Hà Tĩnh tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng rừng trồng

(Baohatinh.vn) - Các địa phương có lợi thế về đất lâm nghiệp ở Hà Tĩnh tiếp tục phát triển rừng trồng gắn với khai thác hiệu quả rừng nguyên liệu để ổn định sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân.

Hà Tĩnh tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng rừng trồng

Cán bộ kiểm lâm huyện Vũ Quang cập nhật, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên hệ thống phần mềm FRMS và MAPINFO.

Vũ Quang là huyện miền núi có nhiều lợi thế về đất lâm nghiệp nên luôn chú trọng đến công tác phát triển và sử dụng trồng. Nhờ thực hiện tốt các chính sách giao khoán và hỗ trợ phát triển rừng sản xuất nên diện tích rừng trồng hiện đạt khoảng 14.000 ha. Rừng nhiều, chăm sóc tốt nên sản lượng khai thác gỗ nguyên liệu toàn huyện năm 2023 ước đạt 66.461 m3, cho giá trị kinh tế khoảng 74 tỷ đồng, góp phần quan trọng để hàng nghìn hộ dân duy trì sinh kế và tăng thu nhập bình quân đầu người lên 50,32 triệu đồng/năm (cao hơn 3,35 triệu đồng so với năm 2022).

Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vũ Quang Tôn Quang Thanh thông tin: "Năm 2023, sản xuất lâm nghiệp của Vũ Quang vượt kế hoạch với diện tích trồng rừng nguyên liệu đạt 753 ha (đạt 116% KH), tỷ lệ che phủ rừng đạt 74% (thuộc diện cao nhất tỉnh), khai thác gỗ rừng trồng vượt 151% KH (nhiều hơn năm 2022 khoảng 10 nghìn m3). Cùng với công tác quản lý, bảo vệ, PCCCR được thực hiện hiệu quả, chúng tôi đã tập trung hướng dẫn, vận động người dân trồng rừng FSC/VFCS nên đã có thêm 2.2142 ha rừng đạt chất lượng cao. Những chuyển biến tích cực này đã góp phần từng bước hiện đại hóa nền lâm nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất rừng, thúc đẩy KT-XH phát triển, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân..."

Hà Tĩnh tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng rừng trồng

Người dân Hương Long mua cây giống keo tràm chất lượng để phục vụ trồng rừng nguyên liệu.

Hương Khê cũng là một trong những địa phương đã thực hiện tốt công tác phát triển và khai thác hiệu quả rừng trồng. Theo đó, Hạt Kiểm lâm huyện Hương Khê đã tăng cường kiểm tra, giám sát quy trình, quy phạm về trồng rừng, khai thác rừng, các dự án liên quan đến đất lâm nghiệp và xây dựng các mô hình lâm nghiệp, trồng cây phân tán, sản xuất giống cây lâm nghiệp.

Cơ quan chuyên môn cũng đã thường xuyên hướng dẫn người dân thực hiện trồng rừng nguyên liệu, khoanh nuôi bảo vệ rừng, xúc tiến tái sinh rừng đúng cách, đúng quy định, hiệu quả. Ngoài ra, mọi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn cũng luôn được theo dõi, cập nhật trên hệ thống phần mềm FRMS và MAPINFO.

Hà Tĩnh tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng rừng trồng

Hoạt động chế biến góp phần nâng cao khả năng tiêu thụ và hiệu quả sản xuất gỗ rừng trồng (ảnh chụp ở xã Hương Trạch, Hương Khê).

Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Hương Khê Nguyễn Mạnh Tài cho biết: “Ngoài tuyên truyền, vận động, nhắc nhở, chấn chỉnh Nhân dân, chúng tôi cũng thường xuyên chỉ đạo lực lượng kiểm lâm kiểm tra quy trình trồng rừng, khai thác rừng trồng và rừng được giao khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh nhằm đảm bảo chặt chẽ, đúng quy định. Việc sử dụng rừng của các chủ rừng Nhà nước, hộ gia đình, cá nhân được giao khoán cũng được kiểm tra, giám sát thường xuyên...

Nhờ vậy, năm 2023, toàn huyện đã trồng được 1.350 ha rừng nguyên liệu và gần 14 vạn cây phân tán. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng các loại trong năm ước đạt 133.000 m3/1.350 ha, khai thác mủ cao su đạt 2.980 tấn, tận thu lâm sản ngoài gỗ đạt 650 tấn... cho giá trị sản xuất hàng trăm tỷ đồng”.

Hà Tĩnh tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng rừng trồng

Người dân xã Kỳ Sơn (huyện Kỳ Anh) thu hoạch rừng nguyên liệu.

Cùng với hai địa phương trên, những huyện có lợi thế về đất lâm nghiệp như: Hương Sơn, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, huyện Kỳ Anh... cũng đã tập trung chỉ đạo, hướng dẫn, khuyến khích các chủ rừng và người dân đẩy mạnh phát triển trồng rừng nguyên liệu theo hướng tăng diện tích thâm canh, “nâng chất” để đạt chứng chỉ quản lý rừng bền vững FSC và thực hiện quyết liệt Chương trình phát triển Lâm nghiệp bền vững năm 2023.

Ngành lâm nghiệp cũng đã đôn đốc, chỉ đạo các địa phương, cơ quan, đơn vị, người dân huy động nguồn lực thực hiện Đề án trồng 1 tỷ cây xanh; phê duyệt phương án khai thác thực vật rừng cho các chủ rừng và hộ gia đình; tăng cường kiểm tra, giám sát việc khai thác tận dụng rừng phòng hộ; chủ trì, phối hợp thực hiện chuyển mục đích sử dụng rừng...

Hà Tĩnh tập trung phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng rừng trồng

Tàu cập cảng Vũng Áng nhập hàng từ gỗ chế biến dịp cuối năm.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Tĩnh Trần Văn Thông cho biết: "Chúng tôi đã tập trung hướng dẫn, đôn đốc, đẩy mạnh phát triển sản xuất, thực hiện hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch được giao trong năm 2023. Nhờ vậy, toàn tỉnh đã trồng được 9.070 ha rừng nguyên liệu (đạt 100,7% KH), trồng 2,8 triệu cây phân tán (đạt 100% KH), có thêm 1.059 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (nâng tổng số lên 26.849 ha), khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng gần 551 ha, sản lượng khai thác gỗ nguyên liệu đạt trên 583.120 m3 (đạt 119% KH, tăng 4,3% so với năm trước).

Sản xuất lâm nghiệp ổn định và hiệu quả đã góp phần tăng tỷ lệ che phủ rừng, phát huy hiệu quả đất sản xuất lâm nghiệp, mang về giá trị kinh tế hàng trăm tỷ đồng để nâng cao thu nhập của người dân...".

Chủ đề Lâm nghiệp - bảo vệ rừng

Đọc thêm

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giảm nhẹ

Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng giảm khi giá ổn định sau khi đạt mức cao kỷ lục, trong khi nhu cầu trú ẩn an toàn trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Giá xăng giảm, dầu tăng

Giá xăng giảm, dầu tăng

Giá xăng giảm trong khi các mặt hàng dầu quay đầu tăng từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính.
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Đua nhau phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Đua nhau phá kỷ lục

Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Sau khi giá vàng thế giới phá kỷ lục vào ngày 30/10, giá vàng nhẫn 9999 cũng tăng mạnh vượt mốc giá 89 triệu đồng/lượng. Giá vàng miếng cũng tăng thêm 1 triệu đồng/lượng.
Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Mật ong OCOP Thức Dung - ngọt từ thiên nhiên

Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất, mật ong Thức Dung (Hương Sơn, Hà Tĩnh) đã đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao và từng bước khẳng định thương hiệu trên thị trường.