4 loại hóa chất nằm ngay trên đĩa thức ăn nhà bạn

Thạch cao, acetylene, kim loại nặng,…là những hóa chất nguy hiểm chứa trong các loại thực phẩm sẽ có mặt trong mâm cơm nhà bạn nếu không biết cách lựa chọn thực phẩm.

Thạch cao từ đậu phụ

Theo điều tra của Cục An toàn thực phẩm thì trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại đậu phụ có chứa thạch cao, là nỗi lo của nhiều người tiêu dùng.

Nói về vấn đề này ông Lâm Quốc Hùng, Trưởng phòng giám sát ngộ độc (Cục An toàn thực phẩm), cho biết:

CaCO3 (canxi carbonat) chứa trong thạch cao chỉ được phép sử dụng trong thực phẩm khi nó là loại dùng riêng cho thực phẩm còn nếu là loại CaCO3 tự nhiên sẽ gây hại cho sức khỏe do có nhiều tạp chất và kim lọai nặng.

Nếu bạn sử dụng lâu dài sẽ khiến bị nhiễm các kim loại như nặng như đồng, chì, thủy ngân gây hại đến tim, thận, hệ tiêu hóa,…gây hại sức khỏe khôn lường.

Thông thường đậu phụ làm bằng thạch cao sẽ rắn, cứng, không có mùi thơm đặc trưng của đậu phụ. Ngược lại nếu là đậu phụ nguyên chất sẽ rất mềm, dễ vỡ, có mùi thơm đặc trưng của đậu.

Acetylene từ hoa quả chín

Acetylene hay còn gọi là “khí đá” là chất được sinh ra từ phản ứng của đất đèn và nước nó thuộc dạng chất độc có ảnh hưởng đến sức khỏe của con người khi dùng quá nhiều, đặc biệt trong trái cây.

Dùng Acetylene để ủ chín trái cây là phương pháp được nhiều người sử dụng để làm chín hoa quả nhanh chóng, nhằm thu lợi nhuận mà không quan tâm đến sức khỏe của người sử dụng.

Theo Ts. Phạm Văn Tấn, phó giám đốc Phân viện cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch so sánh với 10 phần acetylene và 1 phần khí ethylene thì chúng đều cho kết quả làm chín trái cây như nhau.

Nhưng thay vì dùng ethylene (chất không độc) thì người bán hàng lại dùng acetylene vì nó có giá thành rẻ hơn rất nhiều lần ethylene.

Nếu tiếp xúc với khí acetylene ở nồng độ trên 33%, bạn sẽ bị ngất xỉu. Thường xuyên ăn hoa quả tẩm acetylene sẽ gây hại trực tiếp đến gan thận và tổn hại sức khỏe dần dần.

Kim loại nặng từ rau củ

Trong lòng đất cs chứa nhiều loại kim loại nặng, tiêu biểu là Cadmium (Cd) - một kim loại thường bị nhiễm trong rau xanh, các loại ngũ cốc nguyên cám và nguyên hạt.

Trong khi Cd được dùng trong ngành công nghiệp luyện kim rất độc hại, nên tránh tiếp xúc nhiều với chúng. Tuy nhiên, nhiều người ăn phải các loại thực phẩm, đặc biệt là rau xanh trồng ở các vùng đất ô nhiễm sẽ bị nhiễm kim loại này rất nặng.

Thường xuyên ăn phải chúng sẽ gây ngộ độc, hại gan thận, ung thư,…Tuy nhiên, nó không phát độc nhanh nên nhiều người không hiểu hết được tác hại khôn lường của nó.

Theo các nhà nghiên cứu thì có tới 50% Cd ngấm vào bên trong nội tạng và nằm trong cơ thể bạn đến 40 năm, số lượng càng lớn dần và theo thời gian sẽ phá hủy dần gan thận của bạn.

Do đó, khi sử dụng các loại rau xanh, củ quả bạn nên ngâm rửa thật sạch, gọt vỏ để hạn chế nhiễm phải chất độc này.

Thủy ngân từ cá

Cá, đặc biệt là cá nước mặn thường có tỷ lệ nhiễm thủy ngân rất cao. Do quá môi trường sinh sống của chúng là biển, nơi có nhiều công trình khai thác khoáng sản, công nghiệp diễn ra làm phát tán thủy ngân và nhiễm vào các loại thủy hải sản, cá.

Nếu ăn phải những loại cá nhiễm thủy ngân sẽ gây ngộ độc ở người lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.

Do đó, sở Y tế Anh (NHS) khuyến nghị trẻ em, phụ nữ mang thai và chuẩn bị mang thai không nên ăn các loại cá biển sống ở tầng nước sâu (cá mập, cá kiếm, cá ngừ). Những người bình thường khác cũng không nên ăn quá 1 lần/ tuần.

Theo Trí Thức Trẻ

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast