“Vua ngọc trai” Phú Quốc đầu tư nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở Thiên Cầm

(Baohatinh.vn) - Mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở xã Thiên Cầm do ông Hồ Phi Thủy - Giám đốc Công ty TNHH MTV ngọc trai Ngọc Hiền Phú Quốc đầu tư nhằm giúp quê hương phát triển ngành nghề mới.

bqbht_br_2.jpg
Khu vực nuôi trồng thủy sản đập 19/5 thuộc thôn Tây Long, xã Thiên Cầm trước đây là vùng đầm lầy sâu trũng, không thể tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, tháng 8/2024, chính quyền địa phương đã triển khai quy hoạch thành hệ thống ao hồ để triển khai mô hình điểm nuôi trai lấy ngọc.
bqbht_br_7.jpg
Theo đó, toàn bộ vùng nuôi trồng rộng khoảng 12 ha được quy hoạch thành 7 ao nuôi. Trên mỗi ao nuôi, những hàng phao nổi được xếp đều tăm tắp trên mặt nước giúp định vị và xác định vị trí của trai nuôi.
bqbht_br_0.jpg
Ông Lê Khắc Thái ở xã Đồng Tiến (người bên phải), quản lý mô hình cho biết: “Đây là mô hình do anh rể của tôi là ông Hồ Phi Thủy - người được mệnh danh là vua ngọc trai Phú Quốc triển khai đầu tư. Hiện nay, anh tôi đang sinh sống và làm việc tại Phú Quốc nên mô hình giao cho tôi đứng ra quản lý. Mục tiêu của chúng tôi là xây dựng một vùng nuôi trồng thủy sản mới trên vùng đất quê hương để góp phần phát triển kinh tế địa phương”.
bqbht_br_8.jpg
Bước đầu, mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở xã Thiên Cầm có 20.000 lồng nuôi với hơn 300.000 con giống. Qua gần 1 năm thả nuôi, trai hiện đạt kích thước từ 7 - 8 cm (kích thước đạt chuẩn để triển khai cấy ngọc là từ 10 cm trở lên - PV).
bqbht_br_5.jpg
Để tạo môi trường sinh trưởng tốt cho trai, thời điểm này, ông Thái và công nhân đang tất bật bổ sung thức ăn (phân từ gia súc hoặc vôi - PV) cho tảo.
bqbht_br_4.jpg
Cùng với đó, các lồng nuôi được vệ sinh, loại bỏ rong rêu, bùn bám để ngăn ngừa dịch bệnh.
“Mới đây, chúng tôi đã thu hoạch và gửi 5 thùng trai đạt kích cỡ trên 10 cm vào Trung tâm ngọc trai Ngọc Hiền ở Phú Quốc để triển khai cấy ghép thử nghiệm. Thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng nhà cấy ghép ngay tại mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc xã Thiên Cầm để thuận lợi cho việc triển khai cấy ghép ngọc trai” - ông Lê Khắc Thái, quản lý mô hình cho hay.
“Mới đây, chúng tôi đã thu hoạch và gửi 5 thùng trai đạt kích cỡ trên 10 cm vào Trung tâm ngọc trai Ngọc Hiền ở Phú Quốc để triển khai cấy ghép thử nghiệm. Thời gian tới, chúng tôi sẽ xây dựng nhà cấy ghép ngay tại mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc xã Thiên Cầm để thuận lợi cho việc triển khai cấy ghép ngọc trai” - ông Lê Khắc Thái, quản lý mô hình cho hay.
bqbht_br_1.jpg
Được biết, đến thời điểm này, ông Hồ Phi Thủy - Giám đốc Công ty TNHH MTV ngọc trai Ngọc Hiền Phú Quốc, chủ mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc ở xã Thiên Cầm đã đầu tư hàng tỷ đồng để triển khai mô hình. Mặc dù vốn đầu tư ban đầu khá lớn nhưng theo ông Thủy, nuôi trai không mất quá nhiều thời gian và công sức chăm sóc, người nuôi không cần phải tốn chi phí thức ăn bởi trai chủ yếu ăn phù du trong tự nhiên.
bqbht_br_6.jpg
Qua hạch toán cho thấy, thời gian nuôi trai nước ngọt lấy ngọc sẽ được kéo dài từ 2 - 3 năm trở lên. Sau khi thu hoạch ngọc trai, vỏ trai sẽ được bán để làm nguyên liệu chế tác các đồ khảm trai mỹ nghệ, ruột trai là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng sẽ được bán vào các siêu thị, cửa hàng thực phẩm.

Khu vực huyện Cẩm Xuyên cũ (hiện bao gồm 7 xã: Thiên Cầm, Yên Hòa, Cẩm Trung, Cẩm Duệ, Cẩm Xuyên, Cẩm Lạc, Cẩm Hưng) có khoảng hơn 700 ha diện tích ao nuôi nước ngọt nên có tiềm năng lớn để phát triển và nhân rộng mô hình nuôi trai nước ngọt lấy ngọc. Hiện mô hình đang được triển khai thí điểm ở xã Thiên Cầm, do "vua ngọc trai" Phú Quốc Hồ Phi Thủy triển khai nên kỹ thuật nuôi và cấy ngọc trai đã được kiểm chứng thành công. Qua đánh giá bước đầu, trai đang phát triển tốt, tỷ lệ sống cao. Thời gian tới, khi triển khai cấy ghép ngọc trai, chúng tôi sẽ phối hợp với các xã để giúp người dân tiếp cận kỹ thuật, từ đó triển khai nhân rộng mô hình tùy vào điều kiện thổ nhưỡng của địa phương.

Ông Lê Văn Danh - Giám đốc Trung tâm Ứng dụng KHKT và Bảo vệ cây trồng, vật nuôi Cẩm Xuyên

Chủ đề Nông nghiệp, nông thôn và nông dân

Đọc thêm

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Cấp bách trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương thực hiện nghiêm túc trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác PCCCR trên địa bàn.
"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

"Xẻ thịt" rừng phòng hộ ven biển Hà Tĩnh

Thời gian gần đây, hàng trăm cây phi lao thuộc vùng rừng phòng hộ ven biển ở xã Thạch Khê (xã Thạch Hải, thành phố Hà Tĩnh trước đây) bị người dân đốn hạ nhưng chính quyền địa phương và ngành chức năng chưa biết xử lý thế nào?
Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Ngư dân Hà Tĩnh học cách chuyển đổi số

Hà Tĩnh đang chú trọng ứng dụng công nghệ số vào quản lý và giám sát hoạt động khai thác thủy sản thông qua phần mềm truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT VN),
Khi cây lúa lên xanh

Khi cây lúa lên xanh

Dù phải đối mặt với áp lực thời vụ lớn và ảnh hưởng của mưa lũ bất thường, cây lúa vẫn bén rễ, vươn lên mạnh mẽ từ sự bền bỉ và tình yêu với đồng ruộng của người nông dân Hà Tĩnh.
Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Can Lộc đẩy mạnh phát triển thuỷ sản nước ngọt

Tận dụng tiềm năng ao hồ, mặt nước dồi dào, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) tập trung chỉ đạo các địa phương mở rộng diện tích, đầu tư nuôi trồng thủy sản nước ngọt theo hướng thâm canh, đa dạng hoá đối tượng nuôi.