Nỗ lực gìn giữ, bảo vệ “lá phổi xanh” cho Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Với việc thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả theo hướng bảo vệ rừng tại gốc gắn liền với phát triển rừng, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh đã góp phần giữ cho những cánh rừng thêm xanh.

Nỗ lực gìn giữ, bảo vệ “lá phổi xanh” cho Hà Tĩnh

Lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh luôn nỗ lực cao nhất để bảo vệ “lá phổi xanh” cho tỉnh nhà.

Xác định vai trò, tầm quan trọng, giá trị của gần 360.000 ha rừng và đất lâm nghiệp trong điều hòa khí hậu, cân bằng hệ sinh thái, bảo đảm QP-AN và phát triển KT-XH, lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh luôn “dốc toàn lực” bảo vệ “lá phổi xanh” cho tỉnh.

Ông Hoàng Quốc Huấn - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho hay: Năm 2021, triển khai công việc trong điều kiện nhiều khó khăn, thách thức nhưng với nỗ lực vượt khó trong toàn lực lượng, công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng đạt được nhiều kết quả tốt.

Nỗ lực gìn giữ, bảo vệ “lá phổi xanh” cho Hà Tĩnh

Với diện tích rừng và đất lâm nghiệp khá lớn, phân bố ở nhiều địa phương, trong khi thời tiết ở Hà Tĩnh luôn khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài khiến nguy cơ cao xảy ra cháy rừng.

Nhận thức rõ việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho Nhân dân có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng (BVR-PCCCR) nên mỗi cán bộ kiểm lâm luôn là một tuyên truyền viên tích cực phổ biến pháp luật, văn bản mới nhằm nâng cao ý thức cho toàn dân về bảo vệ rừng.

Đơn vị cũng tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng, nhà trường để giáo dục cho học sinh ý thức nhằm ngăn chặn những hành vi phá rừng, gây ra cháy rừng.

Qua đó, ý thức bảo vệ rừng của người dân đã có sự thay đổi rõ rệt, tình hình an ninh môi trường rừng trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, không để xảy ra các điểm nóng trong công tác BVR.

Nỗ lực gìn giữ, bảo vệ “lá phổi xanh” cho Hà Tĩnh

Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh đưa vào vận hành hệ thống camera 360 độ trong công tác PCCCR.

Theo Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh Hoàng Quốc Huấn, thời tiết mùa hè ở Hà Tĩnh khắc nghiệt, nắng nóng kéo dài nên cháy rừng luôn là vấn đề khiến lực lượng kiểm lâm phải “đau đầu” ứng phó. Vì thế, để hạn chế tối đa các vụ cháy rừng, song song với việc thực hiện phương án BVR - PCCCR theo phương châm “4 tại chỗ”, đảm bảo lực lượng thường trực 24/24h tại các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy trong thời gian cao điểm nắng nóng thì việc tu sửa, xây dựng công trình, mua sắm trang thiết bị phục vụ PCCCR cũng được chú trọng.

“Đơn vị đã lắp đặt và đưa vào sử dụng 4 camera giám sát lửa rừng, người ra vào rừng và đưa vào sử dụng 2 flycam phục vụ BVR-PCCCR. Nhờ thế, trong năm 2021, toàn tỉnh chỉ xảy ra 29 điểm phát lửa, trong đó có 4 vụ cháy rừng với diện tích thiệt hại 3,049 ha, giảm 22 điểm phát lửa, 10 vụ cháy và 56,6 ha so với năm trước” - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh thông tin.

Nỗ lực gìn giữ, bảo vệ “lá phổi xanh” cho Hà Tĩnh

Kiểm lâm Hà Tĩnh đã phối hợp với tốt với các đơn vị, địa phương trong quản lý, bảo vệ, phát triển rừng.

Trong năm qua, lực lượng kiểm lâm cũng thực hiện đầy đủ việc cập nhật, theo dõi diễn biến rừng và tăng cường phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị thực hiện việc quản lý, giao khoán rừng và đất lâm nghiệp, chi trả dịch vụ môi trường rừng theo đúng quy định.

Nhằm nâng cao độ che phủ rừng, Kiểm lâm Hà Tĩnh đã tập trung triển khai các đề án, dự án về phát triển rừng, khuyến lâm, trồng cây phân tán và xây dựng cơ sở hạ tầng lâm nghiệp.

Năm 2021, toàn tỉnh trồng được 8.530 ha rừng, từ đây, các vùng đất trống, đồi núi trọc cơ bản được phủ xanh, rừng tự nhiên được phục hồi, sinh trưởng tốt, môi trường sinh thái, đa dạng sinh học được bảo vệ…

Nỗ lực gìn giữ, bảo vệ “lá phổi xanh” cho Hà Tĩnh

Công tác BVR - PCCCR của lực lượng Kiểm lâm Hà Tĩnh luôn được UBND tỉnh đánh giá cao. Trong ảnh: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn kiểm tra công tác PCCCR vào tháng 5/2021 tại huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh.

Tiếp nối những kết quả đạt được, năm 2022, Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh chủ động giữ vững an ninh rừng, không để xảy ra các điểm nóng trong quản lý BVR - PCCCR; hoàn thành kế hoạch trồng 8.000 ha rừng tập trung; khai thác 476.000 m3 gỗ nguyên liệu rừng trồng; tăng cường kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc quản lý, sử dụng rừng; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm…

Trong năm 2021, ngành chức năng đã phát hiện và xử lý 143 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp, giảm 52 vụ so với năm 2020. Cụ thể, tại huyện Hương Khê xảy ra 55 vụ, Hương Sơn 52 vụ, huyện Kỳ Anh 13 vụ, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR tỉnh phát hiện, xử lý 10 vụ, Vũ Quang 6 vụ, Cẩm Xuyên 3 vụ, Thạch Hà 2 vụ, Can Lộc và Đức Thọ cùng 1 vụ.

Trong số vụ vi phạm, lực lượng kiểm lâm phát hiện, xử lý 126 vụ; đơn vị chủ rừng và các cơ quan chức năng (công an, quân đội, biên phòng) phát hiện, chuyển xử lý 17 vụ. Từ đây, ngành chức năng đã khởi tố hình sự 2 vụ, tịch thu 127,081 m3 gỗ các loại và 546 cá thể động vật rừng.

Bên cạnh đó, lực lượng kiểm lâm toàn tỉnh cũng đã kiểm tra, phát hiện và xử lý 4 vụ vi phạm về động vật hoang dã, phạt tiền 47,5 triệu, tịch thu 546 cá thể/287,5 kg động vật rừng.

Các vụ vi phạm được phát hiện sớm, xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng hành vi, đúng thẩm quyền, không để xảy ra sai sót dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Chủ đề Cháy rừng ở Hà Tĩnh

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.