Phim Việt ra thế giới phải có sex, bạo lực, đồng tính?

LTS: Đọc thông tin trên một tờ báo điện tử “Phim Đập cánh giữa không trung phải cắt một số cảnh “nóng” mới được đi Liên hoan phim (LHP) Vernice”, mà trước đó, Bi, đừng sợ! cũng phải làm điều tương tự rồi mới được phép phát hành tại Việt Nam, một vài khán giả đặt câu hỏi: Tại sao cứ phải có cảnh nóng, chẳng lẽ những nhà làm phim Việt Nam không còn gì khác để giới thiệu đến thế giới?

Vấn đề này không chỉ đặt ra với điện ảnh Việt, mà với cả một số nền điện ảnh châu Á khác trên con đường “chinh phục” thị trường điện ảnh phương Tây vốn được xem là có truyền thống và đẳng cấp vượt trội.

Có một thực tế là lâu nay, nếu một bộ phim nào đó có cảnh “nóng”, y như rằng truyền thông (đặc biệt là báo mạng) sẽ xoáy sâu vào yếu tố này hòng “câu view”. Các nhà sản xuất, đạo diễn cũng tận dụng luôn cảnh nóng để PR cho sản phẩm của mình. Cách làm này phần nào khiến khán giả xao nhãng nội dung thực sự của bộ phim, thậm chí còn gây hiệu ứng ngược, cứ nhắc đến “cảnh nóng” là gây “dị ứng”.

Tuy nhiên, thắc mắc của một số khán giả trên đây không phải không có lý do.

“Phụ gia” cho phim châu Á đi LHP

Nhiều phim Việt Nam được đưa đi LHP không ít thì nhiều đều phải sử dụng tới “chất phụ gia”: tình dục, bạo lực, đồng giới. “Chiêu” này đã được các nhà làm phim châu Á thực hiện từ những năm 90 của thế kỷ trước. Trung Quốc từng có rất nhiều đạo diễn làm nên chuyện tại Oscar, các LHP danh giá như Cannes, Berlin, Venice nhờ phim đồng tính. Phải kể tới Lý An với Tiệc cưới (1993); Trần Khải Ca với Bá Vương biệt cơ (1993), Thái Minh Lượng với Tình yêu muôn năm (1994), Vương Gia Vệ với Hạnh phúc bên nhau (1997). Ở Đông Nam Á, gần đây nổi lên hai đạo diễn Thái Lan Apichatpong Weerasethakul, đạo diễn người Philippines Brillante Mendoza.

Cảnh trong phim Bi, đừng sợ!

Cảnh trong phim Bi, đừng sợ!

Việt Nam cho tới nay vẫn chưa có ai có thể chạm đến những giải thưởng chính thức của các LHP này. Nếu có, chỉ có thể kể “ké” trường hợp đạo diễn người Pháp gốc Việt Trần Anh Hùng. Bộ phim Xích lô của anh, có đủ các yếu tố bạo lực, tình dục, hậu chiến, đã đoạt giải Sư tử vàng tại LHP Venice 1995 nhưng không được phép phát hành tại Việt Nam thời điểm đó.

Ở Việt Nam, các nhà làm phim trong nước khởi động chậm hơn. Ban đầu là những đạo diễn thuộc biên chế thuộc các hãng phim nhà nước muốn thoát ra khỏi những phim “cúng cụ”. Các phim Cô gái trên sông, Đời cát, Thung lũng hoang vắng… bắt đầu xuất hiện những cảnh nhạy cảm, vào thời kỳ đó được coi là rất bạo đối với một nền điện ảnh vốn kín đáo. Những năm về sau, những bộ phim được sản xuất ra với ý định đưa đi các LHP quốc tế như Rừng đen, Sống trong sợ hãi… thì cảnh nóng được quay bạo liệt hơn hẳn.

