Cấm chặt đào rừng tự nhiên chơi tết, thương lái đổ về làng đào vườn ở Hà Tĩnh đặt mua

(Baohatinh.vn) - Dù mới đầu tháng Chạp song nhiều thương lái đã đổ về các làng đào ở Hà Tĩnh để đặt cọc mua hàng tết. Người trồng đào cho biết, chưa bao giờ đào bản địa lại có sức hút lớn như năm nay.

Cấm chặt đào rừng tự nhiên chơi tết, thương lái đổ về làng đào vườn ở Hà Tĩnh đặt mua

Đào phai Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà) có sức hút lớn với thị trường năm nay.

Hơn nửa tháng nay, vợ chồng chị Lê Thị Thủy (xã Lưu Vĩnh Sơn - Thạch Hà) dồn sức chăm 300 gốc đào từ 2-5 năm tuổi.

Chị Thủy cho hay: “Năm nay, thời tiết thuận lợi, người trồng “đon” lịch tuốt lá, chăm sóc để tạo sức cho cây bung nụ. Vườn đào có nhiều cây thế đẹp, nụ chi chít, dự kiến hơn 2/3 gốc sẽ nở đúng dịp tết. Với nghề trồng đào “được mất nhờ trời” thì như vậy đã thắng lợi lắm rồi. Khác với mọi năm, năm nay dù mới đầu tháng Chạp song ngoài khách lẻ thì nhiều thương lái tại Hà Tĩnh và Nghệ An đã đến ngắm chọn. Mỗi gốc chúng tôi bán từ 300 – 700 ngàn đồng, cá biệt những gốc to, thế đẹp từ 800 ngàn đến trên 1 triệu đồng. Chúng tôi đã nhận tiền cọc của 1 thương lái mua 100 gốc đào phai”.

Cấm chặt đào rừng tự nhiên chơi tết, thương lái đổ về làng đào vườn ở Hà Tĩnh đặt mua

Gia đình chị Lê Thị Thủy (xã Lưu Vĩnh Sơn - Thạch Hà) đã nhận tiền đặt cọc của 1 thương lái mua 100 gốc đào phai.

Cũng như gia đình chị Thủy, trên 300 hộ trồng đào ở Lưu Vĩnh Sơn đều phấn khởi chờ đợi mùa vụ bội thu. Nếu như tết 2020, nhiều gia đình “mất trắng” do đào nở sớm thì năm nay nông dân nhận định sẽ có khoảng 80% đào nở trúng tết.

Ông Bùi Công Thư – Phó Chủ tịch UBND xã Lưu Vĩnh Sơn thông tin: “Đào phai là cây trồng chủ lực của địa phương, giúp nhiều hộ vươn lên làm giàu. Đào phai ở đây được nhiều khách chuộng và giá bán cao hơn so với đào Nhật Tân. Toàn xã hiện có trên 50 ha đào, trong đó 100 hộ trồng quy mô 1.000 m2 trở lên. Nếu thuận lợi thì tết này, trung bình mỗi hộ có thể thu từ 30 - 50 triệu đồng. Năm nay, do chủ trương cấm chặt phá đào rừng chơi tết nên nhiều thương lái và người dân đã đến cọc tiền để chủ vườn giữ hàng từ sớm. Dự kiến vài ngày tới, không khí mua bán sẽ còn sôi động hơn nữa”.

Cấm chặt đào rừng tự nhiên chơi tết, thương lái đổ về làng đào vườn ở Hà Tĩnh đặt mua

Mới đầu tháng Chạp, người trồng đào Lưu Vĩnh Sơn đã đón nhiều thương lái đến đặt cọc

Tại xứ đào Cẩm Hưng (Cẩm Xuyên), cả tuần nay, người trồng đào cũng đón tiếp nhiều thương lái đến ngắm chọn và cọc tiền để giữ được hàng đẹp dịp tết. Khách mua đào ở xã Cẩm Hưng chủ yếu là thương lái ở TP Vinh, TP Hà Tĩnh và tỉnh Quảng Bình.

Cấm chặt đào rừng tự nhiên chơi tết, thương lái đổ về làng đào vườn ở Hà Tĩnh đặt mua

Ông Lê Văn Hoán (xã Cẩm Hưng - Cẩm Xuyên) kiểm tra sự phát triển của nụ đào.

Ông Lê Văn Hoán – một hộ trồng đào lâu năm ở thôn Hưng Trung, xã Cẩm Hưng chia sẻ: “Năm nay Chính phủ cấm đào rừng tự nhiên nên nhiều thương lái chuyển sang buôn đào ta. Nếu như những năm trước, sau 15 âm lịch không khí mua bán mới bắt đầu nhộn nhịp thì năm nay mới đầu tháng Chạp song chúng tôi đã đón nhiều khách vào hỏi mua. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp, cơ quan, công sở đang về đây tìm mua đào tết" .

Cấm chặt đào rừng tự nhiên chơi tết, thương lái đổ về làng đào vườn ở Hà Tĩnh đặt mua

Đào phai Hà Tĩnh thế đẹp, cành khỏe, nhiều nụ.

