Bệnh tay, chân, miệng: Diễn biến phức tạp

Trong thời gian qua, tình hình bệnh tay, chân, miệng đang có diễn biến hết sức phức tạp trên nhiều địa phương của cả nước. Tại tỉnh Hà Tĩnh, trong tháng 7 ghi nhận có 2 trường hợp và đến nữa cuối tháng 8 lại nay đã có thêm 32 trường hợp bị bệnh tay, chân, miệng.

Cháu Trần Thái Giang (7 tháng tuổi) ở Thôn Mỹ Hòa xuất hiện các phỏng nước ở tay, chân, và có cả trong miệng
Cháu Trần Thái Giang (7 tháng tuổi) ở Thôn Mỹ Hòa xuất hiện các phỏng nước ở tay, chân, và có cả trong miệng
Cháu Trần Thái Giang (7 tháng tuổi) ở Thôn Mỹ Hòa xuất hiện các phỏng nước ở tay, chân, và có cả trong miệng

Theo báo cáo của ngành Y tế, đến nay đã phát hiện 32.588 trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng, trong đó đã có 81 ca tử vong. Mới đầu, bệnh chỉ tập trung khởi phát ở một số tỉnh Miền Nam nhưng đến nay cũng đã xuất hiện ở Miền Trung, một số tỉnh Miền Bắc và đã có trên 52 tỉnh thành, phố trong cả nước có người mắc bệnh. Tại Hà Tĩnh, từ ngày 19/7 đến nay, trên địa bàn 4 huyện: Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh, Can Lộc đã có 34 trường hợp mắc bệnh tay, chân, miệng, trong đó riêng huyện Cẩm Xuyên có đến 31 trường hợp. Qua lấy mẫu đi xét nghiệm, Viện Vệ sinh dịch tễ rung ương đã xác định Phan Trọng Khởi (6 tuổi) ở xóm 9 xã Hồng Lộc (Lộc Hà) đã dương tính với Enterovirus 71 (EV71).

Đặc biệt, tình hình bệnh tay, chân, miệng ở huyện Cẩm Xuyên đang có chiều hướng diễn ra khá phức tạp, bệnh đã xảy ra ở thôn Mỹ Hòa (Cẩm Hòa), thôn Yên Giang (Cẩm Yên), thôn Liên Phượng (thị trấn Thiên Cầm) và xã Cẩm Mỹ. Riêng tại thôn Mỹ Hòa tính đến ngày 27/8 đã có 22 trường hợp có nhiều biểu hiện của bệnh tay, chân, miệng. Theo bác sỹ Phan Công Cừ - Trưởng trạm y tế xã Cẩm Hòa cho biết, ngày 14/8, cháu Võ Hoàng Anh là trường hợp đầu tiên ở địa phương có biểu hiện của bệnh tay, chân, miệng. Cháu có các triệu chứng như: nổi phỏng nước ở chân, tay, lòng bàn tay, bàn chân, ở miệng. Sau khi có những triệu chứng đó, cháu Anh đã được điều trị ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh một thời gian nay đã khỏi. Được biết, cách trước khi phát bệnh khoảng 5 ngày, gia đình cháu Anh có ông ngoại, chú, gì và một cháu nhỏ làm ăn ở Bà Rịa Vũng Tàu về chơi và ở cùng gia đình cháu Anh. Theo nhiều người nhận định, cháu Anh có thể bị lây bệnh từ một số người từ miền nam trở về!

Hiện nay, theo như báo cáo của y tế thôn bản ở Mỹ Hòa đã có đến 26 trường hợp nghi bị bệnh tay, chân, miệng. Các cháu có nhiều biểu hiện nặng, nhẹ khác nhau, tập trung ở lứa tuổi dưới 5 tuổi. Chị Trần Thị Hoa có con trai là cháu Trần Thái Giang (7 tháng tuổi) ở Thôn Mỹ Hòa cho biết: “Cách đây 2 ngày cháu Giang sốt cao, xuất hiện các phỏng nước ở tay, chân, và có cả trong miệng. Gia đình đã đưa cháu lên Trạm y tế kiểm tra, biết được cháu có nhiều biểu hiện của bệnh tay, chân, miệng”. Theo chị y tế thôn thì đã cho cháu Giang uống Olyzon (bù nước), dùng xanhmêtilen chấm ở các phọng nước đã vỡ để chống nhiễm trùng; khuyến cáo gia đình làm vệ sinh sạch sẽ cho cháu, các đồ dùng, nhà cửa, bàn nghế, các đồ dùng đồ chơi,...

