, Lãnh đạo các đơn vị cần nghiêm túc thực hiện lệnh điều phối".

Theo ictnews

Đọc thêm

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Cách tắt đã xem từng người trên Messenger

Bạn có muốn đọc tin nhắn trên Messenger mà không cho người khác biết mình đã xem hay không? Hãy cùng khám phá tính năng mới cho phép tắt đã xem cho từng cuộc trò chuyện riêng biệt.
5 cách đăng video TikTok không bị mờ

5 cách đăng video TikTok không bị mờ

Đăng tải video TikTok chất lượng cao, không bị mờ là mong muốn của nhiều người dùng để thu hút lượt xem và tương tác tốt hơn. Tuy nhiên, để video luôn sắc nét, bạn cần nắm rõ một số cài đặt và mẹo tối ưu chất lượng khi tải lên.
Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Cách kiểm tra Facebook đã xác thực chưa

Từ 25/12/2024, tài khoản mạng xã hội phải được định danh để đảm bảo an toàn và minh bạch. Để tránh gián đoạn sử dụng, hãy cùng tìm hiểu cách kiểm tra tài khoản Facebook đã xác thực hay chưa cực đơn giản.
Không vào được Google Photos phải làm sao?

Không vào được Google Photos phải làm sao?

Google Photos giúp bạn dễ dàng truy cập và bảo vệ những kỷ niệm quý giá. Tuy nhiên, đôi khi ứng dụng gặp lỗi không vào được, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng.
Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Khắc phục eSIM bị lỗi khi sử dụng

Trong quá trình sử dụng, eSIM đôi khi gặp phải các lỗi như không kết nối được mạng, không kích hoạt được hoặc bị mất tín hiệu, gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng.
8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

8 vật cản sóng Wifi ở nhà bạn khiến mạng như rùa bò

Wifi bị chậm, hoặc là cứ đi đến góc nào đó trong nhà là Wifi lại bị chậm chờn, khiến các kết nối với điện thoại gặp trục trặc. Việc đó bao gồm nhiều yếu tố, có thể do bạn cách quá xa Modem Wifi ở nhà, hoặc do nhà mạng không ổn định.
Cách sử dụng Meta AI trên điện thoại và máy tính siêu đơn giản

Cách sử dụng Meta AI trên điện thoại và máy tính siêu đơn giản

Meta AI, một trong những nền tảng trí tuệ nhân tạo tiên tiến nhất, đã thu hút sự chú ý của người dùng toàn cầu ngay từ khi ra mắt. Tuy nhiên, giờ đây, người dùng tại Việt Nam mới có cơ hội trải nghiệm miễn phí những tính năng mạnh mẽ mà Meta AI mang lại.
Cách sử dụng máy chiếu an toàn

Cách sử dụng máy chiếu an toàn

Hiện nay, nhiều gia đình lựa chọn máy chiếu để phục vụ các mục đích giải trí thay cho tivi. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn lo lắng việc xem máy chiếu có hại mắt không.