Không để xảy ra chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trong dịp Tết ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn yều cầu các đơn vị, địa phương, chủ rừng ở Hà Tĩnh không được chủ quan mà phải tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng tại gốc trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu.

Sáng nay (3/2), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn cùng lãnh đạo một số sở, ngành kiểm tra công tác bảo vệ rừng trước, trong và sau tết Nguyên đán Tân Sửu tại huyện Hương Khê.

Đoàn công tác đã kiểm tra hiện trạng khu vực rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Chúc A quản lý.

Không để xảy ra chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trong dịp Tết ở Hà Tĩnh

Đoàn kiểm tra khu vực rừng do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Chúc A quản lý.

Ông Dương Văn Thắng – Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp và dịch vụ Chúc A cho hay: Đơn vị quản lý tổng diện tích 14.881 ha, trong đó rừng phòng hộ 6.465,68 ha (rừng tự nhiên 6.434 ha, rừng trồng 6,62 ha, đất trống 21,09 ha) và rừng sản xuất 8.416 ha (rừng tự nhiên 7.870 ha, rừng trồng 545 ha).

Theo ông Thắng, trong những năm qua, bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao ý thức cho người dân, đơn vị tích cực phối hợp với chính quyền địa phương, Đồn biên phòng Bản Giàng tuần tra, bảo vệ rừng tại gốc. Thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán, đơn vị này cũng đã chủ động lên các phương án để làm tốt công tác bảo vệ rừng.

Không để xảy ra chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trong dịp Tết ở Hà Tĩnh

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh Hoàng Quốc Huấn thông tin thêm, toàn tỉnh hiện có 360.043 ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó rừng đặc dụng 74.501 ha, rừng phòng hộ 116.153 ha và rừng sản xuất 169.389 ha. Rừng Hà Tĩnh trải dài trên 145 km đường biên giới với nước bạn Lào, có các vùng giáp ranh với các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An.

Không để xảy ra chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trong dịp Tết ở Hà Tĩnh

Vào thời điểm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán, các hành vi xâm hại rừng như sẻ phát, lấn chiếm, khai thác, vận chuyển, kinh doanh lâm sản trái phép thường diễn biến phức tạp. Nắm bắt được thực trạng này, lực lượng kiểm lâm phối hợp với chủ rừng, chính quyền các địa phương, chủ động tham mưu, tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, bảo vệ rừng trong dịp Tết.

Qua kiểm tra thực tế và nghe các đơn vị báo cáo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đánh giá cao kết quả đạt được trong thời gian qua, nhất là việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng trong dịp tết Nguyên đán Tân Sửu. Tuy nhiên, không vì thế mà tỏ ra chủ quan và phải tăng cường tuần tra, bảo vệ rừng tại gốc.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các địa phương, đơn vị, chủ rừng, biên phòng tăng cường công tác phối hợp trong triển khai thực hiện các biện pháp phòng ngừa, trong đó, chú trọng việc bố trí đủ lực lượng, phương tiện chốt, trực thường xuyên tại các trạm bảo vệ rừng, cửa rừng, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng rừng bị xâm hại. Đồng thời kiên quyết xử lý nghiêm những hành vi xâm hại rừng.

Không để xảy ra chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trong dịp Tết ở Hà Tĩnh

Cũng trong sáng nay, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã tới tặng quà chúc Tết và động viên cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Bản Giàng.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Rộn ràng mua sắm tại lễ hội cam Hà Tĩnh

Với đa dạng sản phẩm đặc sản của tỉnh được trưng bày, Lễ hội Cam và các sản phẩm Hà Tĩnh năm 2024 được đông đảo người dân đến tham quan, mua sắm, tạo không khí nhộn nhịp.
Bám biển mùa "gió chướng"

Bám biển mùa "gió chướng"

Dù thời tiết không thuận nhưng những ngư dân yêu lao động ở xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) vẫn kiên trì bám biển, chăm chỉ mưu sinh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.