Bác sỹ của khoa Truyền nhiễm (BV Đa khoa tỉnh) lấy mẫu máu xét nghiệm bệnh tay, chân, miệng
Bác sỹ của khoa Truyền nhiễm (BV Đa khoa tỉnh) lấy mẫu máu xét nghiệm bệnh tay, chân, miệng

Trước diễn biến phức tạp của bệnh tay, chân, miệng, Trung tâm Y tế Dự phòng Cẩm Xuyên đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tổ chức nói chuyện về cách phát hiện và phòng chống bệnh tay, chân, miệng cho các bà mẹ có con dưới 5 tuổi tại thôn Mỹ Hòa. Bên cạnh đó, Trung tâm đã cấp 50 kg Cloramin B bột, 1.500 bánh xã phòng, tổ chức phun thuốc sát khuẩn ở 240 hộ dân ở thôn Mỹ Hòa, 2 trường mần non... Ngoài ra, trong chiều chủ nhật (28/8), UBND huyện Cẩm Xuyên cũng đã tổ chức cuộc họp đột xuất triển khai công tác phòng chống dịch tay, chân miệng, với sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể cấp huyện; lãnh đạo các UBND, trạm y tế, các trường mần non, tiểu học của tất cả các xã, thị trấn trong toàn huyện.

Tuy nhiên, hiện nay, qua đi tìm hiểu trực tiếp ở thôn Mỹ Hòa, chúng tôi nhận thấy, mặc dù các cấp chính quyền, ngành y tế đã có sự vào cuộc nhưng ý thức của người dân trong công tác phòng chống bệnh tay, chân, miệng này vẫn chưa cao. Nhiều gia đình khi có con, em, cháu mắc bệnh rồi nhưng vẫn không chịu cách ly đứa trẻ bị bệnh đối với những đứa trẻ khác còn khỏe mạnh mà để tiếp xúc với nhau một cách vô tư nên nguy cơ lây lan bệnh là rất cao. Bởi vì, bệnh tay chân miệng chủ yếu lây lan qua đường phân, miệng, tiếp xúc trực tiếp,...

Trong mấy ngày vừa qua, tại Khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) đã có một số trường hợp đến thăm khám, điều trị bệnh tay, chân, miệng. Theo lãnh đạo khoa này cho biết, từ ngày 17/8 đến 25/8 luôn có 3-7 bệnh nhân nghi bệnh tay, chân, miệng. Có một số bị nhẹ đến điều trị ít ngày thì xuất viện, có trường hợp bị bội nhiễm phải dùng kháng sinh điều trị.

Các cháu trường mầm non tư thục Nguyễn Du rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi ăn, và sau khi đi vệ sinh để phòng chống bệnh tay, chân, miệng
Các cháu trường mầm non tư thục Nguyễn Du rửa tay bằng xà phòng trước, sau khi ăn, và sau khi đi vệ sinh để phòng chống bệnh tay, chân, miệng

Trước diễn biến phức tạp của bệnh tay, chân, miệng, để phòng chống bệnh tay, chân, miệng có hiệu quả, ngành tế khuyến cáo, cần phải rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh; rửa sạch các dụng cụ, vật dụng, đồ chơi của trẻ bằng chloramin B 2% (nước khử trùng) hoặc xà phòng; nếu là bình sữa, bát, đĩa thì có thể luộc trong nước 100oC để khử trùng; hạn chế tiếp xúc trực tiếp như hôn, sử dụng chung đồ dùng; ăn chín, uống chín, che miệng khi ho và hắt hơi. Cách ly người bệnh, trẻ bị bệnh trong vài ngày đầu mắc bệnh thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm cũng có thể làm giảm đáng kể khả năng lây nhiễm. Khi thấy trẻ sốt và xuất hiện nốt phongnr ở bàn tay, bàn chân hoặc niêm mạc miệng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast