Ca khúc cách mạng - sức mạnh chiến thắng

(Baohatinh.vn) - Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc đã 50 năm nhưng âm hưởng hào hùng của những ngày tháng khói lửa vẫn vẹn nguyên bởi những ca khúc đi cùng năm tháng. Lời ca tiếng hát đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn, hun đúc tâm thế của cả dân tộc cùng ra trận và làm nên chiến thắng 30/4/1975.

Việt Nam là một dân tộc đặc biệt, bởi lịch sử chống ngoại xâm không chỉ được kiến tạo bằng sức mạnh vũ khí mà cao hơn cả là sức mạnh lý tưởng, sức mạnh tinh thần, đặc biệt là trong hơn 20 năm chống Mỹ cứu nước. Sống trong những tháng ngày rực lửa, hừng hực khí thế cả đất nước lên đường ra trận, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ để giành lại độc lập, tự do, thống nhất non sông, các nhạc sĩ Việt Nam thời kỳ đó đã đón bắt được dòng chảy tinh thần của dân tộc và sáng tác ra hàng loạt ca khúc có sức mạnh như những sư đoàn.

plugin-ckeditor-uploaduploada9a6ddb7a678e220696d616765733336373337335f6e34642e6a7067.jpg
Những ca khúc cách mạng giục giã trai làng viết đơn tình nguyện lên đường chiến đấu, giục giã những bàn chân vượt núi cao dốc thẳm hướng về miền Nam... Ảnh: Quân giải phóng miền Đông Nam Bộ hành quân trong chiến dịch Đông Xuân 1966-1967 (tư liệu).

Các tác phẩm của những nhạc sĩ: Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước, Phạm Tuyên, Trọng Bằng, Trịnh Công Sơn, Huy Du, Huy Thục, Phan Huỳnh Điểu, Doãn Nho, Hoàng Hiệp, Xuân Giao, Trần Chung, Văn Dung, Vũ Trọng Hối, Ánh Dương, Văn Ký, Nguyễn Văn Tý… đã nhanh chóng được truyền đi qua sóng phát thanh Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh Giải phóng, giục giã trai làng viết đơn tình nguyện lên đường chiến đấu, giục giã những bàn chân vượt núi cao dốc thẳm hướng về miền Nam, thôi thúc những bàn tay xẻ núi mở đường, những chuyến xe chạy dưới làn bom đạn tiến về tiền tuyến lớn.

trong-bang-211122.jpg
Cố giáo sư, nhạc sĩ, Nghệ sĩ nhân dân Trọng Bằng đã để lại nhiều sáng tác nổi tiếng, ghi lại những chặng đường hào hùng của dân tộc. Ảnh: Internet.

“Bão nổi lên rồi” của giáo sư, nhạc sĩ, Nghệ sĩ nhân dân Trọng Bằng viết năm 1968 toát lên khí thế tổng tấn công và nổi dậy từ khắp nơi với giai điệu và ca từ gấp gáp, rộn rã: Bão nổi lên rồi/ Từ Miền Nam quê hương ta ơi/ Từ Trị Thiên băng qua Tây Nguyên lan tới bưng biền/ Triệu người bừng bừng… Người người đi chiến đấu/ Vai sát vai lên đường…

Cuộc kháng chiến bước vào giai đoạn ác liệt, phong trào “Tiếng hát át tiếng bom” do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động nhanh chóng lan rộng khắp cả nước, từ hậu phương đến tiền tuyến, trên các huyết mạch giao thông trọng điểm của đường Trường Sơn. Một loạt ca khúc ra đời mang khí thế tiến công dồn dập, tiếp thêm sức mạnh cho các nam nữ TNXP, bộ đội, giao liên và toàn thể đồng bào, chiến sĩ cả nước như: “Cô gái mở đường” (Xuân Giao); “Đường tôi đi dài theo đất nước”, “Bước chân trên dãy Trường Sơn” (Vũ Trọng Hối); “Đường Trường Sơn xe anh qua” (Văn Dung); Chiếc gậy Trường Sơn” (Phạm Tuyên); “Nổi lửa lên em” (nhạc Huy Du, thơ Giang Lam); “Bài ca Trường Sơn” (nhạc Trần Chung, thơ Gia Dũng); “Đêm Trường Sơn nhớ Bác” (nhạc Trần Chung, thơ Nguyễn Trung Thu)…

Đó là những bản hùng ca đầy lãng mạn trên cung đường Trường Sơn huyền thoại thấm máu, mồ hôi và khát vọng lớn lao giải phóng đất nước của họ: Đường in dấu chân em/ Đường in trong tim anh/ Đường Trường Sơn yêu biết mấy/ Khi tình em cháy trong lòng anh”; “Nổi lửa lên em/ Đánh Mỹ đêm ngày/ Vũ trụ theo ta/ Vào trong chiến trường có chị Hằng/ Soi sáng canh thâu”; “Ôi có những vì sao thức cùng ta đêm nay/ Như mắt em sáng lên muôn niềm tin/ Ta nhớ má Năm Căn, ta thương em Cửa Việt… Những năm tháng cuối cùng của cuộc kháng chiến, Sài Gòn, sào huyệt cuối cùng của chế độ Mỹ - ngụy là điểm đến để kết thúc cuộc chiến ròng rã.

Với nhạc phẩm “Tiến về Sài Gòn”, nhạc sĩ Lưu Hữu Phước diễn tả niềm mong ước, khao khát cháy bỏng và những bước chân gấp gáp trong niềm hứng khởi dâng trào: Sài Gòn ơi ta đã về đây! Ta đã về đây… Tiến về Sài Gòn/ Ta quét sạch giặc thù/ Hướng về đồng bằng, ta tiến về thành đô/ Nước nhà còn chờ/ Trận cuối là trận này/ Tiến về đồng bằng, giải phóng thành đô.

NSND Thanh Hoa hát cho bộ đội nghe tại Đường 9 - Khe Sanh. Ảnh: tư liệu.
NSND Thanh Hoa hát cho bộ đội nghe tại Đường 9 - Khe Sanh. Ảnh: tư liệu.

Bên cạnh những nhạc phẩm sôi nổi, trầm hùng, thúc giục nhịp hành quân là hàng loạt những giai điệu trữ tình, sâu lắng, thiết tha, thể hiện khát vọng hòa bình hạnh phúc, thống nhất non sông. Tình yêu lứa đôi hòa quyện tình yêu đất nước, cao thượng và đẹp đẽ. Hình ảnh người mẹ, người yêu, người vợ ở hậu phương thủy chung đợi chờ, hăng say lao động sản xuất, gửi niềm tin cho người nơi tiền tuyến được khắc họa thật đẹp trong các nhạc phẩm của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý như: “Mẹ yêu con”, “Bài ca năm tấn”; trong các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu như: “Bóng cây Kơ-nia”, “Anh ở đầu sông em cuối sông”, “Hành khúc ngày và đêm” (thơ Bùi Công Minh); “Cuộc đời vẫn đẹp sao” (thơ Dương Hương Ly): Dù cách xa hai ngả đường chiến dịch/ Ta vẫn cùng chung nhau một ánh trăng ngần/ Một tiếng chim ngân/ Một làn gió biển/ Một sớm mai xuân trước căn hầm dã chiến thấy trời xanh xao xuyến…

Khát vọng cống hiến cho lý tưởng, sự tự nguyện hy sinh và niềm tin chiến thắng, niềm hy vọng về một ngày mai đất nước hòa bình được khắc sâu trong các tác phẩm “Bài ca hy vọng” (Văn Ký); “Tự nguyện” (Trương Quốc Khánh); “Câu hò bên bờ Hiền Lương” (Hoàng Hiệp - Đằng Giao); “Lá đỏ” (Hoàng Hiệp); “Ngọn đèn đứng gác” (Hoàng Hiệp phổ thơ Chính Hữu)…

Trong kháng chiến chống Mỹ, Hà Tĩnh là “đất nhạc”, nơi bén duyên của nhiều nhạc sĩ. Hàng chục ca khúc về Hà Tĩnh được rất nhiều người hát, tiêu biểu là: “Vui mở đường” (Đỗ Nhuận); “Chào em cô gái Lam Hồng” (Ánh Dương); “Một khúc tâm tình người Hà Tĩnh” (Nguyễn Văn Tý); “Gái sông La”, “Hà Tĩnh quê hương ta” (Lê Hàm); “Hà Tĩnh trên đường chiến thắng” (Thái Quý); “Bài ca Hà Tĩnh” (Đỗ Dũng); “Người con gái sông La” (Doãn Nho); “Đường về Hà Tĩnh” (Vĩnh An)…

70d5075916t1140l3-mot-khuc-tam-tinh.jpg
Ca khúc “Một khúc tâm tình của người Hà Tĩnh” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý đã trở thành bài hát “nằm lòng” của nhiều thế hệ người Hà Tĩnh và trở thành cây cầu kết nối tình yêu của nhiều người với quê hương Hà Tĩnh.

Ngay tại mảnh đất thấm đẫm câu hò ví giặm, nhiều bài giặm vè đã ra đời cổ vũ khí thế đấu tranh của quân dân, tiêu biểu là bài vè “Thần Sấm ngã” của tác giả Lê Thanh Bình mà thời điểm đó cả người lớn và trẻ con đều thuộc: Ngái ngôi chi mà nỏ chộ/ Bữa hăm sáu tháng Ba/ Thần mò đến tỉnh nhà/ Dân quân xã Thạch Hòa/ Khẩu súng trường đem ra/ Bắn nhịp một nhịp ba/ Bắn cho bò trượt, bò trà/ Một chiếc rồi hai, ba/ Thần đứt đuôi, gãy cánh/ Thần bổ nhào gãy cánh…

Không thể kể hết những nhạc phẩm trong kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta vì nó được ra đời từ hào khí chiến đấu, tinh thần yêu nước sục sôi, tâm thế ra trận của cả dân tộc và tâm hồn trong sáng, đẹp đẽ, cao thượng, lãng mạn của cả một thế hệ. Đó là tài sản tinh thần vô giá để lại cho hậu thế, là những bản ghi chép lịch sử bằng âm nhạc của các nhạc sỹ, nghệ nhân cứ lay thức, sống động, âm vang mãi, không chỉ sau 50 năm, mà là hàng ngàn năm…

Chủ đề 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Đọc thêm

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.
10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

10 món bánh mì kẹp thịt ngon nhất thế giới

Bánh mì Việt Nam, sandwich kẹp thịt nguội Tây Ban Nha, bánh mì kẹp thịt cùng sốt ớt đỏ Mexico là những loại bánh kẹp được thực khách và chuyên gia ẩm thực xếp hạng ngon nhất thế giới.
“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

“Hè rực rỡ - vui bất ngờ” - bùng nổ không khí hội hè tại Vinpearl & VinWonders khắp cả nước

Trải dài khắp ba miền đất nước, từ những khu nghỉ dưỡng xứng tầm tinh hoa đến các thiên đường giải trí tràn đầy năng lượng, Vinpearl & VinWonders với chiến dịch “Hè rực rỡ - Vui bất ngờ” mở ra chuỗi trải nghiệm độc bản, sẵn sàng thổi bùng không khí lễ hội, vui chơi bất tận kéo dài từ Bắc tới Nam.
Podcast tản văn: Hương quê

Podcast tản văn: Hương quê

Với nhiều người, quê hương luôn là miền ký ức ngọt ngào, là nơi lưu giữ những kỷ niệm đẹp nhất của tuổi thơ với những ngày tháng yên bình và giản dị.
Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Để dân ca ví, giặm thành sản phẩm du lịch hút khách

Hà Tĩnh là vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó có những làn điệu ví, giặm. Vậy làm gì để di sản dân ca ví, giặm trở thành sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách?
Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Podcast truyện ngắn: Sơn nữ

Công việc của người giữ rừng chưa bao giờ là dễ dàng, bởi nhiều vất vả, thiếu thốn, hiểm nguy. Song với tình yêu rừng, họ đã vượt qua tất cả để góp sức bảo vệ đại ngàn.
Mưa rào mùa hạ

Podcast tản văn: Mưa rào mùa hạ

Kỷ niệm tuổi thơ luôn sâu lắng, ngọt ngào để ai đi xa cũng muốn trở về, muốn được sống lại những ngày xưa yêu dấu...