Tại buổi làm việc, Sở NN&PTNT Hà Tĩnh đề nghị Bộ NN&PTNT quan tâm đề xuất Chính phủ sớm bố trí đủ kinh phí (nguồn sự nghiệp và nguồn đầu tư phát triển) để thực hiện các chỉ tiêu, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng thuộc Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững...
Các địa phương có lợi thế về đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh tiếp tục phát triển rừng trồng gắn với khai thác hiệu quả rừng nguyên liệu để ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Các địa phương, chủ rừng ở Hà Tĩnh mỗi năm trồng mới khoảng 8.000 ha rừng tập trung và hàng vạn cây phân tán để phủ xanh đất trống đồi trọc, phát triển rừng bền vững, bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp...
Hà Tĩnh phấn đấu tới năm 2030 có khoảng 37.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, gồm rừng trồng sản xuất 32.000 ha, rừng cao su 5.000 ha.
Với việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả theo hướng bảo vệ rừng tại gốc gắn liền với phát triển rừng, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã góp phần giữ cho những cánh rừng thêm xanh.
Tết đến xuân về là dịp để mọi người sum họp, đoàn viên cùng gia đình nhưng đây cũng là thời điểm mà các đối tượng lợi dụng để khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép nên lực lượng bảo vệ rừng phải tăng cường tuần tra, canh gác bảo vệ “lá phổi xanh” của Hà Tĩnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yều cầu các đơn vị, địa phương, chủ rừng ở Hà Tĩnh không được chủ quan mà phải tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng tại gốc trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.
Dù gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng với nỗ lực vượt khó, chung sức, đồng lòng, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã làm tốt công tác quản lý, phát triển rừng, không để xảy ra các điểm nóng về tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất rừng.
Để đạt kết quả này, trong 4 năm qua (2016 - 2019), huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh đã làm tốt công tác khoán bảo vệ 69.128 ha rừng và trồng mới 4,3 triệu cây phân tán.
Thực hiện chương trình giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh, chiều 19/11, Bí thư Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Đình Sơn và Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y chủ trì buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh.
Sáng 28/10, Đoàn giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh Hà Tĩnh do Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y dẫn đầu có buổi làm việc với Công ty TNHH Thanh Thành Đạt về “công tác quản lý, khai thác, sử dụng rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh”.
Từ khi trồng đến lúc cho khai thác phải mất khoảng 15 năm nhưng cây cồng đã và đang trở thành cây trồng mới, không chỉ nâng cao chất lượng rừng trồng mà hứa hẹn mang về tiền tỷ cho người dân vùng biên giới Hương Sơn – Hà Tĩnh.
Đó là chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Đặng Ngọc Sơn tại hội nghị trực tuyến triển khai công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2019 diễn ra vào sáng 3/4.
Việc giao hơn 78 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 70 ha đất có rừng tự nhiên cho các hộ gia đình nhưng không gắn với giao rừng tại TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) được xem là bất thường?!
Chiều 6/11, Liên hiệp các hội KH&KT Hà Tĩnh phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu phát triển nguồn lực nông thôn Hà Tĩnh tổ chức hội thảo “Các giải pháp để cộng đồng tham gia giám sát về sự thay đổi rừng tại Hà Tĩnh”.
Bằng việc hỗ trợ giao đất gắn với giao rừng, Chương trình UN - REDD Việt Nam giai đoạn 2 tỉnh Hà Tĩnh thời gian qua đã thực sự là “bà đỡ”, giúp thêm xanh những cánh rừng và thêm sinh kế cho người dân nhận khoán bảo vệ rừng.
Chương trình UN - REDD giai đoạn II, tỉnh Hà Tĩnh sau hơn 2 năm triển khai trên địa bàn đã có những đóng góp hết sức quan trọng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững, đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân địa phương sống gần rừng.
Theo Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh, do thiếu vốn và điều kiện khí hậu không thuận lợi nên các chỉ tiêu kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn Hà Tĩnh trong 6 tháng đầu năm 2018 đạt thấp.
Theo định hướng phát triển của tỉnh, đến năm 2025, Hà Tĩnh phấn đấu tăng tổng giá trị sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trên đất lâm nghiệp lên trên 7.700 tỷ đồng; giữ ổn định và tăng dần độ che phủ rừng lên 55% (hiện trên 52%).
Sáng nay (11/9), tại Cẩm Xuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn chủ trì hội thảo “Đề án khai thác tiềm năng, lợi thế rừng, đất lâm nghiệp để phát triển bền vững KT-XH tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo” thuộc cụm 2 (gồm các huyện: Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh, T.X Kỳ Anh).
Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định ban hành một số chính sách bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các công ty nông, lâm nghiệp.