Căn hộ trần lượn sóng

Trần lượn sóng thiết kế trong phòng khách vừa tạo điểm nhấn thị giác, vừa khiến không gian trở nên mềm mại hơn.

Căn hộ trần lượn sóng

Căn hộ chung cư 100 m2 ở một khu đô thị tại quận Tây Hồ, Hà Nội là nơi ở của cặp vợ chồng ngoài 60 tuổi. Trước khi cải tạo, phòng khách không có ban công, thiếu sáng và gió tự nhiên. Cửa phòng vệ sinh chung lại mở ra phòng khách, gây mất thẩm mỹ và thiếu tính riêng tư.

Vì chủ nhà thích phong cách Indochine nên căn hộ được thiết kế lại theo phong cách vừa cổ điển, vừa hiện đại này.

Căn hộ trần lượn sóng

Để đưa ánh sáng và gió tự nhiên vào phòng khách, kiến trúc sư cho phá bỏ tường phòng ngủ thứ ba (căn phòng có ban công) thay thế bằng hệ cửa ba cánh trượt tạo tính linh hoạt đóng mở. Vật liệu sử dụng là gỗ tự nhiên và mây đan mắt cáo nguyên liệu đặc trưng phong cách Indochine.

Các kiến trúc sư cũng bịt cửa nhà vệ sinh nhìn thẳng ra phòng khách, chuyển sang đi qua bếp. Sau khi cải tạo, phòng khách tràn đầy nắng gió và có cảm giác rộng ra.

Căn hộ trần lượn sóng

Màu chủ đạo của căn hộ là vàng đất - màu sắc điển hình của phong cách Indochine. Nội thất sử dụng vật liệu thuần Việt như gỗ, mây, gốm, vải bố, rèm lụa, gạch nung… vừa thể hiện tính bản địa, vừa mang tính thẩm mỹ cao, tạo cảm giác thân thuộc cho gia chủ.

Trong phong cách nội thất Indochine, gạch bông thường được sử dụng lát sàn. Tại tiền sảnh nối với bếp, loại gạch này dùng để lát một khoảng nhỏ tạo điểm nhấn, không làm nặng nề không gian.

Căn hộ trần lượn sóng

Lối vào nhà hình vòm giống như chiếc cổng chào đón khách bước vào không gian chính. Cửa trượt khuôn vòm nối giữa phòng khách và phòng ngủ thứ ba lại mang ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Hình dáng cửa trượt tạo sự liên tưởng đến chốn khuê phòng của cung tần vua chúa xưa.

Sự kết hợp giữa kiến trúc hoài cổ truyền thống Á đông và sự hiện đại, lãng mạn của kiến trúc Pháp làm nổi bật phong cách chính Indochine của căn hộ.

Căn hộ trần lượn sóng

Phòng khách căn hộ khá rộng, nếu không tạo điểm nhấn sẽ khiến không gian đơn điệu. Do đó kiến trúc sư quyết định tạo trần lượn sóng.

Không giống trần phẳng thông thường, trần lượn sóng vừa tạo điểm nhấn thị giác vừa liên tưởng tới mái lợp fibro xi măng sử dụng ở khu tập thể cũ, tạo sự thân thuộc cho chủ nhân lớn tuổi.

Căn hộ trần lượn sóng

Khu vực bếp cũng được ốp gạch bông, vừa tạo điểm nhấn, vừa mang tính điển hình của phong cách Indochine. Ngoài tính thẩm mỹ, gạch bông còn có độ bền cao, thấm hút nước tốt, không trơn trượt, thích hợp thời tiết Việt Nam.

Căn hộ trần lượn sóng

Bản vẽ trước và sau khi cải tạo căn hộ. Tổng thời gian thi công là 40 ngày, chi phí 600 triệu đồng.

Theo VNE

Đọc thêm

Trút bỏ áp lực

Trút bỏ áp lực

Việc xây dựng một hệ thống hỗ trợ tinh thần, từ gia đình, trường học đến cộng đồng là điều vô cùng cần thiết cho sức khỏe tâm lý của giới trẻ.
Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Phòng bệnh giao mùa xuân hè cho trẻ

Thời tiết giao mùa nóng ẩm giữa mùa xuân và mùa hè là thời điểm mà nhiều vi sinh vật, cũng như các tác nhân gây bệnh phát triển mạnh mẽ. Trẻ em là đối tượng dễ chịu tác động bởi những thay đổi này.
Tình yêu 'thời filter'

Tình yêu 'thời filter'

Vì đã quá quen nhìn người khác qua bộ lọc làm đẹp (filter) trên mạng xã hội, chúng ta quên mất làn da thật trông như thế nào.
Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Sức hút từ trào lưu chụp ảnh photobooth

Photobooth đang là xu hướng chụp ảnh “hot” hiện nay của giới trẻ Hà Tĩnh. Với chi phí phải chăng, các bạn trẻ có thể dễ dàng lưu giữ nhiều kỷ niệm đẹp qua những bức ảnh nhỏ xinh.
Chệch hướng văn hóa đọc

Chệch hướng văn hóa đọc

Từ một thể loại dành cho nhóm độc giả nhất định, truyện đam mỹ (tình yêu nam - nam) và bách hợp (tình yêu nữ - nữ) đã trở thành xu hướng khá phổ biến trong giới trẻ, phản ánh sự thay đổi về nhu cầu và nhận thức về tình yêu, giới tính.
Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi có lây không?

Bệnh sởi là một bệnh nhiễm trùng cấp tính, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi và người lớn vẫn có thể bị mắc. Tuy nhiên từ 25 – 50% những người tiếp xúc với virus bệnh sởi và bị nhiễm bệnh mà không có dấu hiệu lâm sàng. Vậy bệnh sởi có lây không, và cách phòng ngừa điều trị như thế nào?