Những ngày này, thôn Xuân Sơn - “thủ phủ” của làng đào Cổ Đạm (Nghi Xuân) cũng đón lượng khách từ các nơi vào xem và đặt cọc.

Ông Phan Văn Thân - Bí thư chi bộ thôn Xuân Sơn cho hay: “Thôn có hơn 100 hộ trồng từ 100 gốc đào trở lên, nhà nhiều khoảng 500 gốc. Mùa đào năm nay hứa hẹn cho thắng lợi, mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Dự báo, có hơn 80% đào nở đúng dịp tết. Những năm trước thường ngoài rằm tháng Chạp mới có khách tới xem nhưng năm nay đã có nhiều khách từ các nơi tới đặt cọc đào chơi tết. Đã có những nhà bán được gốc đào lớn với giá 5 triệu đồng”.

Cấm chặt đào rừng tự nhiên chơi tết, thương lái đổ về làng đào vườn ở Hà Tĩnh đặt mua

Năm nay, anh Võ Tá Kiên (TP Hà Tĩnh) quyết định đầu tư buôn đào phai Hà Tĩnh.

Anh Võ Tá Kiên - một thương lái ở TP Hà Tĩnh chia sẻ: “Tôi chuyên chăm sóc cây xanh cho Vincom Hà Tĩnh. Trước đây, đào rừng là sự lựa chọn mỗi khi tết đến xuân về vì vẻ đẹp hoang dã mà không kém phần quyến rũ. Năm nay, Chính phủ cấm chặt đào rừng chơi tết nên tôi sẽ chọn mua 20 gốc đào ta để trang trí khu vực Vincom. Hiện, tôi đã cọc tiền cho nhà vườn để giữ những gốc có thế đẹp, vòm tròn đều, cành bụ bẫm và nhiều nụ”.

Cấm chặt đào rừng tự nhiên chơi tết, thương lái đổ về làng đào vườn ở Hà Tĩnh đặt mua

Với 5 cánh hồng phai mỏng manh quyến rũ, đào Hà Tĩnh mang vẻ đẹp thanh tân, tràn đầy sức sống (Ảnh tư liệu).

Tại hội nghị của ngành nông nghiệp ngày 24/12/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu tuyệt đối không được chặt đào rừng và các loại cây khác ở rừng mang về thành phố chơi tết.

Trước chủ trương này, sức hút của người tiêu dùng đổ dồn vào đào phai Hà Tĩnh. Với 5 cánh hồng phai mỏng manh, quyến rũ, đào Hà Tĩnh mang vẻ đẹp thanh tân, tràn đầy sức sống. Thời tiết sắp tới dự báo còn rét đậm là “cơ hội vàng” để đào bung hoa đúng tết Nguyên đán. Một mùa đào hứa hẹn bội thu sẽ mang niềm vui về với nông dân Hà Tĩnh. Đó là động lực để họ tiếp tục tái đầu tư cho những vụ mùa tiếp theo.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Xuân về cùng mùa hoa

Xuân về cùng mùa hoa

Khi thời gian dần dịch chuyển về những ngày cuối cùng của năm cũ cũng là lúc người trồng hoa, chăm bón cây cảnh ở Hà Tĩnh tất bật chuẩn bị cho một mùa xuân mới.
Thú chơi hoa ngày Tết

Thú chơi hoa ngày Tết

Chơi hoa, cây cảnh ngày Tết đối với người Việt, trong đó có người Hà Tĩnh không chỉ là nét văn hóa tao nhã mà còn mang ước muốn hướng tới những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống.
Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Chùa Hương Tích sẵn sàng mùa lễ hội

Thực hiện mục tiêu thu hút hơn 14 vạn lượt du khách trong năm 2025, các đơn vị quản lý, kinh doanh tại chùa Hương Tích (Hà Tĩnh) đang tập trung nguồn lực chuẩn bị cho mùa lễ hội.
Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Diễn xướng “Duyên tình biển mặn”

Tiết mục: Diễn xướng “Duyên tình biển mặn” (soạn lời và chỉnh lý: Văn Mạnh, Sỹ Chinh) do Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan Di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Chợ phiên - nét văn hóa truyền thống

Tháng Chạp về, khi đào, mai bắt đầu ươm nụ trên những làng quê Hà Tĩnh, lòng tôi lại háo hức chờ đợi những buổi chợ phiên truyền thống, để được hòa mình trong không gian văn hóa quê hương.
Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát

Tiết mục Dân ca ví, giặm Nghệ Tĩnh: Lời mẹ hát. Soạn lời: NSND Nguyễn An Ninh. Biểu diễn: Nghệ nhân Văn Sang - Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa-Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh.
Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi

Tiết mục ca trù: Làm cho tỏ mặt nam nhi. Thơ: Nguyễn Công Trứ. Đoàn nghệ thuật Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hà Tĩnh biểu diễn tại Liên hoan di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO vinh danh tại Hà Tĩnh.
Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác

Cuộc “gặp gỡ” giữa Albert Sallet và Lê Hữu Trác là sự kết nối của Đông và Tây, của các phương pháp cổ truyền và khoa học tiến bộ, của cây cỏ và máy móc, là sự tương đồng và tấm lòng của những bậc lương y, là niềm say mê và trách nhiệm đối với khoa học của những nhà bác học.