Công nghiệp chế biến - chế tạo của Hà Tĩnh tăng gần 170%

(Baohatinh.vn) - Chỉ số sản xuất công nghiệp Hà Tĩnh trong 8 tháng đầu năm tiếp tục duy trì tăng trưởng cao nhất cả nước, đạt 121,44%. Đóng góp chủ yếu vào tăng trưởng toàn ngành là công nghiệp chế biến – chế tạo với mức tăng 169,91%...

Công nghiệp chế biến - chế tạo của Hà Tĩnh tăng gần 170%

Sáng 4/9, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh chủ trì cuộc họp UBND tỉnh về tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng đầu năm; kế hoạch, giải pháp phát triển thời gian tới. Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng cùng dự.

Theo báo cáo của Sở KH&ĐT, tháng 8 và 8 tháng đầu năm, Hà Tĩnh tiếp tục đạt kết quả tích cực trên các mặt, lĩnh vực, tạo đà thuận lợi hoàn thành kế hoạch cả năm. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp 8 tháng đầu năm tăng trưởng 121,44%; riêng sản lượng các sản phẩm chủ lực như thép đạt 2,44 triệu tấn, bia đạt 39,64 triệu lít, điện sản xuất 6,485 tỷ Kwh.

Công nghiệp chế biến - chế tạo của Hà Tĩnh tăng gần 170%

Giám đốc Sở KH&ĐT Trần Tú Anh báo cáo kết quả KT-XH tháng 8 và 8 tháng đầu năm.

Về sản xuất nông nghiệp, theo các báo cáo thống kê, ước tính năng suất lúa hè thu năm nay cao hơn năm 2017; cây ăn quả có múi vào giai đoạn phát triển, riêng bưởi Phúc Trạch vào vụ thu hoạch, được mùa và tiêu thụ tốt.

Công nghiệp chế biến - chế tạo của Hà Tĩnh tăng gần 170%

Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Văn Việt: Các địa phương cần quản lý chặt chẽ việc mở rộng quy mô chăn nuôi, thận trọng trong tái đàn lợn thương phẩm; kiểm soát tốt dịch bệnh và môi trường.

Trong tháng 8, tình hình chăn nuôi phát triển tích cực dù đàn trâu, bò có giảm so với cùng kỳ; đàn gia cầm tăng 5,15%; đàn lợn có bước phục hồi, giá lợn hơi duy trì ở mức 50 - 56 nghìn đồng/kg. Sản lượng thủy sản ước đạt 4.756 tấn, diện tích thả nuôi mới thủy sản trong tháng ước đạt 216 ha.

Công nghiệp chế biến - chế tạo của Hà Tĩnh tăng gần 170%

Giám đốc Sở Công thương Hoàng Văn Quảng: Chỉ số công nghiệp Hà Tĩnh 8 tháng qua tăng 121,44 %, trong khi cả nước tăng 11,2%, một số địa phương có quy mô công nghiệp lớn như Hải Phòng tăng 24,2%, Bắc Ninh tăng 20,2%, Vĩnh Phúc tăng 13,9%.

Về sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tăng trưởng cao và tương đối ổn định. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8 tăng 3,41 lần so với tháng 7, tăng 47% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 3.750 tỷ đồng. Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 56,18 triệu USD, riêng xuất khẩu thép đạt 43 triệu USD. Tổng thu ngân sách đạt 989 tỷ đồng.

Công nghiệp chế biến - chế tạo của Hà Tĩnh tăng gần 170%

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Ngọc Sơn: Từ tình hình thực tế, Hà Tĩnh cần tiếp tục tổ chức lễ hội cam với quy mô lớn để quảng bá các sản phẩm cây ăn quả có múi của tỉnh nhằm tạo thuận lợi cho người dân tiêu thụ sản phẩm.

Trong tháng 8, các lĩnh vực văn hóa, xã hội đạt nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, tòa tỉnh tổ chức tốt công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, các hoạt động văn hóa, thể thao như 88 năm Xô Viết Nghệ Tĩnh, Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9. Đặc biệt, Hà Tĩnh đã tổ chức thành công giải bóng chuyền nữ Quốc tế VTV cup; có 1 vận động viên giành Huy chương Bạc tại ASIAD 2018… Tình hình dịch bệnh ổn định; các nhiệm vụ lao động, việc làm được triển khai đồng bộ; tổ chức tốt diễn tập khu vực phòng thủ theo kế hoạch.

Công nghiệp chế biến - chế tạo của Hà Tĩnh tăng gần 170%

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng: Các ngành, địa phương cần quan tâm, giúp đỡ nhà đầu tư tìm hiểu, xây dựng dự án điện mặt trời trên địa bàn; hỗ trợ làng nghề chuyển đổi công nghệ; nghiên cứu khoa học đưa xỉ tro nhiệt điện vào làm đường giao thông, đê biển…

Thảo luận tại cuộc họp, lãnh đạo một số địa phương báo cáo những khó khăn về điều chuyển giáo viên; công tác quản lý đất lâm nghiệp; đề nghị tỉnh sớm ban hành quy định chung về chế dộ GPMB liên quan đến công tác chuyển đổi nghề và hỗ trợ đối thoại với doanh nghiệp…

Công nghiệp chế biến - chế tạo của Hà Tĩnh tăng gần 170%

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh: Nhiệm vụ những tháng cuối năm dự báo vẫn còn nặng nề, đề nghị các ngành, địa phương tiếp tục tập trung cao, phấn đấu hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra.

Cùng với đó, lãnh đạo các sở, ngành đã giải trình về một số tồn tại trong thời gian qua, đồng thời đề xuất các giải pháp tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới.

Công nghiệp chế biến - chế tạo của Hà Tĩnh tăng gần 170%

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nữ Y: Đề nghị UBND tỉnh rà soát, quan tâm, kịp thời trợ lực các địa phương, phấn đấu để Hà Tĩnh sớm có huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Phát biểu chỉ đạo cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh cho rằng, kết quả KT - XH trong 8 tháng đầu năm là tín hiệu mừng để Hà Tĩnh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới.

Chủ tịch UBND tỉnh cũng thông tin thêm, thời gian gần đây, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn đã bắt đầu thực hiện đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh. Trong đó có tập đoàn FLC đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, du lịch; tập đoàn VinGroup tìm hiểu đầu tư phát triển bóng đá; các doanh nghiệp châu Âu đầu tư vào lĩnh vực điện năng lượng mặt trời và một số dự án phát triển đô thị…

Công nghiệp chế biến - chế tạo của Hà Tĩnh tăng gần 170%

Chủ tịch UBND tỉnh Đặng Quốc Khánh kết luận cuộc họp

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, Hà Tĩnh phải tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới...

Sở TN&MT phối hợp đánh giá trữ lượng các mỏ khoáng sản với nhu cầu xây dựng NTM của từng địa phương để cấp phép và quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng xây dựng NTM để khai thác tài nguyên trái phép; tổ chức xử phạt nặng các đơn vị xả thải gây ô nhiễm môi trường.

Các sở, ngành liên quan và các huyện Đức Thọ, Hương Khê tập trung thực hiện đề án xử lý rác thải, chất thải rắn sinh hoạt, song, cần căn cứ tình hình thực tế để hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ xử lý hợp lý. Huyện Kỳ Anh thực hiện di dời tái định cư các hộ dân thuộc vùng ảnh hưởng nhà máy xử lý rác thải Phú Hà (xã Kỳ Tân).

Ngoài ra, Chủ tịch UBND tỉnh cũng đề nghị các đơn vị phối hợp xây dựng, bổ sung chính sách bồi thường, hỗ trợ GPMB để trình HĐND tỉnh; tiếp tục tập trung xử lý các vụ việc tồn động.

Một số chỉ tiêu kết quả nhiệm vụ chủ yếu 8 tháng đầu năm: Tổng sản lượng thủy sản ước đạt 28.790 tấn. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 121,44 %. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 27.194 tỷ đồng. Tổng khách du lịch đạt 1,238 triệu lượt. Kim ngạch xuất khẩu đạt 429,51 triệu USD. Tổng thu ngân sách đạt 7.983 tỷ đồng. Toàn tỉnh thành lập mới 653 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký 4.355 tỷ đồng…

Chủ đề Kinh tế Hà Tĩnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast