Khói quê...

Khói gọi nắng chiều tắt nhanh hơn sau những khóm tre, những ngọn dừa quanh xóm. Đang giữa mùa gặt, khi hoàng hôn cứ chầm chậm đi qua ngõ cũng là lúc bà con đem un những đống lúa lép của nhà mình. Khói từ từ lên, từ từ khét một mùi đặc trưng của lúa lép. Để rồi khi đêm bắt đầu làm chủ khoảng không gian quê, về ngang ngõ nhà ai cũng nghe mắt cay xè...

Người Người ta có thể cảm nhận được mùa màng ngay từ lúc lúa vừa trổ, chín hoặc khi tuốt, khi phơi. Dịch hại, sâu bệnh, thất bát nhiều khi làm người nông dân cảm thấy chạnh lòng. Nhưng họ vẫn hy vọng, vẫn chờ mong cho đến lúc giê lúa, khi chắc lép đã phân định rõ ràng. Vui nhất là khi thấy đống lúa lép nhà mình ít hơn vụ trước, khi thấy dưới gió chiều lúc giê lúa những hạt lúa lép chỉ lác đác bay ra. Và buồn nhất lúc giê phần lúa chắc còn lại trong nia, trong nong không đáng kể so với đống lúa lép bay ra ngoài.

Cứ đi theo suốt cuộc đời làm ruộng của người nông dân, khép lại những mùa gặt nối tiếp nhau đem lại hạt lúa nuôi sống đời cơ cực, những đống lúa lép như một phần hồn không thể thiếu của làng quê tôi, và h ẳn cũng là của những làng quê Việt Nam. Và khi chúng ta đốt đi, khi những làn khói bắt đầu tìm về trời đêm, những hy vọng mới cho một vụ mùa mới cũng bắt đầu được nhen nhóm. Nhà nào không may mất mùa thì mong muốn lúa lép của mình mùa sau ít hơn, khói lúa lép nhà mình mùa sau bớt cay hơn. Nhà nào được mùa thì cũng mong làn khói lúa lép nhà mình mùa sau đừng kéo dài thêm. Và cũng không quên cầu mong mọi người trong xóm cùng được mùa, cùng vui khi đống lúa lép mùa sau un xong.

Khói quê thì nhiều loại, nhiều cách để un, để đốt. Người thành phố một hôm nào đó rong chơi qua những vùng ruộng nhiều cò bay thẳng cánh, thấy nông dân đốt ngay rơm tại ruộng sau khi gặt để tạo mùn cho mùa sau thì gọi khói quê là “khói đồng”. Ai may mắn hơn, vào xóm trong những chiều nhập nhoạng, lúc người nông dân đi làm về sẽ thấy được khói bếp bay là là nhập vào sương chiều mông quạnh. Lũ trẻ chăn trâu thì có khi họp nhau lại, đốt lửa lên, bỏ phân bò, phân trâu vào để nhử bò rầy đến. Sau tết Nguyên đán, bồ rầy thường rất nhiều, nhất là về chiều. Đó là khói un bồ rầy. Nhưng cuộc sống ngày càng phát triển, rơm nhiều bán đi có tiền, bếp thì đã có bếp ga, bếp điện,bồ rầy kh ông bi ết v ì sao c ũng d ần m ất d ạng Chỉ có đống khói un lúa lép là vẫn còn trụ được theo thời gian, theo cuộc sống nông thôn.

Đêm, đi về tới ngõ đã nghe mắt cay xè, đống lúa lép nhà tôi un mỗi lúc càng nhiều lên nhưng b ố mẹ không bỏ ruộng. Vẫn một niềm tin vào hạt lúa, vào đường cày lát cuốc, những người nông dân như b ố, như mẹ, như bà con lối xóm quê tôi hằng ngày bám ruộng, bám lấy mạch sống ngàn đời nay. Và khi khói un lúa lép bay lên trời, niềm tin ấy càng vững vàng hơn nữa.

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast