Phát hiện mới về biến thể lai Deltacron và hiệu quả phòng ngừa của vaccine

Một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có tên gọi “Deltacron” đã được phát hiện ở châu Âu và Mỹ trong thời gian gần đây. Deltacron là biến thể lai giữa Delta và Omicron, được giới khoa học gọi là virus tái tổ hợp AY.4/BA.1. Mạng tin kỹ thuật số nj.com ngày 14/3 đã đăng tải một số thông tin tổng hợp cho đến nay về biến thể lai này.

Phát hiện mới về biến thể lai Deltacron và hiệu quả phòng ngừa của vaccine

Hình ảnh virus SARS-CoV-2 do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Deltacron được phát hiện với số lượng nhỏ tại các nước châu Âu như Pháp, Đan Mạch, Đức và Hà Lan. Trong khi đó, tờ The New York Times đưa tin Mỹ mới đây cũng đã ghi nhận 2 trường hợp nhiễm Deltacron.

Các nhà khoa học cho biết biến thể này “cực kỳ hiếm” và không phải là “biến thể đáng quan ngại” (VOC) theo phân loại của WHO.

Trả lời phỏng vấn tờ The Times của Anh, Tiến sĩ Etienne Simon-Loriere cho biết hầu hết các protein gai của biến thể lai này xuất phát từ biến thể Omicron vốn ít nguy hiểm hơn, trong khi phần còn lại trong bộ gene của Deltacron có liên quan đến biến thể Delta.

Trưởng nhóm kỹ thuật về COVID-19 của WHO, bà Maria Van Kerkhove, nhấn mạnh: “Chúng tôi không nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào trong dịch tễ học của virus tái tổ hợp này cũng như bất kỳ sự thay đổi nào về mức độ nghiêm trọng (của virus). Tuy nhiên, giới khoa học đang thực hiện rất nhiều nghiên cứu”. Tuy nhiên, bà cũng cho biết biến thể mới này được dự báo sẽ lây lan và “đại dịch còn tiếp tục kéo dài.”

Về hiệu quả của vaccine đối với biến thể Deltacron, bài viết nêu rõ protein gai là yếu tố quan trọng quyết định khả năng xâm nhập tế bào của virus và cũng là mục tiêu chính của các kháng thể sinh ra sau khi mắc các bệnh truyền nhiễm cũng như sau khi tiêm vaccine. Do đó, các nhà khoa học cho biết các loại vaccine hiện nay vẫn sẽ đạt hiệu quả phòng ngừa biến thể Deltacron tương tự như hiệu quả đạt được với các biến thể khác đang phổ biến hiện nay.

Tiến sĩ Simon-Loriere cho biết bề mặt của Deltacron “siêu giống” Omicron, vì vậy cơ thể sẽ nhận ra biến thể lai này tương tự như việc nhận ra Omicron.

Theo TTXVN

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.
Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất

Viên đá quý hiếm nhất trên Trái Đất được làm từ kyawthuite, loại khoáng chất màu đỏ cam trong suốt chỉ có một mẫu vật đặt ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Los Angeles.