Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

(Baohatinh.vn) - Sau phần khai mạc, Kỳ họp thứ 2, HĐND tỉnh Hà Tĩnh tiến hành xem xét các tờ trình, dự thảo nghị quyết; báo cáo thẩm tra các nội dung quan trọng; thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội...

Sáng nay (17/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 2

Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hoàng Trung Dũng; các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Tú Anh, Trần Văn Kỳ chủ tọa kỳ họp.

Cùng dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải, các Ủy viên BTV Tỉnh ủy cùng các vị đại biểu HĐND tỉnh.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Theo chương trình kỳ họp, HĐND tỉnh sẽ xem xét các tờ trình, dự thảo nghị quyết:

- Xem xét các tờ trình và quyết nghị thông qua Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Điều chỉnh, bổ sung, bãi bỏ một số phí, lệ phí; Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo; Quy định mức thu học phí trên địa bàn; Quyết định chủ trương đầu tư và điều chỉnh chủ trương đầu tư một số dự án đầu tư công.

- Xem xét, cho ý kiến Báo cáo kiểm điểm sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân tỉnh; Báo cáo công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân; Báo cáo kết quả hoạt động của các cơ quan tư pháp; Báo cáo kết quả thực hiện các nội dung chất vấn, việc giải quyết các kiến nghị của cử tri; về hoạt động giám sát, xây dựng chính quyền và một số nội dung quan trọng khác.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ cùng các đồng chí Thường trực HĐND tỉnh điều hành phần thảo luận.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Việt Hà thông qua tờ trình Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu tổng quát Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050: Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế, nguồn lực và yếu tố con người để xây dựng Hà Tĩnh trở thành tỉnh có công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển; có hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ;

Phát triển bền vững về kinh tế, công bằng về xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung. Phấn đấu đến năm 2025, GRDP bình quân đầu người cao hơn bình quân các tỉnh Bắc Trung bộ, đến năm 2030 trở thành tỉnh khá của cả nước.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Giám đốc Sở GD&ĐT Đặng Thị Quỳnh Diệp thông qua tờ trình Quy định mức thu học phí trên địa bàn.

Tờ trình số 240/TTr-UBND về tiếp tục thực hiện và sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND ngày 15/7/2017 của HĐND tỉnh áp dụng cho năm học 2021-2022 trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 57/2017/NQ-HĐND của HĐND tỉnh trong năm học 2021-2022 (quy định mức thu học phí trong năm học 2021-2022 giữ nguyên như năm học 2020-2021); quy định lại vùng áp dụng một cách cụ thể do Hà Tĩnh hiện nay không có xã nào thuộc khu vực miền núi, chuyển cách thức áp dụng mức thu theo hộ khẩu thường trú của học sinh sang theo địa bàn cơ sở giáo dục đóng.

Tiếp đó, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt trình bày tờ trình về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

Trưởng ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Nguyễn Thị Thúy Nga báo cáo thẩm tra lĩnh vực kinh tế, ngân sách; thẩm tra các tờ trình, dự thảo thuộc lĩnh vực này.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Theo đó, Ban Kinh tế - Ngân sách cơ bản thống nhất với những khó khăn, hạn chế như nhận định của UBND tỉnh; đề nghị đánh giá sâu hơn về chỉ số tăng trưởng kinh tế; thu ngân sách Nhà nước, hoạt động ngân hàng; chi ngân sách nhà nước; đầu tư phát triển; phát triển doanh nghiệp và thu hút đầu tư; công tác quy hoạch, xây dựng, giao thông, tài nguyên môi trường…

Ban Kinh tế - Ngân sách đề nghị quan tâm một số nhiệm vụ, giải pháp như: quyết liệt, chủ động, linh hoạt thực hiện “mục tiêu kép” phù hợp với diễn biến tình hình; rà soát, xây dựng, trình HĐND tỉnh ban hành các quy định, cơ chế, chính sách trong thời kỳ ổn định ngân sách mới, theo hướng tinh gọn, trọng tâm, trọng điểm; xây dựng chương trình, kế hoạch, lộ trình cụ thể xử lý các điểm nghẽn, nút thắt về thể chế, đất đai, thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư chậm tiến độ; tăng cường huy động các nguồn vốn đầu tư xã hội, thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư của doanh nghiệp...

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Kỳ họp cũng đã nghe Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Đào Thị Anh Nga trình bày báo cáo thẩm tra về lĩnh vực văn hóa, xã hội.

Ban Văn hóa - Xã hội cơ bản nhất trí với các nhóm nhiệm vụ, giải pháp đã nêu và đề nghị quan tâm thêm một số vấn đề như: Tiếp tục tập trung cao, ưu tiên nguồn lực, chuẩn bị tốt mọi điều kiện để chủ động ứng phó với mọi diễn biến của tình hình dịch bệnh Covid-19. Đổi mới hình thức, nội dung các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, du lịch phù hợp với tình hình dịch bệnh hiện nay. Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các quy định, chính sách trên lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Thực hiện tốt bộ tiêu chí “Bệnh viện/phòng khám an toàn phòng chống dịch bệnh Covid -19”. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện tốt bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội theo Quyết định 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 của Bộ Thông tin và Truyền thông..

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Trình bày báo cáo thẩm tra về lĩnh vực nội chính, pháp chế, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần nhấn mạnh: Ban Pháp chế cơ bản đồng tình với nhận định, đánh giá của UBND tỉnh và các cơ quan tư pháp về tình hình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu năm 2021; đồng thời nhấn mạnh và kiến nghị một số nội dung: UBND tỉnh chỉ đạo lực lượng chức năng rà soát lại các vụ việc liên quan đến an ninh trật tự trong nhiệm kỳ trước chưa được điều tra, xử lý trên từng địa bàn; đấu tranh, xử lý các loại tội phạm, tệ nạn xã hội để giải quyết ngay từ đầu nhiệm kỳ, nhất là các vụ việc còn tiềm ẩn ảnh hưởng đến phát triển KT-XH.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần trình bày báo cáo thẩm tra về lĩnh vực nội chính, pháp chế

VKSND tỉnh chỉ đạo kiểm sát chặt chẽ việc xử lý tin báo, tố giác tội phạm, tránh bỏ lọt tội phạm. Tăng cường hơn nữa chất lượng kiểm sát điều tra và kiểm sát xét xử để hạn chế thấp nhất các vụ án phải trả hồ sơ giữa các cơ quan tiến hành tố tụng. TAND tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra việc giải quyết các loại án đối với TAND cấp huyện. Tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm đối với những sai sót trong công tác chuyên môn, hạn chế thấp nhất tỷ lệ án bị hủy, bị sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán. Nâng cao chất lượng tranh tụng trong hoạt động xét xử.

Cục THADS tỉnh tăng cường chỉ đạo chấp hành viên hai cấp thực hiện đầy đủ các biện pháp theo quy định để đẩy nhanh kết quả thi hành án; tăng cường công tác xác minh các vụ việc có điều kiện thi hành để giải quyết dứt điểm, không để tồn đọng kéo dài.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn trình bày báo cáo kết quả trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri.

Kỳ họp tiếp tục diễn ra với phần thông qua báo cáo kết quả trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri tại các cuộc tiếp xúc với người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn trình bày.

Thực hiện Văn bản số 226/HĐND ngày 30/6/2021 của Thường trực HĐND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn đã báo cáo trả lời theo các nhóm vấn đề cử tri quan tâm. Theo đó, có 7 nhóm câu hỏi với 21 ý kiến cử tri gửi đến đại biểu đã được trả lời thỏa đáng.

Các câu hỏi chủ yếu tập trung vào các biện pháp để khống chế, dập tắt dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò; giải pháp sử dụng hệ thống hạ tầng, cơ sở do quá trình sáp nhập địa giới hành chính; quyết liệt thực hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19, kế hoạch tiêm phòng vắc-xin Covid-19; lộ trình đào tạo nghề cho con em nông thôn…

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Đại biểu Lê Trung Phước (Trưởng BQL KKT tỉnh) tham gia thảo luận tại hội trường

Cuối buổi sáng, chương trình kỳ họp bước sang phần thảo luận tại hội trường bàn các nhiệm vụ phát triển KT-XH, QP-AN 6 tháng cuối năm.

