Về Hà Tĩnh

“Phố đêm” Cẩm Nhượng

“Phố đêm” Cẩm Nhượng

Đó không phải là phố đêm mà bạn vẫn gặp đâu đó trong những thị thành. Đó là một phố đêm mịt mùng trên biển. Bạn có thể nhìn thấy những dãy đèn đêm nhấp nháy trên biển và gửi vào đó tâm tư mộng mơ nhưng với tôi đó là một phố đêm nhọc nhằn mưu sinh. Những ánh đèn màu nhấp nháy ấy hối thúc tôi tìm gặp những ngư dân câu mực. Chỉ khi được chuyện trò với họ tôi mới được lý giải rõ ràng nhất, đầy đủ nhất về niềm tin, tình yêu và sự kiên định với biển của ngư dân nơi đây.

“Phố đêm” Cẩm Nhượng

Không biết nghề câu mực xuất hiện từ đời nào, chỉ biết ở Cẩm Nhượng, bất kỳ người đàn ông nào đi biển cũng hiểu thuộc tính của con mực và nghề câu mực được đa phần đàn ông lựa chọn. Dù ngày nay, nhiều người đã bỏ nghề nhưng đến thời điểm hiện tại, số lượng thuyền chuyên nghề câu mực cũng vẫn đang chiếm hơn 2/3 tổng số thuyền đi biển của Cẩm Nhượng (170/240 thuyền).

Để câu mực, những người đàn ông Cẩm Nhượng phải đi thuyền cách bờ từ 8 – 10 hải lý và cũng tuỳ vào độ xa gần mà các tàu sẽ nhổ neo từ 4 – 6 giờ chiều và trở về khi rạng đông chưa ló. Những thuyền lớn thì người ta sẽ đi đôi, thường là cha con hoặc anh em, còn thuyền thúng thì mỗi người một thuyền.

“Phố đêm” Cẩm Nhượng

Những con thuyền câu mực dù to hay nhỏ đều gắn lên đó những cái bóng đèn pha công suất lớn. Và khi bóng đêm phủ đen mặt biển, các “cần thủ” sẽ pha đèn, bắt đầu giăng câu. Nếu nghỉ đêm ở Thiên Cầm, khách du lịch sẽ nhận được những xúc cảm thơ mộng khi ngắm biển đêm với một “phố biển” lung linh ánh đèn. Thơ mộng là thế nhưng phía ấy là bao nỗi nhọc nhằn mưu sinh. Lựa chọn nghề câu mực cũng là lựa chọn với việc ăn đong niềm vui, nỗi buồn hàng ngày.

Người đàn ông mà chúng tôi gặp đầu tiên ở trên bãi neo thôn Chùa có dáng dấp khá phong lưu. Năm nay đã 60 tuổi, đi câu mực đã phải dùng đến kính sáng nhưng ông Nguyễn Văn Hạnh (thôn Phúc Hải) vẫn rất đam mê nghề này. Ông nói, những đứa trẻ sinh ra ở biển, chưa biết đi đã theo cha mẹ lênh đênh trên biển rồi, không chừng biết bơi trước khi biết đi. Biển là tình yêu mặc định. Thế nên dù cực nhọc, dù khó khăn, dù có những thời điểm cùng cực tưởng như phải nghỉ nghề thì ông vẫn nuôi giữ niềm tin, tình yêu để cuối cùng nghề vẫn trở lại.

“Phố đêm” Cẩm Nhượng

Vào những ngày mưa gió, không nhổ neo cho thuyền ra biển là ông Hạnh lại đứng ngồi không yên. Ông nhớ tiếng máy tàu nổ ran trên biển, nhớ tiếng gọi nhau ơi ới của người làng, nhớ tiếng con mực quẫy trong khoang thuyền. Nhớ những đêm trăng thanh, nướng vội con mực, lai rai cùng con trai trên thuyền câu. Ông nói, trời lặng thì ít mực lắm nhưng ông vẫn cùng con trai ra biển. Có khi về thuyền không, có khi chỉ đủ tiền dầu nhưng không đi không yên được. Dù ông không nói ra nhưng tôi biết, ông đã dành cho biển một tình yêu máu thịt. Và tôi biết, còn sức khoẻ ông sẽ còn nổ máy vươn khơi.

Vừa dọn rửa, sửa sang lại con thuyền, ông Hạnh vừa tâm sự: “xưa kia chúng tôi đi câu mực cực khổ hơn bây giờ nhiều, thay vì đi xuồng gắn máy có đèn pha sáng như bây giờ, chúng tôi phải chèo tay và đốt đuốc soi để câu. Thế nhưng trước đây “lộc” biển vẫn nhiều hơn bây giờ thành thử bây giờ thế hệ trẻ cũng không mấy mặn mà với nghề này nữa”.