Đến năm 2009, nổi lên trường hợp Bi, đừng sợ! của đạo diễn Phan Đăng Di. Phim thu về 8 giải thưởng từ các LHP Pusan, LHP Vancouver, LHP châu Á - Hong Kong, LHP Stockholm (Thụy Điển), trong đó đáng chú ý có hai giải nhì trong Tuần lễ phê bình tại LHP Cannes lần thứ 63 (Pháp). Dẫu chỉ là những giải nhỏ tại các LHP, nhưng đây là niềm khích lệ vô cùng to lớn đối với điện ảnh Việt Nam. Tuy nhiên, khi về Việt Nam Bi, đừng sợ! khiến những người làm phim theo cách truyền thống, những nhà phê bình, giới truyền thông thực sự “hoang mang”. Để ra rạp, Bi, đừng sợ! phải cắt bớt cảnh nóng.

Cùng thời điểm với Bi, đừng sợ! là Chơi vơi. Kịch bản Chơi vơi do đạo diễn Phan Đăng Di viết, từng được đề cử kịch bản hay nhất của Giải thưởng điện ảnh châu Á năm 2009. Nhà sản xuất là Hãng phim truyện 1 không giấu ý định làm phim này xong để đi dự LHP. Phim được giao cho Bùi Thạc Chuyên đạo diễn. Trong phim có tình yêu nam nữ, tình yêu nữ với nữ. Một tờ báo hàng đầu tại Mỹ nhận định Chơi vơi là “sự thăm dò tinh tế và u sầu những cảm giác bất an về tình ái và sự thức nhận đầy hoang mang”. Còn khán giả Việt Nam thì hoang mang thật sự, vì họ vốn đã quen xem những bộ phim có đủ ba hồi, nhân vật có số phận rõ ràng, họ rất khó chấp nhận xem một bộ phim tình yêu với cái kết lửng lơ, chơi vơi.

Nối tiếp là Cánh đồng bất tận, Hot boy nổi loạn…

Kịch bản Cánh đồng bất tận chuyển thể từ truyện vừa cùng tên của Nguyễn Ngọc Tư. Bản thân tác phẩm văn học từ khi ra đời đã rất “hot”, bị cho là “phản ánh không đúng hiện thực địa phương”, gây tranh cãi bất tận trên báo chí. Truyện ngay lập tức rơi vào tầm ngắm của những người làm điện ảnh. Câu chuyện 3 cha con gã chăn vịt và một cô gái điếm trong Cánh đồng bất tận dữ dội và bạo liệt hơn những gì người xem được biết về nông dân Việt Nam. Sau đó bộ phim này được đưa đi LHP Pusan.

Còn trường hợp Hotboy nổi loạn - đã ghi vào lịch sử điện ảnh Việt Nam là bộ phim điện ảnh đầu tiên phản ánh trọn vẹn số phận những người đồng tính. Phim này đã được đưa đến các LHP như Berlin, Toronto, Vancouver… nhưng không gây được tiếng vang.

Năm ngoái có thêm Mùa Hè lạnh, một bộ phim mà đạo diễn của nó cố gắng biến thành một sản phẩm nghệ thuật nhưng bất thành. Đến tháng 8 này mới có Đập cánh giữa không trung, một dự án vốn đầu tư nước ngoài làm ra để hướng đến các LHP.

Một “cảnh nóng” trong phim Đập cánh giữa không trung

Một “cảnh nóng” trong phim Đập cánh giữa không trung

Cơm áo không đùa với nhà làm phim

Những bộ phim được gửi đi các LHP quốc tế trong vòng 5 năm trở lại đây mang màu sắc rất khác so với những sản phẩm điện ảnh truyền thống tại Việt Nam. Không còn đề cập đến những vấn đề như dân tộc, chiến tranh, hậu chiến…, các nhà làm phim đi vào phản ánh hiện thực cuộc sống Việt Nam đương đại nhưng đi vào phân khúc hẹp hơn. Họ dám đề cập đến những yếu tố từng bị coi là cấm kỵ của điện ảnh một thời như tình dục, bạo lực, tình yêu đồng giới…

Cách làm này gần như xung đột với quan điểm thẩm mỹ của những nhà làm phim được coi là “truyền thống”. Một thành viên trong Hội đồng Trung ương duyệt phim nhận định về Đập cánh giữa không trung nói riêng và các phim độc lập nói chung: “Đập cánh giữa không trung là một bộ phim về thời hiện đại ở Việt Nam nhưng ta cũng có thể nhìn thấy ở đâu đó như Thái Lan chẳng hạn. Không hiểu các nhà đầu tư muốn gì ở những phim này? Nhưng bản thân tôi thấy những phim độc lập gần đây của các bạn trẻ rất ít dấu ấn văn hóa Việt Nam. Các bộ phim có xu hướng đi vào các góc tối xã hội, góc tối tâm hồn con người, mãnh lực của con người vượt lên khỏi số phận trong các bộ phim ấy yếu lắm. Thử xem lại phim của đạo diễn Đặng Nhật Minh đi, con người Việt Nam ở đó ẩn nhẫn, chịu đựng, chịu bi kịch rất nhiều, nhưng vẫn tiềm tàng sức sống mãnh liệt”.

Chị Lê Tuyết Nhung, hiện đang làm cho các tổ chức phi chính phủ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực nghe nhìn cho rằng các nhà làm phim độc lập ở Việt Nam có khó khăn riêng. “Các nhà sản xuất nước ngoài thường rất tò mò về đời sống xã hội ở Việt Nam sau chiến tranh. Họ không còn quan tâm đến phim chiến tranh nữa vì phim mới của mình không hay, còn những phim thương mại thì hời hợt quá.

Tuy nhiên một số phim độc lập lại cho thấy một khía cạnh khác trong xã hội Việt Nam, có thể không đại diện cho tất cả nhưng cho thấy một góc nhìn khác, có thể là một góc khuất nào đó… mà các LHP quốc tế rất thích”.

Chị cũng cho biết thêm: “Các LHP cũng rất tò mò muốn biết những đề tài vốn được coi là cấm kỵ (như tình dục, loạn luân, đồng tính, bạo lực…) được các nhà làm phim châu Á thể hiện như thế nào. Muốn được các nguồn quỹ nước ngoài hỗ trợ các nhà làm phim Việt Nam phải có thêm các yếu tố nói trên trong kịch bản cũng là điều dễ hiểu”.

Hầu hết các phim độc lập hiện nay đều phải trông vào nguồn vốn từ các quỹ nước ngoài, đôi khi nhà làm phim phải xin rất nhiều quỹ mới đủ tiền làm phim nên mỗi dự án có thể kéo dài 4 - 5 năm. Đạo diễn Nhuệ Giang, thuộc biên chế hãng phim nhà nước, cũng cần sự “chi viện” của hai quỹ nước ngoài để làm Tâm hồn mẹ và Lạc lối.

“Các nhà làm phim độc lập hiện nay rất vất vả vì phải tự huy động vốn. Đi LHP thì danh giá đấy nhưng về nước lại không nhận nhiều sự ủng hộ, cũng không có điều kiện để chiếu rộng rãi… thực sự rất nản lòng. Theo tôi Nhà nước cần có chính sách bảo trợ cho những nhà làm phim độc lập, nhà làm phim trẻ, người làm phim đầu tay. Như ở Pháp họ đánh thuế phim nhập khẩu rất mạnh. Ở Việt Nam mình giờ chủ yếu là phim nhập khẩu, đơn cử giá vé 100.000 ngàn đồng thì sẽ phải nộp 12% tiền thuế thì số tiền không nhỏ đâu. Tiền đó sẽ đổ về quỹ hỗ trợ điện ảnh. Hàn Quốc cũng học tập Pháp nên giờ điện ảnh phát triển rực rỡ” - chị Lê Tuyết Nhung nêu ý kiến.

Theo TT&VH

Đọc thêm

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Podcast truyện ngắn: Kỷ vật cuối cùng

Chiếc đồng hồ cũ kỹ nằm im lìm trong hộp gỗ, phủ đầy bụi thời gian. Đó là kỷ vật giản dị, chứa đựng cả một kho tàng ký ức về người bà đã khuất với biết bao câu chuyện, những hồi ức đẹp đẽ về một thời đã qua...
Ly sữa chua... “chát”!?

Ly sữa chua... “chát”!?

Vị thanh mát của ly sữa chua đánh đá post lên mạng hôm ấy giờ chỉ còn trong mường tượng, nhưng dư vị chua ít, chát nhiều còn đọng lại và phảng phất gần xa ở Hà Tĩnh.
Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Thắp sáng tinh thần từ bi và hướng thiện

Đại lễ Phật đản được tổ chức tại hơn 300 ngôi chùa lớn, nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh là dịp để cộng đồng nhìn nhận những giá trị sống tích cực, lan tỏa tinh thần từ bi, hướng thiện của Phật giáo.
Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Podcast tản văn: Vàng nắng vàng đồng

Sinh ra và lớn lên ở quê, những cảnh vật, con người nơi đây đã quá quen thuộc với tôi. Tôi yêu dòng sông như dải lụa xanh uốn lượn ôm trọn xóm thôn; yêu những hàng bằng lăng tím lịm chạy dọc theo con đường làng; yêu cả những tường rào được phủ sắc hoa tigon đỏ tươi như màu máu con tim trong bài thơ tình lãng mạn của ai đó...
Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Podcast truyện ngắn: Bí mật dưới chân đèn

Tuổi trẻ của mẹ tôi là một phần ký ức đẹp đẽ của hai người lính. Tôi lại là con gái của mẹ. Đó là một nỗi niềm sâu kín. Kỷ vật này, tôi sẽ thay mẹ mình giữ mãi...
Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Podcast tùy bút: Về thăm quê Bác Làng Sen

Về thăm quê Bác tháng 5, ta như được đi trong làn hương thơm dịu mát của hoa sen, loài hoa với phẩm cách thanh cao và luôn tỏa rạng, tỏa sáng, vừa thoảng hương thơm ngát, vừa bình dị gần gũi với đồng quê mộc mạc.
Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Podcast đến với bài thơ hay: Một chiều Đồng Lộc

Đã có hàng trăm bài thơ ra đời tỏ lòng khâm phục và tiếc thương mười cô gái ở Ngã ba Đồng Lộc cùng bao người con đã ngã xuống nơi đây, dẫu vậy, “Một chiều Đồng Lộc” vẫn để lại dấu ấn riêng về tứ thơ và tình cảm của tác giả.
Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Podcast tản văn: Bến nước sông quê

Có những dòng sông không chỉ chảy qua đất đai mà còn chảy dọc theo miền ký ức. Có những bến nước không chỉ là nơi neo đậu của những chuyến đò ngang, mà còn là nơi neo đậu của hồn quê, của tình người, và những kỷ niệm lắng sâu.
Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Podcast tản văn: Nhớ bóng tre làng

Tôi sinh ra và lớn lên từ làng, nơi có lũy tre xanh rì rào khăng khít, nơi ôm ấp tôi từ thuở ấu thơ đầu trần chân đất, nơi thật thà chất phác ruộng đồng vàng hươm, dòng kênh miệt mài tưới tắm đi qua bao vật đổi sao dời…
Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Podcast mỗi tuần một câu chuyện: Mùa lúa trổ bông

Chiều quê yên ả, những cánh đồng mướt xanh như tấm thảm trải dài vô tận. Màu xanh ngút ngàn căng tràn sức sống của lúa đương thì con gái khiến người xem như được tiếp thêm nguồn sinh lực sống mạnh mẽ...
Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Thái Lan lo du lịch Việt Nam vượt mặt

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 tăng gần 50% so với trước đại dịch, trong khi Thái Lan tăng trưởng chậm khiến các doanh nghiệp lữ hành lo lắng.
Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

Podcast truyện ngắn: Mùa cau trở lại

"Mùa cau trở lại" của tác giả Sơn Trần. Với giọng kể chân thành, mộc mạc, câu chuyện không chỉ nói về mùa cau – mùa vụ gắn bó với đời sống người dân quê – mà còn thấm đẫm những tình cảm gia đình, nỗi nhớ quê hương, và tình yêu âm thầm mà sâu sắc.
Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Podcast tản văn: Nhớ nhung mít ta ở làng

Có những hương vị tuổi thơ chỉ cần nhắc tới thôi đã khiến lòng ta thổn thức. Trong ký ức của nhiều người, trái mít quê – mộc mạc, thơm nồng – không chỉ là món quà ngọt ngào của đất trời mà còn là biểu tượng của tình làng nghĩa xóm, đầy ắp yêu thương.
Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Khai mạc Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025

Sáng 6/5, Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc - Vesak 2025 đã khai mạc trọng thể tại Học viện Phật giáo Việt Nam ở TP Hồ Chí Minh với chủ đề “Đoàn kết và bao dung vì nhân phẩm con người: Tuệ giác Phật giáo vì Hòa bình thế giới và Phát triển bền vững".
Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Phong cảnh hữu tình dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh

Trên tuyến cao tốc Bắc - Nam qua Hà Tĩnh có nhiều đoạn tuyến băng qua đồng ruộng, đồi núi, sông suối tạo nên những cảnh đẹp hữu tình. Tuyến cao tốc được kỳ vọng tạo động lực quan trọng trong việc mở ra không gian phát triển mới về kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư cho Hà Tĩnh.
Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Du lịch Hà Tĩnh - bước tiến mới về khách lưu trú

Thời tiết khá tốt, nhiều sản phẩm mới hấp dẫn, giao thông thuận tiện... là những yếu tố quan trọng giúp các khu, điểm du lịch Hà Tĩnh thu hút hơn 734 nghìn lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Podcast tản văn: Về Hà Tĩnh nghe biển hát

Hà Tĩnh được thiên nhiên ban tặng cảnh quan sơn thủy hữu tình với những bãi biển cát mịn, nước trong, nhiều làng chài cổ có tuổi đời hàng ngàn năm. Về Hà Tĩnh, du khách không chỉ được đắm mình trong làn nước biển xanh trong, ngắm cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ mà còn được nghe những huyền tích thú vị.
Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Podcast giai thoại danh nhân: Bóng dáng người vợ

Danh họa Nguyễn Phan Chánh có mối tình lớn với người vợ đầu tiên, người đã sinh cho ông 6 người con và dâng hiến cả cuộc đời cho gia đình. Dù là vợ của một danh họa nổi tiếng, nhưng bà có một cuộc đời vất vả, lo toan và nhiều hy sinh.
Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhớ về kẻ sĩ Ngàn Hống Võ Hồng Huy

Nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Võ Hồng Huy là người có nhiều đóng góp cho kho tàng văn hoá dân gian xứ Nghệ với danh xưng: “kẻ sĩ Ngàn Hống”.
Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Trương Ngọc Ánh duyên nợ với thơ lục bát

Duyên nợ với thi ca đã giúp thầy giáo dạy Sử sinh ra từ miền quê mặn mòi ven biển Đỉnh Bàn (TP Hà Tĩnh) đến với những vần thơ thấm đẫm phù sa quê hương. Trương Ngọc Ánh làm nhiều thơ, đủ các thể loại nhưng nhiều nhất, đặc sắc nhất vẫn là những bài thơ lục bát.