UBND tỉnh vừa có văn bản đồng ý để UBND thành phố Hà Tĩnh phối hợp với sở VH-TT&DL Hà Tĩnh, các cơ quan liên quan lập Quy hoạch chi tiết xây dựng Bia dẫn tích Nhà lao Hà Tĩnh (tại tổ 5, phường Tân Giang) trình cơ quan chức năng thẩm định, phê duyệt.
Ảnh minh họa. Nguồn: Bảo tàng Xô viết Nghệ Tĩnh
UBND tỉnh giao UBND thành phố Hà Tĩnh triển khai thực hiện đảm bảo đúng Luật Di sản văn hóa và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Theo nguồn tư liệu từ Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nhà lao Hà Tĩnh (còn gọi nhà giam hoặc đề lao), được ra đời và tồn tại cùng với việc lập thành Hà Tĩnh năm 1831.
Từ năm 1925-1930, để đàn áp những người yêu nước, đặc biệt là những chiến sỹ Xô Viết, thực dân Pháp từng bước hoàn chỉnh hệ thống Nhà lao với hệ thống tường bao, bốt gác, buồng giam, xà lim và các bộ phận của chế độ lao dịch. Đây là nơi giam cầm hàng vạn chiến sỹ trong phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Cho đến những năm 1930-1931, dưới sự lãnh đạo của Đảng phong trào đấu tranh của nhân dân phát triển mạnh mẽ. Để đối phó và đàn áp phong trào của quần chúng, thực dân Pháp ra sức lùng sục, bắt giam cán bộ, đảng viên. Chính vì vậy lúc bấy giờ Nhà lao Hà Tĩnh lúc bấy giờ chật ních tù nhân với chế độ giam giữ rất khắc nghiệt.
Nhà lao Hà Tĩnh nằm về phía Đông Bắc nội thành Hà Tĩnh. Phía Bắc giáp Trại Ngựa, phía Nam giáp Hồ Sen, phía Tây giáp đường đi cửa Hậu - dinh Lãnh binh; phía Đông giáp đường đi cửa Tiền Sở và cũng là cổng chính vào nhà lao. Khu vực nhà lao Hà Tĩnh rộng 5.852m2, những bức tường bao quanh cao 4m, ở góc Đông Bắc và Tây Nam là hai bốt gác kiên cố.
Tuy bị giam cầm với chế độ khắc nghiệt nhưng không khí trong các phòng giam luôn luôn sôi nổi bởi các buổi nói chuyện, đọc thơ tuyên truyền cách mạng của các chiến sỹ...
Mặc dù phải chịu cảnh tù đày vô cùng khổ cực, ăn uống thiếu thốn, buồng giam chật hẹp, tối tăm, hôi thối… khiến sức khỏe các đồng chí dần bị bào mòn nhưng những chiến sỹ Xô Viết như: Phan Gần, Nguyễn Khiên Sức, Nguyễn Đình Tuy, Học Mai, Hồ Thị Lan, Nguyễn Thị Phúc, Đặng Thị Cẩm, Trần Thị Kim… vẫn tươi cười, lạc quan chuẩn bị cho cái chết đang cận kề.
Từ Nhà lao Hà Tĩnh, nhiều đồng chí không chịu khuất phục trước những âm mưu và thủ đoạn tra tấn dã man của kẻ thù đã bị đày đi các nhà lao khác như Nhà lao Vinh, Ban Mê Thuột, Đắc Lắc…
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, những người cộng sản ở Nhà lao Hà Tĩnh vùng lên đấu tranh tự giải thoát.
Sau ngày 18/8/1945, Nhà lao Hà Tĩnh không còn vai trò nhà ngục giam giữ, chấm dứt tác dụng là công cụ bạo lực của chế độ thực dân – phong kiến sau gần 100 năm tồn tại.
Đến năm 1947, nhà lao Hà Tĩnh bị dỡ bỏ hoàn toàn, hiện nay chỉ còn là phế tích nhưng đây vẫn là địa điểm in dấu tội ác của thực dân và là nơi tỏa sáng của những tâm hồn chiến sỹ Xô Viết kiên trung trên mảnh đất Hà Tĩnh anh hùng.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội ký ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh. Báo Hà Tĩnh đăng toàn văn nghị quyết về nội dung quan trọng này.
Đoàn viên thanh niên Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo huyện về chính sách vay vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, đào tạo, giải quyết việc làm.
Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại trụ sở của Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Việt Nam đã tiếp tục tái cử vị trí thành viên Ủy ban Luật Thương mại Quốc tế của LHQ (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2025 - 2031 với số phiếu cao 175/183.
Các kiến nghị của công dân TP Hà Tĩnh chưa được xử lý dứt điểm chủ yếu liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường dự án, giải phóng mặt bằng...
Nhiều ý kiến nhận định, năm 2025 sẽ là khởi đầu giai đoạn bứt tốc của Khu kinh tế Vũng Áng khi Tập đoàn Vingroup đầu tư tổ hợp dự án công nghiệp - cảng biển - logistics. kỳ vọng những quyết sách mới từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XX nhiệm kỳ 2025-2030 cùng chiến lược phát triển từ Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Khu kinh tế Vũng Áng sẽ có thêm sự đồng hành của những cơ chế, chính sách, giải pháp mới để gánh vác vai trò đầu tàu đưa Hà Tĩnh trở thành tỉnh khá của cả nước.
Từ ngày 20/11 đến trưa ngày 30/11, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV sẽ bước vào đợt 2 để cho ý kiến lần đầu đối với 10 dự án luật, biểu quyết thông qua 18 luật và 9 nghị quyết.
Hội đồng Nghĩa vụ quân sự (NVQS) huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã hoàn thành công tác khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an cho thanh niên trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo UBND tỉnh rà soát mục tiêu, chỉ tiêu KT-XH năm 2024 và các mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020-2025; đề ra phương hướng, nhiệm vụ, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất chỉ tiêu nhiệm vụ của năm và cả nhiệm kỳ.
Ngày 18/11 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Rio de Janeiro, Brazil, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có nhiều cuộc tiếp xúc, trao đổi với Lãnh đạo các nước và các tổ chức quốc tế tham dự Hội nghị.
Lãnh đạo các địa phương, đơn vị cấp tỉnh, cấp huyện ở Hà Tĩnh đã được quán triệt các văn bản chỉ đạo về đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030 và các văn bản mới của Trung ương.
Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Tĩnh.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các thầy cô giáo luôn phát huy trí tuệ, tâm huyết, tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đóng góp vào sự phát triển chung của tỉnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng yêu cầu MTTQ các cấp ở Hà Tĩnh phát huy vai trò trong củng cố khối đại đoàn kết toàn dân; đưa hoạt động đi vào chiều sâu, thực chất...
Từ năm 2008 (khi Tập đoàn Formosa triển khai dự án tầm cỡ tại Khu kinh tế Vũng Áng) đến năm 2020 là giai đoạn có nhiều thăng trầm đối với khu kinh tế trọng điểm quốc gia. Để đảm bảo song hành 2 mục tiêu chính: nâng tầm khu kinh tế động lực và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị các cấp ở Hà Tĩnh đã có nhiều chủ trương, quyết sách sát đúng cùng những giải pháp sáng tạo, quyết liệt.
Trong suốt 94 năm qua (18/11/1930 - 18/11/2024), MTTQ tỉnh Hà Tĩnh đã có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc, xây dựng và phát triển tỉnh nhà.
Hình thành và phát triển trong quá trình chinh phục thiên nhiên và đấu tranh dựng nước, giữ nước, tinh thần đoàn kết đã trở thành một giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta. Ở các thời kỳ lịch sử, truyền thống đó tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng luôn là sức mạnh vô địch, đưa đất nước Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành được những thắng lợi vẻ vang.
Công khai, minh bạch, rõ ràng, chính xác, tuân thủ quy trình, thực hiện tốt “3 gặp” và “4 biết”… là yếu tố quan trọng để các địa phương ở Hà Tĩnh thực hiện tốt công tác tuyển quân.
Thủ tướng lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18 Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, do ông làm trưởng ban.
Những năm qua, công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo được cấp ủy, chính quyền các cấp, các cơ quan, đơn vị Hà Tĩnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, đạt được những kết quả tích cực.
Hòa trong không khí của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, các khu dân cư ở Hà Tĩnh đang tích cực tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa, góp phần gắn kết cộng đồng.
Đồng bào các dân tộc thiểu số ở Hà Tĩnh cơ bản đã đồng hóa, sống xen ghép với người Kinh tại 8 thôn, bản thuộc 3 huyện miền núi là Hương Khê, Hương Sơn, Vũ Quang.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Trần Thế Dũng đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo rà soát mục tiêu, chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2020-2025, các nghị quyết chuyên đề, nỗ lực để đạt kết quả cao nhất các chỉ tiêu nhiệm vụ cả nhiệm kỳ.