Đàn ông Cẩm Nhượng, khi đã lập gia đình thì cũng đồng nghĩa với việc phải “riêng” thuyền để đi biển một mình. Có thâm niên đi biển chưa lâu nhưng Nguyễn Bá Anh (thôn Hải Nam) đã sớm là một trong nhưng ngư dân “cứng cựa” của làng biển Cẩm Nhượng. Một mình lênh đênh trên biển với con thuyền thúng nhỏ nhưng ngày nào Bá Anh cũng là một trong những người câu được nhiều mực nhất.

“Phố đêm” Cẩm Nhượng

Bá Anh cho hay, do thuyền nhỏ nên anh chỉ ra đến Hòn Én rồi neo thuyền giăng câu. Tuy là mỗi người một thuyền nhưng “phố đêm” trên biển cũng rộn rã lắm. Tầm 21h đêm là thời điểm mực bắt đầu đi ăn và trước đó các “cần thủ” bật đèn để soi mặt nước xem độ đục trong để lựa chọn mồi câu. Con mực là loại sinh vật khá dễ hiểu, nó chỉ ăn mồi tôm hoặc mồi cá và nước đục thì thích mồi đậm màu, nước trong thích mồi nhạt màu. Cứ thế, ngư dân sẽ lường theo con nước mà thả mồi.

Đi biển là nghề vất vả, đi biển một mình trong đêm tối lại càng vất vả hơn, thế nhưng trong những chuyện trò với ngư dân câu mực, chúng tôi không hề nghe họ nói về nỗi cực nhọc, chỉ cảm nhận được ở họ một tình yêu kỳ lạ với biển. Có những chuyến đi biển trở về đầy khoang, có những chuyến trở về tay trắng nhưng hình như họ đã quen với điều đó nên không lấy làm buồn vui. Tôi nhận ra rằng, người biển rất dễ chấp nhận. Với họ, niềm vui, nỗi buồn cũng tựa như sóng bể, khi hiền hoà khi dữ dội, khi vồ vập, khi xa cách. Và đó là lẽ tự nhiên. Tự nhiên như chính tình yêu, sự gắn bó cuộc đời với biển cả của họ.

“Phố đêm” Cẩm Nhượng

“Ngước biển” là một từ không có trong từ điển tiếng Việt, nó được sinh ra từ tập tục đi đón chồng trở về từ biển của người dân Cẩm Nhượng. Ở đó, phía sau những người đàn ông đi biển một mình là những người đàn bà luôn sẵn sàng đứng đợi trên bờ. Họ đôi khi làm nên một rạng ngày huyên náo ở chợ Cồn Gò, đôi khi làm nên những khoảng lặng bình yên ngay bãi neo trước làng mình.

“Phố đêm” Cẩm Nhượng

Nơi chúng tôi đến là bến thuyền trước thôn Chùa, cách trung tâm du lịch Thiên Cầm chừng 1km. Ở đó con đường cát năm nào đã được bê tông hoá, những lối đi xuống biển cũng đã được xây thành bậc thang nhưng bóng những người đàn bà “ngước biển” thì vẫn dáng hình ấy. Mỏng manh và lam lũ. Và cả nỗi cô đơn vằng vặc.

Trong ánh ngày chưa rõ, bóng họ nhoè trong bóng nước. Lặng phắc và mòn mỏi. Tôi cứ nhìn theo bóng dáng những người phụ nữ ấy và mường tượng những đêm khuya vò võ khi những người chồng đã ra biển, khi những mệt nhọc của công việc đã tạm ngưng. Bao nhiêu giấc ngủ được bình yên khi chồng một mình nơi biển cả? Chắc hẳn, ngay cả trong giấc mơ, những mối lo lắng, những đợi chờ, hy vọng cũng thấp thỏm không yên.

“Phố đêm” Cẩm Nhượng

“Phố đêm” Cẩm Nhượng

Bà Hoàng Thị Lan ở thôn Chùa làm vợ của ngư dân Đinh Viết Xuân đã gần 40 năm. Đó cũng là chừng ấy năm bà đứng đợi chồng trên biển. Cứ ngày nào chồng đi biển thì cứ 3h sáng là bà đã ra đứng “ngước”. Bà nói, mấy chục năm nay tôi đã quen giấc ấy rồi. Những hôm chồng không đi biển cũng giờ đó là dậy sửa soạn cơm nước rồi. Những hôm chồng đi câu thì giấc ngủ càng trở nên xấp xổm. Biển động thì lo về sự hiểm nguy, biển lặng thì lo thất bát. Những người “ngước biển” như chúng tôi, vì thế “ngước” cả niềm vui, nỗi buồn từ biển vào lòng mình.

