Hà Tĩnh giữ cho những cánh rừng ngút ngàn xanh

(Baohatinh.vn) - Dù gặp không ít khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhưng với nỗ lực vượt khó, chung sức, đồng lòng, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã làm tốt công tác quản lý, phát triển rừng, không để xảy ra các điểm nóng về tình trạng lấn chiếm, tranh chấp đất rừng.

Hà Tĩnh giữ cho những cánh rừng ngút ngàn xanh

Lực lượng kiểm lâm Hà Tĩnh thường xuyên tuần tra, kiểm soát các khu vực dễ xảy ra việc khai thác lâm sản trái phép.

2020 là năm có nhiều khó khăn, thách thức lớn, tác động xấu nhiều mặt và ảnh hưởng rất nặng nề đối với đất nước ta. Công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng ở Hà Tĩnh cũng gặp những khó khăn nhất định.

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hoàng Quốc Huấn cho hay: Đơn vị triển khai nhiệm vụ trong điều kiện hết sức khó khăn, bởi thời tiết nắng nóng, mưa lũ, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Thách thức là vậy nhưng lực lượng kiểm lâm vẫn luôn vững vàng trên trận tuyến giữ rừng.

Trong năm 2020, công tác bảo vệ rừng tại gốc được tập trung quyết liệt, các vùng trọng tâm, trọng điểm, có nguy cơ xâm hại cao được tăng cường kiểm tra, giám sát. Nhờ thế, tình hình an ninh môi trường rừng cơ bản ổn định, không để xảy ra các điểm nóng về lấn chiếm, tranh chấp đất rừng.

Hà Tĩnh giữ cho những cánh rừng ngút ngàn xanh

Cán bộ Hạt kiểm lâm Hương Sơn bên cạnh cây lim chu vi gần 2,7m ở khu rừng thôn Khe Năm, xã Sơn Kim 1. Ảnh tư liệu

Trước tình trạng nắng nóng gay gắt, khô hạn kéo dài, đặc biệt là từ đầu tháng 4 đến hết tháng 9, nền nhiệt độ luôn ở mức cao, tại các khu rừng chực chờ phát lửa, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã được lực lượng kiểm lâm chủ động triển khai kịp thời, hiệu quả.

Các phương án chỉ đạo, chỉ huy và điều động lực lượng, phương tiện tham gia chữa cháy các cấp được xây dựng bài bản, đảm bảo lực lượng thường trực 24/24h tại các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy trong thời gian cao điểm nắng nóng…

Theo ông Hoàng Quốc Huấn, năm 2020, toàn tỉnh xảy ra 51 điểm phát lửa, trong đó có 14 điểm gây cháy rừng, diện tích rừng bị cháy 85,7 ha, diện tích rừng thiệt hại không có khả năng phục hồi 59,7 ha. So với năm 2019, giảm 49 điểm phát lửa, 7 vụ cháy, diện tích rừng thiệt hại không có khả năng phục hồi 243 ha.

Hà Tĩnh giữ cho những cánh rừng ngút ngàn xanh

Làm tốt việc giao khoán rừng vừa giúp người dân có kế sinh nhai, vừa bảo vệ tốt diện tích đất rừng.

Đơn vị cũng đã tích cực phối hợp với các ngành, địa phương tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc quản lý, giao khoán rừng và đất lâm nghiệp đúng theo quy định. Lũy kế đến tháng 12/2020, tổng diện tích đã giao khoán là 19.000 ha/2.987 hộ.

“Hà Tĩnh là một trong những tỉnh làm tốt công tác giao khoán đất rừng cho các hộ dân. Từ đây, người dân có tài sản để chủ động đầu tư phát triển kinh tế, nhất là kinh tế vườn đồi, trang trại” - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm khẳng định.

Đơn vị tập trung chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai “Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2020”, tham mưu lồng ghép các nguồn vốn để bố trí kinh phí bảo vệ và phát triển rừng.

Hà Tĩnh giữ cho những cánh rừng ngút ngàn xanh

Trong năm 2020, Hà Tĩnh không để xảy ra các điểm nóng về tranh chấp, lấn chiếm hay khai thác lâm sản trái phép.

Đến nay, cơ bản các chỉ tiêu đạt và vượt mức kế hoạch, như trồng rừng đạt 8.350 ha, chăm sóc rừng đạt 18.500 ha, khoán bảo vệ rừng đạt 189.020 ha, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng 500 ha, trồng 4 triệu cây phân tán. Sản lượng gỗ rừng trồng khai thác đạt trên 438.000 m3, tăng 16% so với năm 2019.

Kết quả của năm 2020 là hành trang để Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ năm 2021 với mục tiêu tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, đảm bảo chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; triển khai có hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng; hoàn thành kế hoạch sản xuất lâm nghiệp; xử lý nghiêm các vi phạm Luật Lâm nghiệp…

Đọc thêm

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Mai vàng Hà Tĩnh sẵn sàng ra chợ Tết

Thời điểm này, người trồng mai tại Hà Tĩnh đang tất bật chăm sóc, kích nụ để phục vụ nhu cầu của người dân dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Điểm tựa cho ngư dân Trường Sa vươn khơi

Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá đảo Đá Tây luôn là điểm tựa vững chắc cho ngư dân vươn khơi, góp sức bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Người dân “vựa hành” đón tết kém vui

Với giá giảm gần 1 nửa so với năm ngoái, người dân xã Thiên Lộc (Can Lộc) - "vựa hành" lớn nhất của tỉnh Hà Tĩnh, thấp thỏm lo âu trước thềm tết Nguyên đán 2025.
Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo giá cao, dễ bán, ngư dân phấn khởi

Cá cháo đầu mùa được khách hàng ưa chuộng, giá bán cao giúp mang lại nguồn thu nhập khá cho ngư dân vùng biển Hà Tĩnh. Trừ chi phí, mỗi thuyền có thể thu hàng triệu đồng sau mỗi lần ra khơi.
Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Quất "Made in Hương Sơn" chờ ngày xuống phố

Nhờ được chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật nên vườn quất duy nhất ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) của gia đình anh Nguyễn Song Thao cho quả đẹp mắt, hứa hẹn sẽ đem về nguồn thu khá dịp tết Nguyên đán.