Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng sửa đổi

Sáng 8/6, với 88,3% đại biểu tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi).

Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng sửa đổi

Quốc hội thông qua toàn văn Luật Quốc phòng sửa đổi. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Luật có 7 Chương và 40 Điều, quy định về nguyên tắc, chính sách; hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, thiết quân luật, giới nghiêm; lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng; kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kết hợp kinh tế-xã hội với quốc phòng.

Kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng

Luật quy định kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng là sự gắn kết mọi hoạt động quốc phòng với các ngành, lĩnh vực kinh tế-xã hội có sự thống nhất quản lý, điều hành của Nhà nước để góp phần củng cố, tăng cường quốc phòng, phát triển kinh tế-xã hội.

Nhà nước có kế hoạch, chương trình kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội và kinh tế-xã hội với quốc phòng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong từng thời kỳ.

Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế-xã hội của Bộ, ngành, vùng, địa phương, các dự án quan trọng quốc gia, khu vực biên giới, hải đảo, địa bàn chiến lược phải kết hợp với quốc phòng, phù hợp với chiến lược bảo vệ Tổ quốc.

Luật cũng quy định Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan lập kế hoạch về nhu cầu quốc phòng và khả năng kết hợp quốc phòng với kinh tế-xã hội trong thời bình, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng chiến tranh; tổ chức, xây dựng khu kinh tế-quốc phòng; tổ chức, quản lý hoạt động của doanh nghiệp phục vụ quốc phòng và đơn vị quân đội được giao thực hiện nhiệm vụ kinh tế kết hợp với quốc phòng theo quy định của pháp luật, phù hợp với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ, ngành, địa phương xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phải được Bộ Quốc phòng cho ý kiến, tham gia thẩm định theo quy định của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đầu tư và nghiên cứu ứng dụng khoa học, công nghệ phải tuân thủ yêu cầu về kết hợp phát triển kinh tế-xã hội với bảo đảm quốc phòng theo quy định của luật có liên quan. Một số dự án đầu tư xây dựng ở địa bàn trọng điểm về quốc phòng phải có tính lưỡng dụng, sẵn sàng chuyển sang phục vụ nhu cầu quốc phòng.

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho thấy, hiện nay, Bộ Quốc phòng đang thực hiện việc tái cơ cấu, sắp xếp lại các doanh nghiệp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ (từ 88 xuống còn 18 doanh nghiệp), sẽ không còn doanh nghiệp quốc phòng hoạt động kinh tế đơn thuần và phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, bình đẳng như các doanh nghiệp khác.

Các đoàn kinh tế-quốc phòng được tổ chức, hoạt động theo đúng chủ trương của Đảng và quy định của pháp luật, đứng chân và hoạt động chủ yếu tại các địa bàn trọng điểm về quốc phòng, biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc ít người...; có nhiệm vụ tham gia xóa đói, giảm nghèo, củng cố và xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, đồng thời là đơn vị quản lý, huấn luyện dự bị động viên, sẵn sàng mở rộng, chuyển thành các đơn vị bộ đội chủ lực, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ quốc phòng. Vì vậy, quy định như dự thảo Luật là phù hợp.

Năm trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang

Về nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân, Điều 24 Luật Quốc phòng (sửa đổi) quy định hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ.

Sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước; trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật; trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Quốc hội biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng sửa đổi

Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình biểu quyết thông qua dự thảo Luật Quốc phòng (sửa đổi). (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội, nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia; khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng quốc phòng và an ninh; hoặc khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh cũng có thể sử dụng lực lượng vũ trang và việc sử dụng này do Chính phủ quy định.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, Điều 13 Luật Quốc phòng hiện hành quy định về nguyên tắc hoạt động và sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân, nhưng chưa quy định đầy đủ các trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang, nên việc sử dụng chưa thống nhất.

Trên cơ sở kế thừa Luật hiện hành, dự thảo Luật quy định 5 trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang là phù hợp và cần thiết./.

Theo vietnam+

Đọc thêm

Thăm quê thêm nhớ lời Người!

Thăm quê thêm nhớ lời Người!

Tháng 5, trong rưng rưng thương nhớ, muôn bước chân của người con đất Việt lại hành hương về Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) để được thăm quê hương của Bác Hồ - vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc.
Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo phát triển

Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy Khu kinh tế Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo phát triển

Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Duy Lâm yêu cầu các lực lượng, đơn vị tại khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hương Sơn - Hà Tĩnh) khắc phục các khó khăn, bất cập, phối hợp thực hiện nhiệm vụ, tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu.
Hồ Chí Minh với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Hồ Chí Minh với cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Quá trình tiếp tục hoàn thiện sự nghiệp đổi mới đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình, vấn đề định hình một nền hành chính chuyên nghiệp, hiện đại, liêm chính, tất cả vì dân, phục vụ dân, vì sự phát triển của đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh cần được vận dụng và quán triệt sâu sắc.
Đảng ủy HĐND tỉnh vinh danh các điển hình học và làm theo gương Bác

Đảng ủy HĐND tỉnh vinh danh các điển hình học và làm theo gương Bác

Tại hội nghị vinh danh, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Hà Tĩnh Trần Tú Anh nhấn mạnh, cần lấy kết quả thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW là tiêu chí đánh giá, phân loại tập thể, cá nhân hằng năm, đồng thời làm căn cứ trong quy hoạch, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ.
Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Kịp thời tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế

Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh, Hải Dương, Ninh Thuận đã đóng góp ý kiến quan trọng tại phiên thảo luận tổ chiều 15/5. Nội dung tập trung vào hoàn thiện Luật Lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, cùng các dự thảo nghị quyết về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân và đột phá trong xây dựng, thi hành pháp luật.
Hỗ trợ kết nối, quảng bá tiềm năng, lợi thế của Hà Tĩnh đến nhà đầu tư Nhật Bản

Hỗ trợ kết nối, quảng bá tiềm năng, lợi thế của Hà Tĩnh đến nhà đầu tư Nhật Bản

Tại buổi chào xã giao của Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam chiều 14/5, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh bảy tỏ mong muốn ngài Đại sứ và đoàn công tác quan tâm hỗ trợ tuyên truyền, kết nối, quảng bá đến các địa phương, doanh nghiệp, tập đoàn, nhà đầu tư Nhật Bản về tiềm năng, lợi thế, các lĩnh vực tỉnh ưu tiên kêu gọi đầu tư...