Phát triển vaccine liều thấp ngừa nCoV

CureVac có thể sản xuất một tỷ liều vaccine ngừa nCoV từ các cơ sở hiện nay nếu thử nghiệm thành công.

Phát triển vaccine liều thấp ngừa nCoV

Nhà nghiên cứu ở Curevac phát triển vaccine ngừa nCoV trong phòng thí nghiệm tại Turbingen hôm 12/3. Ảnh: Reuters.

Với kinh phí 8,3 triệu USD từ Liên minh sáng kiến đối phó dịch bệnh (CEPI), công ty công nghệ sinh học ở Tuebingen, Đức đang phát triển công nghệ vaccine liều thấp để đối phó nCoV. Theo CureVac, vaccine thử nghiệm sẽ sẵn sàng sử dụng vào tháng 6 hoặc tháng 7. Sau đó, công ty sẽ xin nhà chức trách cấp giấy phép thử nghiệm trên người.

“Tự nhiên đã tạo ra những cơ chế để kích hoạt hệ miễn dịch chống lại bệnh truyền nhiễm. Với công nghệ mARN (thông tin di truyền), chúng tôi bắt chước tự nhiên, cung cấp cho cơ thể thông tin về cách chiến đấu với virus. Kết hợp công nghệ mARN, hiểu biết về dịch bệnh, trình độ chuyên môn về điều chế và sản xuất vaccine, CureVac có thể tham gia cuộc chiến với mọi bệnh truyền nhiễm, bất kể đó là bệnh theo mùa hay đại dịch”, Mariola Fotin-Mleczek, giám đốc công nghệ của CureVac, chia sẻ.

CureVac xem mARN như một trong những phân tử tiềm năng nhất cung cấp giải pháp nhanh và hiệu quả khi dịch bệnh bùng phát. Công ty có 20 năm kinh nghiệm phát triển và tối ưu mARN nhằm phục vụ y khoa. Đây là loại ARN mang thông tin chỉ thị cơ thể tự sản sinh protein chống lại nhiều dịch bệnh. CureVac đã ứng dụng công nghệ này để pháp triển liệu pháp điều trị ung thư, liệu pháp kháng thể, điều trị bệnh hiếm và vaccine phòng bệnh.

Trước đó, công ty này tuyên bố thử nghiệm thành công vaccine phòng bệnh dại bằng hai liều 1microgram (bằng 0,000001 gram). Hiện nay, CureVac đang mở rộng các cơ sở sản xuất để có thể cung cấp một tỷ liều vaccine trong dịch Covid-19.

Theo VNE

Đọc thêm

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Những lĩnh vực nào sẽ được vinh danh tại Giải thưởng VinFuture 2024?

Trước những vấn đề cấp thiết đang hiện hữu, các nhà khoa học từng nhận giải VinFuture dự đoán những nghiên cứu đột phá trong lĩnh vực biến đổi khí hậu và suy thoái môi trường, an ninh năng lượng hay sức khỏe toàn cầu… sẽ là những ứng cử viên tiềm năng cho Giải thưởng VinFuture 2024 danh giá.
Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Nỗi lo robot AI 'nổi loạn'

Sau video robot nhỏ thuyết phục "đồng đội" bỏ việc, nhiều người lo ngại viễn cảnh robot tích hợp AI có thể nổi loạn và tự ra quyết định.
Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Giới khoa học Việt chờ đón Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024

Sau 3 mùa gây tiếng vang, các nhà khoa học trong nước kỳ vọng sự trở lại của Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024 với chuỗi hoạt động kết nối khoa học công nghệ, đặc biệt là “Chuỗi Đối thoại Khám phá tương lai VinFuture” hứa hẹn mang đến “cơ hội vàng” để tiếp cận tri thức toàn cầu và hợp tác phát triển.