Lời nhắn gửi của nữ lao động Hà Tĩnh gần 2 năm “lưu lạc” ở Ả-rập Xê-út

(Baohatinh.vn) - Chị Nguyễn Thị Phương (SN 1990, trú tại xã Phúc Đồng, Hương Khê) có gần 2 năm “lưu lạc” tại Ả-rập Xê-út vừa trở về quê nhà sau nhiều nỗ lực phối hợp xử lý của ngành chức năng Hà Tĩnh.

Clip: Chị Phương chia sẻ niềm vui ngày trở về.

Như Báo Hà Tĩnh đã đưa tin, ngày 12/3/2018, chị Phương đi xuất khẩu lao động sang Ả-rập Xê-út theo hợp đồng ký với một công ty ở Việt Nam.

Tuy nhiên, sau khi sang xứ người, chị gặp phải ông chủ không tốt nên phải vào trại tị nạn. Dù có nguyện vọng trở về quê hương nhưng chị không nhận được nhiều phản hồi từ phía doanh nghiệp đã ký hợp đồng đưa chị đi xuất khẩu lao động trước đó.

Sau khi Báo Hà Tĩnh phản ánh, Sở Ngoại vụ, Sở LĐ-TB&XH Hà Tĩnh đã khẩn trương vào cuộc đề nghị các cấp có thẩm quyền liên quan giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn đối với lao động Nguyễn Thị Phương.

Liên quan đến vụ việc này, ngày 22/8/2019, Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao Việt Nam có văn bản số 2797 LS-BHCD gửi Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) chỉ đạo, tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động để giúp chị Phương sớm về nước đoàn tụ gia đình.

Lời nhắn gửi của nữ lao động Hà Tĩnh gần 2 năm “lưu lạc” ở Ả-rập Xê-út

Chị Phương kể lại những ngày tháng gian nan, vất vả nơi xứ người.

Sau nhiều nỗ lực của ngành chức năng, ngày 12/11/2019, Nguyễn Thị Phương đã có mặt tại thôn 1 (trước đây là thôn 2), xã Phúc Đồng, Hương Khê, để đoàn tụ với gia đình sau gần 2 năm xa cách. Từ sáng sớm, người thân, bà con láng giềng đã đến chia vui.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Phương kể lại: "Đi xuất khẩu lao động sang Ả-rập Xê-út, tôi làm việc cho 2 gia đình. Mặc dù không được đối xử tử tế, tôi vẫn cố gắng làm việc, nhưng đến khi người chủ nhà có hành vi dâm ô thì tôi không thể chấp nhận được và đe dọa tự tử. Sau đó, họ gọi cảnh sát và đưa tôi đến trại tị nạn (Trung tâm Bảo trợ Xã hội Riyadh – PV) từ khoảng tháng 9/2018.

Lời nhắn gửi của nữ lao động Hà Tĩnh gần 2 năm “lưu lạc” ở Ả-rập Xê-út

Gia cảnh hiện tại của chị Phương.

“Sống trong trại tị nạn gần 1 năm mà không được hỗ trợ về nước, tôi viết đơn cầu cứu đến Báo Hà Tĩnh qua mạng internet. Sau khi Báo đăng tải về lời khẩn cầu của mình, tôi được Đại Sứ quán Việt Nam tại Ả-rập Xê-út liên hệ và hỗ trợ hồi hương”, chị Phương kể thêm.

Theo chị Phương, tại trại tị nạn này còn có 2 người Việt Nam khác cũng được hỗ trợ về nước (một người quê ở Thanh Hóa, một người ở trong Nam) và không mất bất cứ khoản phí nào.

“Do không tìm hiểu kỹ trước khi đi ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội việc làm nên chuyến đi của tôi gặp nhiều trắc trở. Để không bị lừa đảo khi đi xuất khẩu lao động, theo kinh nghiệm của tôi, các lao động cần tìm hiểu thật kỹ công ty mình dự định đăng ký về quy trình, hồ sơ thủ tục, điều kiện, chi phí. Đặc biệt là thông tin về đơn hàng dự tuyển, mức lương, quyền lợi, nơi làm việc, công việc cụ thể… Từ đó hãy đưa ra quyết định có nên lựa chọn đơn hàng đó hay không” - chị Phương nhắn nhủ.

Lời nhắn gửi của nữ lao động Hà Tĩnh gần 2 năm “lưu lạc” ở Ả-rập Xê-út

Chủ đề Xuất khẩu lao động

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast