Phát hiện mới liên quan việc xây dựng các kim tự tháp Ai Cập cổ đại

Các nhà khoa học đã phát hiện dấu vết một nhánh sông Nile cổ xưa hiện đã khô giúp giải thích cho việc có rất nhiều kim tự tháp được xây dựng tại dải sa mạc ngày nay nằm ở thung lũng sông Nile.

Kim tự tháp Khafre tại Giza, Cairo, Ai Cập. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Kim tự tháp Khafre tại Giza, Cairo, Ai Cập. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Các nhà khoa học đã phát hiện dấu vết một nhánh sông Nile cổ xưa, hiện đã khô, chảy dọc theo khoảng 30 kim tự tháp của Ai Cập cổ đại, bao gồm cả quần thể kim tự tháp Giza nổi tiếng.

Nhánh sông này có thể đã được dùng để vận chuyển vật liệu cho những công trình hoành tráng này hơn 4.000 năm trước đây.

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Communications Earth & Environment, nhánh sông dài 64 km này được gọi là Ahramat (“kim tự tháp” trong tiếng Arab), đã bị chôn vùi từ lâu dưới lớp đất nông nghiệp và cát sa mạc.

Sự tồn tại của nhánh sông này có thể giải thích cho việc có rất nhiều kim tự tháp được xây dựng tại dải sa mạc ngày nay nằm ở phía Tây thung lũng sông Nile, gần thủ đô Memphis của Ai Cập cổ đại.

Khu vực rộng lớn nói trên kéo dài từ các kim tự tháp Licht ở phía Nam đến quần thể kim tự tháp Giza nổi tiếng ở phía Bắc, nơi tọa lạc của các kim tự tháp Khufu, Khafre và Menkaure. Tổng cộng có 31 kim tự tháp được xây dựng từ thời Cổ và Trung Vương quốc, có niên đại khoảng 4.700 đến 3.700 năm trước đây.

Các chuyên gia về Ai Cập cổ đại cho rằng người dân thời kỳ này đã sử dụng tuyến đường thủy gần đó để xây dựng những khu phức hợp khổng lồ như vậy, cách dòng chảy chính của sông Nile vài km.

Tuy nhiên, theo bà Eman Ghoneim thuộc Đại học Bắc Carolina ở Wilmington (Mỹ) - tác giả chính của công trình nghiên cứu nêu trên, hiện chưa có ai khẳng định chắc chắn về vị trí, hình dạng và kích thước của tuyến đường thủy "khổng lồ" này.

Để lập bản đồ, nhóm nghiên cứu của bà Ghoneim đã sử dụng hình ảnh vệ tinh radar. Chuyên gia này giải thích rằng khác với ảnh chụp từ trên không hoặc cảm biến vệ tinh quang học chỉ cung cấp hình ảnh bề mặt của đất, cảm biến radar có khả năng loại bỏ lớp cát để lộ ra các cấu trúc cổ xưa hoặc những dòng sông bị chôn vùi.

Các phân tích thực địa, bao gồm cả việc lấy lõi đất sâu, đã xác nhận dữ liệu vệ tinh và phát lộ con sông bí ẩn chảy dài hơn 64km, chiều rộng từ 200-700m, tương đương dòng chảy hiện tại của sông Nile.

Mực nước sông Nile khi đó cao hơn nhiều so với ngày nay và sông có nhiều nhánh chảy qua vùng đồng bằng bị ngập lụt, dấu vết rất khó tìm vì cảnh quan đã biến đổi do việc Ai Cập xây dựng đập Aswan vào những năm 1960.

Các kim tự tháp nằm cách bờ của nhánh Ahramat trung bình chỉ khoảng 1km, được xây dựng ở những khu vực nhô lên khỏi vùng ngập nước. Các kim tự tháp ở Giza thậm chí còn nằm trên một cao nguyên.

Bà Ghoneim cho biết thêm: “Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhiều kim tự tháp có lối đi được nâng cao dẫn đến các ngôi đền thấp hơn trong thung lũng, đóng vai trò là cảng sông. Tất cả bằng chứng đều cho thấy nhánh Ahramat đóng vai trò như một tuyến vận chuyển một số lượng lớn vật liệu và nhân công cần thiết cho việc xây dựng các kim tự tháp”./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

'Săn' mai anh đào nở sớm

'Săn' mai anh đào nở sớm

Thời điểm này, trên khắp các diễn đàn mạng xã hội, người dân và du khách đã bày tỏ sự vui mừng khi hoa mai anh đào đã bắt đầu nở rộ tại khắp các vùng ngoại ô TP Đà Lạt.
Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Kịch bản 'Táo quân 2025' bị lộ?

Theo bảng phân vai "Táo quân 2025" được NSƯT Chí Trung đăng tải, buổi chầu năm nay của các Táo sẽ thay bằng hình thức cuộc thi.
Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Podcast truyện ngắn: Hơi ấm đêm xuân

Tim tôi như đứng lặng trong lồng ngực. Cớ gì mọi thứ lại trùng hợp đến vậy. Tôi khẽ nhìn khuôn mặt anh Ba qua kính chiếu hậu, thấy anh hiền, chân chất, lương thiện, nhân hậu như má, như ba...
VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

VTV tung những hình ảnh đầu tiên về 'Táo quân 2025'

Mới đây, chương trình "VTV Kết nối" đã thực hiện phóng sự đột nhập phòng tập "Táo quân" lúc nửa đêm. Các nghệ sĩ Chí Trung, Quang Thắng, Vân Dung... cũng có những chia sẻ đầu tiên về chương trình.
Podcast tản văn: Mùi của tết

Podcast tản văn: Mùi của tết

Những ngày cuối đông, tiết trời hao hao rét. Giữa khung cảnh ngược xuôi tấp nập của phố phường, ta thoảng nghe trong gió lạnh một mùi vị rất quen thuộc...
Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Dân ca Quan họ Bắc Ninh lời cổ: Vui bốn mùa

Tiết mục Vui bốn mùa (dân ca quan họ Bắc Ninh lời cổ), phối khí: NSƯT Quang Hưng, biên đạo: NSƯT Khánh Toàn, do Đoàn nghệ thuật tỉnh Bắc Ninh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Podcast truyện ngắn: Hoa muộn

Bên trong vẫn ồn ào náo nhiệt, ngoài này tĩnh lặng bất thường. Chú nắm tay Thụy, ấm áp và yêu thương. Đêm bỗng nở hoa. Muộn mằn nhưng nồng nàn...
Podcast: Bức họa tháng Chạp

Podcast: Bức họa tháng Chạp

Thế là tháng Chạp đã trở về trong sự dùng dằng của đất trời buổi cuối đông. Lòng người vào Chạp cũng trở nên khác lạ với những hối hả để gói ghém lại một năm dài, với những chậm rãi, níu kéo trong sự ươm ủ đón chờ năm mới…
Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Podcast truyện ngắn: Chiếc khăn xanh

Tôi không biết điều kỳ diệu nào đã giữ bà tôi gắng gượng ở lại đón cái Tết cuối cùng với gia đình năm đó. Nhưng mãi về sau này, trên những hành trình xuôi ngược, tôi luôn giữ bên mình chiếc khăn len màu xanh bà trao cho tôi ngày ấy...