Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu

Những đường hầm này đã có niên đại 2.000 năm tuổi, cho phép du khách trải nghiệm những bước đi bên dưới những hầm tối, nơi từng giữ những tù nhân, những sư tử và các võ sĩ giác đấu...

Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu

Những đường hầm này đã có niên đại 2.000 năm tuổi, cho phép du khách trải nghiệm những bước đi bên dưới những hầm tối, nơi từng giữ những tù nhân, những sư tử và các võ sĩ giác đấu...

Những đường hầm nằm bên dưới công trình đấu trường Colosseum ở Rome, Ý, lần đầu tiên mở cửa chào đón du khách.

Những đường hầm này đã có niên đại 2.000 năm tuổi, cho phép du khách trải nghiệm những bước đi bên dưới đường hầm, với những khoang hầm là nơi từng giữ các tù nhân, các loài thú dữ và các võ sĩ giác đấu trước khi thực sự diễn ra trận chiến trên đấu trường.

Những đường hầm này đã được phục dựng và giờ đây sẵn sàng chào đón du khách. Hệ thống đường hầm trải rộng trên diện tích 15.000 mét vuông.

Video: Ý tưởng mặt sàn gỗ thông minh dành cho đấu trường Colosseum

Kể từ năm 2010, du khách đã có thể đến thăm một số đường hầm nhưng đó chỉ là một số đường hầm với quy mô giới hạn. Còn giờ đây, toàn bộ hệ thống đường hầm đã được sửa sang xong, cho phép du khách có thể khám phá những lối đi, những khoang hầm đặt dưới lòng đất, bên dưới bề mặt đấu trường.

Công trình đấu trường La Mã Colosseum từng có lịch sử hơn 400 năm hoạt động, công trình mở cửa từ năm 80 và tổ chức sự kiện cuối cùng năm 523.

Đã có hơn 80 nhà khảo cổ, kỹ sư, kiến trúc sư cùng tham gia vào quá trình phục dựng các đường hầm này. Cuộc phục dựng kéo dài 2 năm.

Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu

Công trình đấu trường La Mã Colosseum từng có lịch sử hơn 400 năm hoạt động, công trình mở cửa từ năm 80 và tổ chức sự kiện cuối cùng năm 523.

Việc phục dựng các đường hầm này nằm ở giai đoạn thứ 2 của dự án gồm 3 giai đoạn, nhằm bảo tồn toàn diện công trình đấu trường Colosseum. Tổng thể dự án này đã bắt đầu từ 8 năm trước với kinh phí chi ra đến nay đã chạm mốc 25 triệu euro. Những chi phí này do các đơn vị tư nhân tại Ý cùng chung tay đóng góp.

Giai đoạn đầu tiên của quá trình trùng tu tập trung vào việc làm sạch mặt tiền đấu trường Colosseum. Giai đoạn thứ 2 chính là việc phục dựng các đường hầm. Giai đoạn cuối dự kiến hoàn tất vào năm 2024, sẽ phục dựng hệ thống các khu trưng bày, hoàn chỉnh hệ thống chiếu sáng và xây dựng thêm một khu dành cho khách tham quan.

Hiện tại, công trình đấu trường Colosseum còn đang có một dự án nữa được dự kiến tiến hành hoàn tất vào năm 2023, đó là phục hồi sàn đấu trường trở về vẻ đẹp nguyên bản ban đầu. Khi tất cả các công việc này hoàn tất, công trình này được kỳ vọng sẽ là nơi tổ chức các sự kiện văn hóa.

Thời La Mã cổ đại, công chúng sẽ tới đấu trường Colosseum để theo dõi các võ sĩ giác đấu chiến đấu với các loài động vật hoang dã như gấu, hổ, sư tử, voi, tê giác. Sức chứa của đấu trường này lên tới 50.000 người.

Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu:

Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu
Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu
Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu
Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu
Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu
Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu
Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu
Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu
Bước đi trên những đường hầm 2.000 năm tuổi của võ sĩ giác đấu

Bích Ngọc Theo The Guardian

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast