Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tập trung giúp dân khắc phục hậu quả mưa bão

(Baohatinh.vn) - Tiếp tục công tác chỉ đạo phòng chống bão số 10 tại Hà Tĩnh, chiều nay (15/9), Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đi kiểm tra tình hình mưa bão, công tác ứng phó hoàn lưu sau bão và khắc phục hậu quả ở Kỳ Anh. Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Đặng Quốc Vinh, Đặng Ngọc Sơn cùng đi với đoàn.

Báo cáo với Phó Thủ tướng và đoàn công tác tại buổi làm việc với chính quyền thị xã Kỳ Anh, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn khẳng định đây là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Hà Tĩnh trong vòng gần 30 năm qua. Tuy vậy, nhờ chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống nên trong thời gian bão đổ bộ, Hà Tĩnh ko ghi nhận thiệt hại về người. Sau bão tỉnh sẽ tập trung rà soát, thống kê một cách khách quan, chính xác về thiệt hại để báo cáo Chính phủ.

pho thu tuong trinh dinh dung tap trung giup dan khac phuc hau qua mua bao

Bí thư Tỉnh ủy cũng cho rằng, ở Hà Tĩnh bão thường gắn với lũ, lượng mưa lớn sẽ còn tiếp tục, nhiều hồ đập sẽ xả lũ, nhất là thủy điện Hố Hô đã xả với lưu lượng 1.300 m3/s, nên nguy cơ ngập lụt là rất cao. Vì vậy, tỉnh đề nghị Chính phủ chỉ đạo Nhà máy Thủy điện Hố Hô phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với Hà Tĩnh trong công tác xả lũ để đảm bảo an toàn cho vùng hạ du.

Bí thư Tỉnh ủy cũng mong các cơ quan thông tin đại chúng tiếp tục thông tin một cách khách quan, kịp thời, chính xác tình hình bão lũ tại Hà Tĩnh để có sự chung tay cùng tỉnh khắc phục hậu quả nặng nề mà bão gây ra.

Sau khi nghe đánh giá sơ bộ về thiệt hại do bão gây ra và kiểm tra thực tế, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá cao công tác phòng chống bão của các Bộ, ngành và Hà Tĩnh, nhất trong công tác kêu gọi tàu thuyền và sơ tán dân đến nơi tránh trú an toàn.

pho thu tuong trinh dinh dung tap trung giup dan khac phuc hau qua mua bao

Nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó Thủ tướng đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục rà soát, hướng dẫn nhân dân khắc phục hậu quả sau bão, nhất là bảo quản lương thực thực phẩm; quản lý chặt chẽ tàu thuyền và phương tiện đi lại để đảm bảo an toàn; kiểm tra, vận hành an toàn các hồ đập, đánh giá kỹ những khu vực còn nguy hiểm để tiếp tục sơ tán dân, nhất là các vùng có nguy cơ lũ quét, lũ ống do mưa lớn sau bão.

Sau bão, tỉnh cần thống kê thiệt hại một cách chính xác, khách quan; tổ chức thăm hỏi người dân, nhất là các gia đình bị thiệt hại nặng; hỗ trợ về lương thực, thực phẩm, thuốc men nhằm không để người dân nào bị đói, bị dịch bệnh; huy động nguồn lực để sửa chữa lại các công trình, ưu tiên các trường học để phục vụ nhu cầu học tập cho các em học sinh...

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn và đoàn thăm hỏi, động viên gia đình cụ Lê Xuân Tiềm (thương binh 3/4, phường Sông Trí, TX. Kỳ Anh) bị bão làm hư hỏng nặng nhà cửa.

Ngay sau buổi làm việc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn đã đi kiểm tra tình hình thiệt hại sau bão trên địa bàn thị xã; đến thăm hỏi động viên một số hộ gia đình bị thiệt hại nặng do bão gây ra tại phường Sông Trí.

* Trước đó, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã đến kiểm tra tình hình và nghe lãnh đạo huyện Kỳ Anh, ngành chức năng báo cáo công tác triển khai phòng chống bão số 10. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh cùng đi với đoàn.

pho thu tuong trinh dinh dung tap trung giup dan khac phuc hau qua mua bao

Phó Thủ tướng Chính phủ chia sẻ khó khăn với nhân dân Hà Tĩnh nói chung, huyện Kỳ Anh nói riêng, đồng thời yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành chức năng tiếp tục tập trung cao độ để ứng phó, không chủ quan với diễn biến tiếp theo của mưa lũ.

"Trước mắt tập trung thăm hỏi các gia đình bị thiệt hại, đồng thời ưu tiên hỗ trợ thuốc men, lương thực để người dân ổn định cuộc sống; sớm khôi phục hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh và sản xuất", Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh.

Lãnh đạo tỉnh, ngành chức năng cần theo dõi sát diễn biến hoàn lưu sau bão để tiếp tục sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy cơ lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, vùng nguy hiểm.

pho thu tuong trinh dinh dung tap trung giup dan khac phuc hau qua mua bao
pho thu tuong trinh dinh dung tap trung giup dan khac phuc hau qua mua bao
pho thu tuong trinh dinh dung tap trung giup dan khac phuc hau qua mua bao

Phó Thủ tướng cùng đoàn thăm hỏi, động viên người dân tại các điểm tránh bão ở Kỳ Anh

pho thu tuong trinh dinh dung tap trung giup dan khac phuc hau qua mua bao

Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa, Cục trưởng Cục Cứu hộ - Cứu nạn Bộ Quốc phòng và lãnh đạo Bộ Tư lệnh Quân khu 4 đã trực tiếp đến Cẩm Xuyên, thị xã Kỳ Anh kiểm tra công tác ứng cứu nhân dân.

Kiểm tra trực tiếp tại các xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, và một số địa điểm trên địa bàn thị xã Kỳ Anh, Thiếu tướng Trương Đức Nghĩa đánh giá cao công tác chuẩn bị, ứng cứu, di dời dân; yêu cầu các lực lượng có sự phối hợp xử lý khi có tình huống, bảo đảm người dân không bị đói rét, đặc biệt sau khi bão đi qua; nắm bắt thông tin kịp thời, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền khắc phục hậu quả.

pho thu tuong trinh dinh dung tap trung giup dan khac phuc hau qua mua bao

Tối 15/9, ngay khi bão tan, huyện Kỳ Anh đã họp triển khai công tác khắc phục hậu quả cơn bão số 10.

Theo báo cáo sơ bộ, hiện các xã Kỳ Thượng, Kỳ Lạc đã bị chia cắt hoàn toàn do cầu cống hỏng, nước dâng cao ngập đường, cây cối đổ gãy. Tuyến đường tỉnh lộ 12 qua các xã Kỳ Tân, Kỳ Hợp, Kỳ Lâm, Kỳ Sơn bị chi cắt.

Các xã vùng ven biển Kỳ Xuân, Kỳ Khang, Kỳ Phú bị ảnh hưởng thiệt hại nặng do bão và triều cường. Thôn Nam Hải, thuộc xã Kỳ Hải, với 430 hộ dân bị ngập hoàn toàn, người dân đã được đi dời lên vùng an toàn...

Triển khai công tác khắc phục, lãnh đạo Kỳ Anh huy động toàn hệ thống chính trị, tăng cường lực lượng, bắt đầu từ sáng mai (16/9) xuống các địa bàn ám nắm tình hình, hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả.

Đặc biệt, không để người dân thiếu đói, thông tin tuyên truyền để người dân tránh lơ là, chủ quan, gây nguy hiểm đến tính mạng. Lưu ý công tác xử lý vệ sinh môi trường, tránh dịch bệnh sau bão lũ, khắc phục các đoạn đường xung yếu...

Theo thống kê sơ bộ, đến cuối chiều ngày 15/9, tại Kỳ Anh có khoảng 25.000 nhà dân bị tốc mái; nhiều công trình công cộng như: trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, trụ sở cơ quan bị sập đổ, hư hại mái che, mái nhà để xe.

Toàn huyện có 5.000 ha cây gỗ nguyên liệu (keo, tràm và cây ăn quả) bị đổ gãy; 150 ha ao hồ nuôi trồng thủy sản bi thiệt hại; hệ thống đê điều, giao thông trên địa bàn bị ảnh hưởng, trong đó đoạn đê đi qua thôn Nam Hải (Kỳ Hải) bị sạt lở nghiêm trọng...

Chủ đề Tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa bão

Đọc thêm

Gieo chữ nơi đảo xa..!

Gieo chữ nơi đảo xa

Giữa muôn trùng biển khơi, các thầy giáo nơi huyện đảo Trường Sa vẫn ngày đêm cần mẫn trên từng trang giáo án. Những bài giảng của thầy đã bồi đắp thêm kiến thức, niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước cho những mầm non nơi biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Dạy thêm: Pháp lý và đạo lý

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, có hiệu lực từ ngày 14/2/2025, quy định rằng giáo viên không được dạy thêm có thu tiền cho học sinh mà họ đang trực tiếp giảng dạy theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.
Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm theo Nghị định 177

Nghị định số 177 ngày 31/12/2024 của Chính phủ quy định về chế độ, chính sách đối với các trường hợp không tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ cấp ủy, chính quyền, MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng.
Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Thuốc Tamiflu khan hiếm, loạn giá

Cúm hoành hành xuyên Tết, nhiều ca bệnh diễn biến nặng đẩy Tamiflu trở thành "hàng nóng", giá tăng vọt, bác sĩ cảnh báo nguy hiểm từ việc tự ý sử dụng thuốc này.