Phát hiện hành tinh màu hồng

Hành tinh ngoài hệ Mặt Trời này hình thành 160 triệu năm trước. Đặc biệt hơn, nó lại có màu hồng.

Những năm gần đây, với sự tiến bộ của các phương thức tìm kiếm mới, nhiều hành tinh ngoài hệ Mặt Trời đã được khám phá, trong đó có GJ 504b.

GJ 504b là hành tinh khí khổng lồ. Theo NASA , nó có kích thước gần bằng Mộc tinh nhưng nặng hơn 4 lần. Tuy nhiên, đây vẫn là hành tinh có khối lượng thấp nhất quay xung quanh ngôi sao chủ tương tự Mặt Trời. Màu hồng đậm của GJ 504b chỉ mới được hình thành gần đây.

Trong thời kỳ hình thành, các hành tinh sẽ hút bất cứ vật chất nào có ở xung quanh. Do đó, chúng thường rất nóng và vẫn duy trì nhiệt độ cao một khoảng thời gian sau đó. Có thể mất hàng triệu năm để chúng nguội đi.

Phát hiện hành tinh màu hồng

Dù dẹp nhưng hành tinh màu hồng này không phải là nơi con người có thể sống. Ảnh: NASA .

GJ 504b chỉ mới hình thành cách đây 160 triệu năm, vẫn còn khá nóng, cùng nhiệt độ cao đã khiến ánh sáng tỏa ra từ nó có màu hồng. NASA miêu tả màu sắc đó như “bông hoa anh đào sẫm màu”.

GJ 504b có nhiệt độ hiệu dụng khoảng 237 độ C. Nó quay quanh ngôi sao loại G0 là GJ 504, nóng hơn một chút so với Mặt Trời và có thể nhìn thấy lờ mờ bằng mắt thường trong chòm sao Xử Nữ. Ngôi sao nằm cách chúng ta 57 năm ánh sáng. Các nhà nghiên cứu ước tính hệ sao này khoảng 160 triệu năm tuổi, dựa trên màu sắc và chu kỳ quay của nó.

Chỉ cách 57 năm ánh sáng, hệ sao này tương đối gần với chúng ta. Tuy nhiên, vẫn còn rất lâu để có thể khám phá nơi này ngay cả với công nghệ tiên tiến nhất.

Các nhà khoa học ngày càng phát hiện thêm nhiều hành tinh ngoại (hành tinh ngoài hệ Mặt Trời) khác, khiến bức tranh về thiên hà chúng ta và vũ trụ nói chung dần rõ ràng hơn.

Tìm hiểu về sự biến đổi đáng kinh ngạc của các hành tinh, điều kiện và cách chúng hình thành có thể cho chúng ta biết thêm về cách hệ Mặt Trời hình thành. Thậm chí, chúng còn cung cấp manh mối về những điều kiện phù hợp nhất sinh ra sự sống.

GJ 504b không phải là nơi để con người sinh sống. Những hành tinh khí khổng lồ không phù hợp với dạng sống của con người. Tuy nhiên, thật thú vị khi ở ngoài kia tồn tại một hành tinh to tròn như quả bóng bay khổng lồ màu hồng.

Theo Zing

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.