TT - Sáng 22-5, tại Phủ thủ tướng Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Taro Aso nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là việc triển khai các dự án hạ tầng lớn như đường bộ cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, dự án xây dựng nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài, cảng quốc tế Lạch Huyện (Hải Phòng).
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hội đàm với thủ tướng Nhật Taro Aso:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (trái) và Thủ tướng Taro Aso - Ảnh: TTXVN
Tại hội đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đề nghị Chính phủ Nhật tiếp tục dành ưu tiên và tăng viện trợ phát triển chính thức (ODA) cho VN, đồng thời khẳng định VN sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với phía Nhật Bản để thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống tham nhũng. Thủ tướng Aso cho biết Quốc hội Nhật đã bắt đầu thảo luận việc thông qua Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (EPA) và khẳng định Nhật sẽ xem xét tích cực đề nghị cho VN sử dụng một phần gói tài chính hỗ trợ khẩn cấp dành cho các nước châu Á nhằm giảm thiểu tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới
Hai bên nhất trí thiết lập diễn đàn đối thoại, trao đổi thông tin giữa hai nước về quy chế kinh tế thị trường của VN để Chính phủ Nhật Bản có cơ sở xem xét công nhận VN là nước có nền kinh tế thị trường. Hai bên nhất trí hợp tác tổ chức tốt các hoạt động của “Năm giao lưu Mekong - Nhật Bản 2009” như Lễ hội Nhật Bản 2009 tại TP Hội An và “Những ngày giao lưu văn hóa - du lịch Mekong - Nhật Bản” tại TP Cần Thơ; tăng cường hợp tác giữa hai nước trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực mà hai nước đều là thành viên
Tại buổi hội đàm, Thủ tướng Aso trân trọng mời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự hội nghị cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ nhất tại Nhật Bản dự kiến diễn ra cuối năm 2009. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chân thành cảm ơn và vui vẻ nhận lời
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lần lượt hội kiến Chủ tịch hạ viện Nhật Bản Yohei Kono và Chủ tịch thượng viện Satsuki Eda. Tại cuộc gặp, Thủ tướng đã đề nghị Quốc hội Nhật Bản sớm phê chuẩn EPA giữa hai nước để hiệp định sớm có hiệu lực và đi vào cuộc sống nhằm tạo môi trường thuận lợi, công bằng và bình đẳng trong quan hệ kinh tế giữa hai nước. Chủ tịch hạ viện và chủ tịch thượng viện Nhật Bản khẳng định sẽ phát huy vai trò của mình để thúc đẩy quốc hội sớm hoàn tất các thủ tục phê chuẩn EPA
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có các buổi tiếp ngài Shinzo Abe (cựu thủ tướng Nhật Bản), lãnh đạo các tổ chức: Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Xúc tiến Thương mại hải ngoại Nhật Bản (JETRO), Diễn đàn Năng lượng hạt nhân và chuyên gia kinh tế Yukio Okamoto
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể lựa chọn hình thức phát phiếu lấy ý kiến hoặc lấy phiếu qua trang thông tin điện tử, họp biểu quyết đại diện hộ gia đình ở xã, thôn, tổ dân phố... về sáp nhập tỉnh, xã.
Với việc xếp thứ 6 cả nước về Chỉ số PAPI năm 2024 đã cho thấy những nỗ lực mạnh mẽ của Hà Tĩnh trong tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước và chất lượng phục vụ người dân.
BCH Đảng bộ UBND tỉnh Hà Tĩnh, UBND tỉnh vừa tổ chức họp thảo luận các nội dung liên quan đến sắp xếp các đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã. Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh chủ trì cuộc họp.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải giao các sở, ngành, địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Tại hội nghị tiếp xúc với đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh, cử tri Thạch Hà trao đổi nhiều ý kiến liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã và một số vấn đề bức thiết trong đời sống.
Đội ngũ cán bộ thôn, tổ dân phố ở Hà Tĩnh có vai trò quan trọng, là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách đến với Nhân dân. Dù vậy, bên cạnh những cán bộ năng nổ, nhiệt tình cũng còn không ít bất cập, nhất là chất lượng của một số cán bộ thôn, tổ dân phố chưa đáp ứng yêu cầu.
Cần có chính sách hỗ trợ người hoạt động không chuyên trách, xử lý sạt lở bờ sông Ngàn Sâu... là những vấn đề "nóng" được cử tri Vũ Quang tâm huyết gửi gắm tới Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Tĩnh cùng 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sáp nhập gồm TP Hà Nội, TP Huế và các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Cao Bằng.
Thay mặt Ban Chấp hành Trung ương, ngày 12/4/2025, Tổng Bí thư Tô Lâm đã ký ban hành Nghị quyết số 60-NQ/TW Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Trung ương thống nhất chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh cả nước còn 34 đơn vị, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013; thành lập Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013...
Các bộ, ngành, địa phương ưu tiên thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng cao gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế... kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên.
Việc thành lập Ban Chỉ đạo 1227 tỉnh Hà Tĩnh là bước đi quan trọng nhằm hiện thực hóa chủ trương của Trung ương về tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp.
Tại Kỳ họp thứ 17, HĐND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đã thông qua một số tờ trình quan trọng và miễn nhiệm Ủy viên UBND huyện đối với các đồng chí đã thay đổi vị trí công tác.
Bộ Nội vụ đề xuất chi khoảng 15.000 tỷ đồng để giải quyết chính sách cho khoảng 16.000 cán bộ, công chức cấp xã không đạt tiêu chuẩn của vị trí việc làm sau sắp xếp.
Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII đã tổ chức 25 kỳ họp để xem xét, thảo luận và thông qua nhiều nghị quyết về phát triển KT-XH.
Bỏ cấp huyện, sáp nhập xã là cơ hội và cũng là nhiệm vụ cấp bách để thực hiện việc phân chia, điều chỉnh địa giới hành chính ở Hà Tĩnh, tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội.
Bộ Nội vụ cho biết, đối tượng, cách tính tiền lương tháng hiện hưởng để tính hưởng chính sách đối với người nghỉ hưu trước tuổi có một số nội dung thay đổi.
Ban Pháp chế, HĐND tỉnh đề nghị Sở Nội vụ tiếp thu các ý kiến góp ý để kịp thời hoàn thiện các dự thảo nghị quyết về biên chế và dân chủ cơ sở trình kỳ họp thứ 26, HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Bộ Chính trị trình Trung ương Đề án về "Phương hướng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031", với chủ trương là tổ chức bầu cử sớm hơn.
Theo chủ trương của Bộ Chính trị, cả nước sẽ thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Dù không ít tâm tư nhưng đội ngũ cán bộ, công chức trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn giữ vững tinh thần phục vụ, đảm bảo nền hành chính vận hành thông suốt, hiệu quả.
Chỉ số Cải cách hành chính năm 2024 tiếp tục tăng 3 bậc cho thấy những nỗ lực của Hà Tĩnh trong việc triển khai đồng bộ các giải pháp thúc đẩy cải cách hành chính.
Bộ Nội vụ đề xuất bổ sung quy định làm việc bán thời gian, làm việc từ xa cho một số vị trí công việc đặc thù; công chức có con nhỏ, cha mẹ già yếu hoặc hoàn cảnh đặc biệt.
Bộ Nội vụ vừa ban hành Thông tư số 002/2025/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách khi sắp xếp tổ chức bộ máy, mở rộng nhóm đối tượng được hưởng chính sách này.
Tổng Bí thư Tô Lâm nêu mục tiêu đến 2030, 100% người có công sẽ có mức sống trung bình khá trở lên, mức trợ cấp ưu đãi cũng sẽ tiếp tục được điều chỉnh ở mức cao nhất trong hệ thống chính sách xã hội.