Quá trình phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế sau 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Sau 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh, các lĩnh vực văn hóa, xã hội có bước chuyển biến tích cực, đời sống tinh thần của Nhân dân được cải thiện.

L.T.S: Hướng tới kỷ niệm 190 năm thành lập (1831 - 2021), 30 năm tái lập tỉnh (1991 - 2021), Báo Hà Tĩnh xin giới thiệu đến bạn đọc truyền thống lịch sử, văn hóa, vùng đất và con người Hà Tĩnh, quá trình thành lập, phát triển trong 190 năm qua và những thành tựu sau 30 năm tái lập tỉnh.

Quá trình phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế sau 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh

Toàn cảnh Khu di tích Ngã ba Đồng Lộc. Ảnh: Huy Tùng

Toàn tỉnh hiện có trên 1.800 di tích lịch sử - văn hóa đã được kiểm kê, trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt là hệ thống di tích đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh tỉnh Hà Tĩnh (địa điểm Ngã ba Đồng Lộc và Sở Chỉ huy 559 tại xã Hương Đô - Hương Khê) và Khu lưu niệm Đại thi hào Nguyễn Du; 86 di tích cấp quốc gia và 501 di tích được xếp hạng cấp tỉnh với đủ các loại hình: Di tích lịch sử, di tích kiến trúc nghệ thuật, di tích khảo cổ và di tích danh thắng.

Công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được chú trọng, nhất là các di sản được UNESCO vinh danh như: dân ca ví - giặm Nghệ Tĩnh, di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại; ca trù Cổ Đạm, di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại cần được bảo vệ khẩn cấp; 2 di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương là Mộc bản trường học Phúc Giang và tập bản đồ Hoàng Hoa sứ trình đồ.

Quá trình phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế sau 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh

Di sản Hoàng Hoa sứ trình đồ

Đặc biệt, tác phẩm “Truyện Kiều” của Đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác văn học, “Tác phẩm văn học tạo nên nhiều kỷ lục quốc gia nhất”, đã trở thành một phần của tinh hoa văn hóa nhân loại.

Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh tạo lan tỏa sâu rộng. Đến cuối năm 2020, toàn tỉnh có 340.584/374.517 gia đình văn hóa (đạt 90,9%); 1.869/1.977 thôn, tổ dân phố văn hóa (đạt 94,5%); 14 phường đạt chuẩn văn minh đô thị; 841/1.465 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Thể thao quần chúng được quan tâm phát triển sâu rộng, luôn nằm trong tốp dẫn đầu toàn quốc; thể thao thành tích cao tiếp tục được đầu tư, các vận động viên Hà Tĩnh giành nhiều huy chương cấp quốc gia, khu vực và thế giới.

Quá trình phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế sau 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh

Câu lạc bộ Bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh

Đặc biệt, Câu lạc bộ Bóng đá Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ở vị trí nằm trong nhóm 8 đội mạnh nhất giải V.League 2020; đội bóng chuyền nam Hà Tĩnh đạt thành tích xuất sắc tại Giải Bóng chuyền vô địch quốc gia 2021... Đến nay, số người tập TDTT thường xuyên đạt 35,7%; số gia đình tập TDTT thường xuyên là 25,6%.

GD&ĐT đạt kết quả khá toàn diện. Tiếp tục thực hiện lộ trình đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, quy hoạch lại hệ thống trường lớp, đáp ứng nhu cầu học tập, nâng cao chất lượng giáo dục (1). Cơ sở vật chất trường học được củng cố theo hướng chuẩn hóa (2). Công tác xã hội hóa, mở rộng các loại hình đào tạo đạt kết quả khá. Chất lượng giáo dục toàn diện cơ bản được giữ vững; đạt chuẩn phổ cập giáo dục các cấp học (3); tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT hằng năm đạt trên 97%, tỷ lệ học sinh vào đại học, cao đẳng trên 43% số học sinh tốt nghiệp; tỷ lệ học sinh giỏi quốc gia nhiều năm liền thuộc tốp đầu cả nước; có 3 học sinh đạt huy chương quốc tế và khu vực (4).

Quá trình phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế sau 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh

Em Phan Nhật Duy - Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế 2017. Ảnh tư liệu

Chất lượng giáo dục nghề nghiệp được nâng lên; thực hiện phân luồng học sinh, liên kết đào tạo nghề với doanh nghiệp đạt kết quả bước đầu(5), đào tạo nghề hằng năm bình quân gần 18 nghìn người. Chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn và lao động đặc thù, gắn với giải quyết việc làm; tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 53% lên 70%.

Công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân được quan tâm thực hiện. Đổi mới, sắp xếp lại tổ chức bộ máy y tế tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động và thực hiện phân cấp quản lý y tế cơ sở theo Nghị quyết Trung ương 6 khóa XII (6)...

Thời gian qua, cả hệ thống chính trị tiếp tục tập trung cao độ, quyết liệt trong công tác phòng, chống, kiểm soát dịch Covid-19 với cách làm chủ động, sâu sát, hạn chế tối đa dịch bệnh lây nhiễm trong cộng đồng.

Quá trình phát triển văn hóa - xã hội, giáo dục và y tế sau 30 năm tái lập tỉnh Hà Tĩnh

Dịch diễn biến phức tạp nên những cán bộ, nhân viên Khoa Cận lâm sàng (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh) thường xuyên “trắng đêm” trong phòng xét nghiệm.

Y tế dự phòng được chú trọng, kịp thời ngăn chặn các dịch bệnh. Năng lực chuyên môn, y đức của đội ngũ thầy thuốc có nhiều chuyển biến tích cực; tiếp cận được nhiều dịch vụ kỹ thuật chuyên sâu, dịch vụ tuyến Trung ương.

Cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh được đẩy mạnh; người dân bước đầu được theo dõi quản lý sức khỏe qua hệ thống hồ sơ điện tử. 90% trạm y tế có bác sĩ; 100% xã, phường, thị trấn đạt tiêu chí quốc gia về y tế; đạt kế hoạch 26 giường bệnh/vạn dân, 10,5 bác sỹ/vạn dân; tỷ lệ người dân có thẻ BHYT tăng từ 71% lên 90%; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn 9%.

Biên soạn theo tài liệu của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

______

1. Giáo dục mầm non hiện có 267 trường (trong đó, công lập 248, ngoài công lập 19), giáo dục phổ thông có 437 trường (trong đó, công lập 430, ngoài công lập 7); 1 trường đại học, 4 trường cao đẳng, 5 trường trung cấp nghề.

2. Đến cuối năm 2020, có 534/668 trường đạt chuẩn quốc gia (tỷ lệ 79,9%); mầm non có 181/254 trường (71,2%); tiểu học có 193/221 trường (87,7%); THCS có 127/148 trường (85,8%) và THPT có 33/45 trường (73,9%)

3. Phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi mức độ 3; phổ cập giáo dục THCS mức độ 2.

4. Em Nguyễn Thị Việt Hà, Huy chương Đồng Olympic Toán quốc tế 2015; em Phan Nhật Duy, Huy chương Vàng Olympic Toán quốc tế 2017; em Nguyễn Đình Đại, Huy chương Bạc Olympic Tin học Châu Á - Thái Bình Dương 2017.

5. Tỷ lệ phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THPT vào đại học, cao đẳng công lập chiếm 40%, vào các trường cao đẳng, trung cấp nghề trên 40%. Số học sinh lựa chọn học nghề có xu hướng tăng, tỷ lệ thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT để đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng giảm (năm 2020 là 55,8%).

6. 13/13 trung tâm y tế dự phòng cấp huyện chuyển về UBND cấp huyện quản lý toàn diện; sáp nhập bệnh viện đa khoa, trung tâm y tế dự phòng và trung tâm DS-KHHGĐ thành trung tâm y tế trực thuộc UBND cấp huyện quản lý toàn diện tại 6/13 địa phương; ngành y tế quản lý về chuyên môn.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Phường Trần Phú mới: Bước chuyển lịch sử, khát vọng vươn xa!

Phường Trần Phú mới: Bước chuyển lịch sử, khát vọng vươn xa!

Cùng đất nước bước vào giai đoạn lịch sử khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp, những người dân phường Trần Phú mới (Hà Tĩnh) hôm nay không khỏi tự hào và khấp khởi kỳ vọng. Phường mới sau sáp nhập không chỉ là sự cộng gộp về địa giới hành chính, dân số mà là sự cộng hưởng lớn về tiềm năng, thế mạnh và khát vọng vươn lên.
Ngày hội của niềm tin và khát vọng phát triển

Ngày hội của niềm tin và khát vọng phát triển

Tại Hà Tĩnh, sự kiện công bố các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ thực sự là một ngày hội lớn – ngày hội của đổi mới, của niềm tin, sự đồng lòng và khát vọng phát triển.
Trang sử mới, kỳ vọng mới

Trang sử mới, kỳ vọng mới

Một trang sử mới vừa được lật mở trên mảnh đất Hà Tĩnh khi sáng nay, cùng với cả nước, tỉnh long trọng tổ chức lễ công bố các quyết định thành lập bộ máy hành chính và tổ chức đảng ở cấp cơ sở.
Rộn ràng thời khắc lịch sử tại 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh

Rộn ràng thời khắc lịch sử tại 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh

Sáng nay, 69 xã, phường mới ở Hà Tĩnh rộn ràng cờ hoa, trọng thể tổ chức lễ công bố các quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức bộ máy và công tác cán bộ với sự tham gia của đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.
Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Tổng Bí thư Tô Lâm gửi thông điệp quan trọng tới Nhân dân cả nước

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về sáp nhập tỉnh, thành phố cùng các quyết định của Trung ương Đảng thành lập đảng bộ tỉnh và nhân sự lãnh đạo địa phương tại TP Hồ Chí Minh và có bài phát biểu với nhân dân thành phố, đồng thời gửi gắm thông điệp tới nhân dân cả nước.
Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

Bí thư 34 các tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương

‌Sáng 30/6, tại các tỉnh, thành phố trong cả nước đã diễn ra lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Dưới đây là danh sách bí thư 34 tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Sức mạnh của đoàn kết"

Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Sức mạnh của đoàn kết"

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh trong giai đoạn hiện nay, khi cả nước đã và đang thực hiện chủ trương sắp xếp, tinh gọn bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị; sáp nhập các đơn vị hành chính, tinh thần đoàn kết càng phải được phát huy mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Hà Tĩnh sẵn sàng các điều kiện để vận hành xã mới

Hà Tĩnh sẵn sàng các điều kiện để vận hành xã mới

Ngày 1/7, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức đi vào hoạt động. Hiện các địa phương đã hoàn thành công tác chuẩn bị về cơ sở vật chất, hạ tầng để sẵn sàng cho việc vận hành thông suốt, hiệu lực, hiệu quả.