“Ngước biển” trên bãi neo thuyền thôn Chùa còn có những người vợ rất trẻ, từ làng quê khác lấy chồng về đây, “nhập gia tuỳ tục” theo đàn bà vùng biển này. Họ cũng rẽ màn đêm, ra biển từ tinh mơ sáng và cũng lo cân kéo, bán mua rồi cùng chồng dọn rửa thuyền chuẩn bị cho chuyến đi câu mới.

“Phố đêm” Cẩm Nhượng

Sinh năm 1994 ở một làng quê trồng lúa, sau 7 năm làm dâu ở làng biển Cẩm Nhượng, cô gái trẻ Trương Thị Hương đã trở thành người phụ nữ miền biển thực thụ. Hàng ngày, Hương buôn bán tạp hoá phụ chồng nuôi 2 đứa con ăn học. Đêm đêm khi chồng ra biển Hương lại ra bờ ngóng theo những ánh đèn nhấp nháy ngoài xa và thấp thỏm lo lắng, thấp thỏm đợi chờ. Giấc ngủ thường đến rất muộn và kết thúc khi bóng ngày chưa rạng. Nhưng cũng không biết từ bao giờ, với Hương, đó không còn là nỗi nhọc nhằn mà đã trở thành một lẽ sống mà Hương nghĩ là duyên phận của cuộc đời mình.

Hương chia sẻ: “Nghề đi biển bấp bênh lắm. Dạo trước còn được nhiều “lộc” biển chứ độ này may lắm mỗi chuyến cũng chỉ được vài ba cân mực. Giá mực sống dao động từ 300 – 400 nghìn/kg, mực chết thì chỉ 250 – 300 nghìn/kg nên thu nhập từ biển cũng chẳng đáng là bao. Thế nhưng, người đàn ông lớn lên ở biển họ yêu biển lắm, họ không dễ dàng từ bỏ cái nghề gắn với họ từ trong trứng nước đâu, thế nên được mất gì, người vợ cũng phải vui vẻ. Có những ngày biết chồng buồn vì thất bát, tôi còn nán lại để phụ chồng lau rửa thuyền, chuẩn bị ngư cụ cho chuyến đi câu tới”.

“Phố đêm” Cẩm Nhượng
“Phố đêm” Cẩm Nhượng

Chúng tôi rời làng biển Cẩm Nhượng khi bình minh đã nhuộm hồng bãi biển. Những lao xao mua bán cũng theo tiểu thương đi về các chợ. Phía bãi biển, chỉ còn lác đác bóng những người đàn ông lau rửa thuyền và vài ba người vợ trở về, cầm trên tay mớ cá được chồng đánh thêm để dành làm thực phẩm trong ngày. Trên con đường bê tông ven biển, khách du lịch nghỉ đêm trong những khách sạn mới xây đã túa ra biển để bắt đầu kỳ nghỉ của mình.

Chúng tôi đưa tay vẫy tay chào họ như thể đang tạm biệt một vùng đất với những nét văn hoá giản dị, độc đáo đã gieo vào tâm tư chúng tôi những xúc cảm đẹp đẽ về biển và tình yêu kiên định với biển.

ảnh: Huy Tùng

video: hương thành

Chủ đề NGƯỜI HÀ TĨNH

Đọc thêm

Infographic: Lộ trình sáp nhập tỉnh thành, tinh giảm xã

Hà Tĩnh trong cảm nhận của con em xa quê

Lễ, tết là dịp nghỉ ngơi, du lịch với nhiều người, nhưng với người con Hà Tĩnh, đó còn là cơ hội trở về quê hương, gắn kết gia đình và cảm nhận những đổi thay nơi chôn nhau cắt rốn.
Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Trải nghiệm Thiên Cầm qua dịch vụ xe điện

Nhiều du khách đến với biển Thiên Cầm (Hà Tĩnh) tỏ ra thích thú và hài lòng khi được trải nghiệm dịch vụ xe điện, ngắm nhìn cảnh quan, hòa mình vào nhịp sống của người dân.
Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Hạnh phúc, tự hào và thương nhớ khôn nguôi

Sự kiện lịch sử giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đã đi qua trọn vẹn nửa thế kỷ nhưng trong tâm cảm của hàng chục triệu người dân Việt Nam và những người con Hà Tĩnh, vẫn vẹn nguyên niềm hạnh phúc, tự hào và nỗi nhớ thương đồng đội, người thân không trở về.
Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Đá Bạc Eco -"Thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh

Nằm giữa vùng đồi núi nhấp nhô thượng nguồn hồ Kẻ Gỗ, Khu du lịch Đá Bạc Eco (xã Nam Điền, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã trở thành "thiên đường xanh" giữa lòng Hà Tĩnh, đầy sức mê hoặc , thu hút du khách xa gần.
Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Những con đường huyền thoại tiếp nối tương lai

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là điểm trọng yếu trên tuyến chi viện miền Nam, hứng chịu hàng vạn tấn bom đạn. Ngày nay, chiến tranh đã lùi xa, những con đường huyền thoại năm xưa vẫn tràn đầy sức sống, góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của tỉnh nhà.
Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Khám phá cung đường hoang sơ, kỳ vĩ cùng VinFast Hà Tĩnh

Cùng người bạn đồng hành là chiếc ô tô điện "3 không” (không mùi, không tiếng ồn và không phát thải), du khách sẽ được hòa mình vào khung cảnh biển trời hùng vĩ, cảm nhận rõ nét đẹp của vùng đất Hà Tĩnh yên bình.
Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Xanh lại những "tọa độ lửa" ở Hà Tĩnh

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, những tọa độ lửa như núi Nài, Ngã ba Đồng Lộc, Làng K130… của Hà Tĩnh đã cùng quân dân cả nước làm nên đại thắng mùa xuân 1975.
 Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Bùng nổ mùa hè 2025 cùng du lịch biển Hà Tĩnh

Cùng với chuỗi lễ hội khai trương hoành tráng, các khu, điểm du lịch trên địa bàn Hà Tĩnh đang nỗ lực đổi mới sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, hứa hẹn mang đến kỳ nghỉ sôi động, đáng nhớ cho du khách muôn phương trong dịp hè 2025.
 Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Thạch Hà - vùng đất giàu truyền thống văn hóa và khoa bảng

Với lịch sử 1020 năm phát triển, các thế hệ người dân Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã chinh phục thiên nhiên, chung lưng đấu cật, gắn bó đoàn kết, xây dựng mảnh đất này ngày càng phát triển, trở thành vùng quê giàu bản sắc văn hóa, có nhiều người đỗ đạt khoa bảng.
Những người con xa quê nặng lòng với quê hương

Những người con xa quê nặng lòng với quê hương

Những người con Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam không chỉ đoàn kết, nỗ lực góp phần xây dựng vùng đất mới mà còn luôn đau đáu hướng về quê hương. Với tình yêu quê sâu đậm, họ luôn chung tay vun đắp, lan tỏa giá trị văn hóa và tinh thần Hà Tĩnh, tạo nên một “Hà Tĩnh thứ hai” đầy nghĩa tình và bản sắc nơi đất khách.
Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Hà Tĩnh khởi đầu mùa du lịch biển sôi động

Khai trương mùa du lịch biển năm nay không tổ chức quy mô cấp tỉnh, nhưng với sự chuẩn bị chu đáo, đầu tư công phu và diễn ra đồng loạt tại các địa phương, sự kiện này đã mang đến những ấn tượng đặc biệt, mở ra một mùa du lịch biển sôi động.
Khai trương mùa du lịch biển Kỳ Anh

Khai trương mùa du lịch biển Kỳ Anh

Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng nhằm quảng bá hình ảnh quê hương, con người huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tươi đẹp, thân thiện đến với du khách trong và ngoài nước.
Tưng bừng khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Tưng bừng khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã về dự khai trương du lịch biển ở Kỳ Ninh (TX Kỳ Anh), Xuân Hải (Thạch Hà), Xuân Thành (Nghi Xuân).
Sẵn sàng "bấm nút" khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Sẵn sàng "bấm nút" khai hội du lịch biển Hà Tĩnh

Xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật công phu, hấp dẫn và tăng cường các hoạt động bên lề, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã sẵn sàng "bấm nút" khai trương du lịch biển năm Hà Tĩnh năm 2025,
Đèn lồng sáng rực biển đêm Xuân Thành

Đèn lồng sáng rực biển đêm Xuân Thành

Check-in hàng ngàn chiếc đèn lồng đa sắc màu, thả hoa đăng trên kênh Bàu Dài... mang tới cho du khách những trải nghiệm mới mẻ khi về biển Xuân Thành (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) dịp này.