Phát hiện thiên hà giống Dải Ngân hà cách đây hơn 12 tỷ năm ánh sáng

Một thiên hà cách đây 12 tỷ năm ánh sáng có các đặc điểm tương đồng với Dải Ngân hà khiến các nhà khoa học “nghĩ lại” về cách thức tiến hóa của thiên hà.

Các nhà thiên văn học đã sử dụng kính thiên văn ALMA được đặt tại Chile để phát hiện ra một thiên hà nằm cách Dải Ngân hà của chúng ta 12 tỷ năm ánh sáng.

Điều đó tức là ánh sáng từ thiên hà này đã đi một quãng đường hơn 12 tỷ năm ánh sáng để đến chỗ chúng ta. Do vậy, những gì chúng ta nhìn thấy ở thiên hà này cũng giống như những gì chúng ta nhìn thấy khi vụ trụ chỉ khoảng 1,4 tỷ năm tuổi.

Phát hiện thiên hà giống Dải Ngân hà cách đây hơn 12 tỷ năm ánh sáng

Thiên hà cách đây hơn 12 tỷ năm ánh sáng có các đặc điểm tương đồng với Dải Ngân hà. Ảnh: CNN

Hình ảnh thiên hà từ kính thiên văn và nghiên cứu đi kèm đã được công bố hôm 12/8 trên tạp chí Nature.

Trong những năm đầu vũ trụ hình thành, các thiên hà thường không ổn định khi chúng mới ra đời và thiếu cấu trúc giống với các thiên hà lâu đời hơn, chẳng hạn như Dải Ngân hà.

Tuy nhiên, hình ảnh của thiên hà này đã thách thức lý thuyết trên và thay đổi cách các nhà thiên văn học hiểu về sự hình thành của thiên hà vào thời kỳ sơ khai của vũ trụ. Thiên hà có tên là SPT0418-47 trên có 2 đặc trưng giống với thiên hà của chúng ta, đó là cấu trúc dạng đĩa cũng như bao gồm tập hợp các ngôi sao quay quanh trung tâm thiên hà.

“Bất ngờ lớn ở đây là việc phát hiện ra rằng thiên hà này thực sự khá giống với các thiên hà xung quanh chúng ta, trái với các dự đoán từ những mô hình và quan sát ít chi tiết hơn trước đó”, Filippo Fraternali, tác giả nghiên cứu trên và là giáo sư tại Viện Thiên văn học Kapteyn thuộc Đại học Groningen tại Hà Lan cho hay.

“SPT0418-47 là thiên hà dạng đĩa có tổ chức nhất từng quan sát được vào thời kỳ sơ khai của vũ trụ. Kết quả này khá bất ngờ và hàm chứa những nội dung quan trọng về cách thức chúng ta suy nghĩ về sự tiến hóa của thiên hà”, Simona Vegetti, đồng tác giả nghiên cứu và là Trưởng nhóm Nghiên cứu Max Planck thuộc Viện Vật lý Thiên văn Max Planck cho hay.

Qua thời gian, các thiên hà có thể tiến hóa khác với cấu trúc ban đầu của chúng, chẳng hạn như Dải Ngân hà là thiên hà dạng xoắn nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng thiên hà này đã trở thành thiên hà elip.

Việc tiến hành thêm các quan sát qua hệ thống kính thiên văn hiện đại hơn có lẽ sẽ giúp các nhà thiên văn học phát hiện được những thiên hà được tổ chức trật tự này có những điểm chung gì sau vụ nổ Big Bang.

Theo VOV

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.