Góp ý nội dung báo cáo tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2021, đại biểu Lê Trung Phước (Trưởng BQL KKT tỉnh), tổ đại biểu TX. Kỳ Anh cho biết: “Để phát triển kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu ngân sách bền vững, cần tập trung cao các giải pháp cải thiện môi trường thu hút đầu tư, nhất là các nhà đầu tư lớn, chiến lược.

Trước hết, cần sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050, từ đó xác định được định hướng phát triển, tập trung cho công tác thu hút đầu tư theo chiến lược bền vững. Làm căn cứ cho việc lập quy hoạch mở rộng KKT Vũng Áng, thành lập các KCN phía Tây thành phố Hà Tĩnh, KCN Can Lộc - Hồng Lĩnh…

Công tác GMPB là sự quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư; do vậy, cần tập trung giải pháp, hỗ trợ tăng vốn quỹ phát triển đất của tỉnh và dự toán chi ngân sách tỉnh để GPMB phục vụ các dự án lớn, trọng điểm của tỉnh.

Tiếp tục đồng hành tối đa với các nhà đầu tư, tập trung phối hợp với các đơn vị liên quan tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các dự án đầu tư

Có giải pháp huy động nguồn lực để đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Đại biểu Trần Quang Tuấn - Bí thư, Chủ tịch UBND huyện Đức Thọ góp ý vào báo cáo KTXH 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ, giải pháp 6 tháng cuối năm

Đại biểu Trần Quang Tuấn cho rằng, một số vấn đề cử tri quan tâm chưa được giải quyết tận gốc đó là: Công tác xử lý rác thải, quản lý đất đai đã quyết tâm rất cao nhưng vẫn còn hạn chế; còn lúng túng trong việc xử lý tài sản công sau sáp nhập. Việc huy động nguồn lực trong Nhân dân để xây dựng NTM ngày càng khó, chưa ban hành cơ chế hỗ trợ để tạo động lực trong xây dựng tổ dân phố kiểu mẫu. Việc phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp bền vững, ứng dụng khoa học công nghệ cao còn hạn chế…

Để sớm giải quyết vấn đề này, đại biểu Tuấn kiến nghị: Tỉnh sớm thống nhất và ban hành đề án xử lý rác của tỉnh để làm cơ sở cho từng huyện tập trung triển khai thực hiện, xác lập phương thức thu gom, vận chuyển và xử lý cụ thể cho từng địa bàn, từng xã; chủ động xây dựng, bố trí kinh phí để thực hiện, kể cả từ nguồn thu các hộ gia đình cho từng năm. Đề nghị tỉnh tiếp tục ban hành chính sách hỗ trợ mua xe chuyên dụng chở rác để tạo điều kiện cho các hợp tác xã thực hiện và cũng chính là giảm ngân sách chi thường xuyên cho vận chuyển rác.

Đại biểu HĐND tỉnh Hà Tĩnh thảo luận nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Đại biểu Nguyễn Thị Lệ Hà – Phó Bí thư Đảng ủy Khối CCQ&DN tỉnh, tổ đại biểu TP. Hà Tĩnh nêu rõ: Công tác GPMB vẫn là điểm nghẽn trong phát triển đô thị, do vậy, cần có cơ chế hỗ trợ thành phố trong vấn đề đầu tư tái định cư, ưu tiên nguồn lực GPMB nhằm thu hút nguồn ODA, triển khai dự án đầu tư theo quy hoạch.

Phân bổ tăng nguồn tài chính phục vụ việc nâng cấp, chỉnh trang đô thị về thoát nước, môi trường, cảnh quan, cây xanh… Có phương án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất nghĩa trang nhằm triển khai dự án trong thời gian tới; kịp thời thực hiện chính sách an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh; có chính sách hỗ trợ lãi suất cho các trường tư thục ngoài công lập…

Tin liên quan:

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast