Những năm Tỵ đáng nhớ của Bác Hồ

(Baohatinh.vn) - Cứ mỗi độ xuân về, cả đất nước lại náo nức mừng Đảng, mừng xuân mới. Và mỗi năm, cứ đón Giao thừa, lại vọng về trong ta những lời thơ chúc Tết của Bác Hồ.

Cứ mỗi độ xuân về, cả đất nước lại náo nức mừng Đảng, mừng xuân mới. Mừng xuân là đón chào thời khắc thiêng liêng của tạo hóa, của đất trời khi những ngày đông giá rét đi qua, khi mùa xuân ấm áp trở về, trăm hoa đua nở, đất nước, quê hương có bước phát triển mới. Và mỗi năm, cứ đón Giao thừa, lại vọng về trong ta những lời thơ chúc Tết của Bác Hồ.

hinh-anh-hoa-sen-va-bac-ho-inkythuatso-06-09-25-42.jpg
Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người. (Ảnh tư liệu).

Xuyên suốt trong 22 bài thơ chúc tết của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tết Nhâm Ngọ (1942) đến tết Kỷ Dậu (1969) là ý nguyện, khát vọng giải phóng dân tộc, mong muốn cho đất nước được hòa bình, độc lập, thống nhất, Nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Thơ chúc tết cũng là những lời tiên đoán của Người về vận mệnh nước nhà; là tầm nhìn xa trông rộng ở vị lãnh tụ thiên tài; là lời chúc mừng, động viên, kêu gọi mọi người cùng thi đua lập công trong năm mới.

Nhớ về 60 năm trước - xuân Ất Tỵ, Bác Hồ đã có thư chúc mừng năm mới. Cuối thư, Người chúc đồng bào và chiến sĩ cả nước dù “là vài vần nôm na” nhưng thật hào sảng, lay động, thúc giục mọi người với một quyết tâm, một niềm tin mới.

Chào mừng Ất Tỵ xuân năm mới,

Nhà nước ta vừa tuổi hai mươi,

Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi,

Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới,

Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi,

Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng.

Chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi!

Hòa bình thống nhất ắt hẳn thành công! (1).

anh-4-4631.jpg

Năm 1965, đất nước đã bước vào thời kỳ mới. Thời kỳ mà “đồng bào hai miền thi đua sôi nổi”. Còn nhớ từ những năm 1961, mở đầu kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965). Khi ấy, ở miền Bắc “Quê hương ta rộn rã cuộc vui chung/ Người hợp tác nên lúa dày thêm đó” (Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu) để đi lên chủ nghĩa xã hội; thì miền Nam đang trực tiếp đương đầu với cuộc chiến đấu ngày càng ác liệt của đế quốc Mỹ xâm lược với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta. Ở đó đang “Nghe tiếng mõ và nghe tiếng súng/ Miền Nam dậy hò reo náo động” (Bài ca mùa xuân 1961 - Tố Hữu).

Và từ cuối năm 1964, đầu năm 1965, quân và dân ta đã đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Kẻ thù lại chuyển sang chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh phá hoại”. Miền Bắc là hậu phương lớn của tiền tuyến lớn. Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu nặng nề, gian khổ, hy sinh của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền Bắc trước hết vì sự nghiệp đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam. Lời thơ chúc tết của Người như lời kêu gọi vang dậy non sông để cả nước cùng thi đua lập công.

Miền Bắc xây dựng đời sống mới vui tươi,

Miền Nam kháng chiến ngày càng tiến tới,

Đồng bào hai miền thi đua sôi nổi,

Đấu tranh anh dũng, cả nước một lòng.

bac-ho1.jpg
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm quân và dân tỉnh Quảng Ninh nhân dịp tết Ất Tỵ 1965. (Ảnh tư liệu).

Năm 1965 - một năm có ý nghĩa lịch sử quan trọng, Người đã có nhiều bài viết, nói chuyện về nhiệm vụ chiến lược của hai miền Nam - Bắc. Trong “Bài nói tại hội nghị phổ biến kế hoạch Nhà nước năm 1965” (19/1/1965), Người đã khẳng định: “Mỗi người làm việc bằng hai để đền đáp cho đồng bào miền Nam ruột thịt. Miền Nam anh dũng đang hy sinh xương máu để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược và bảo vệ miền Bắc. Thì trong công cuộc xây dựng nước nhà, miền Bắc phải quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ và ủng hộ miền Nam. 1965 là một năm vĩ đại: Đảng thân yêu của chúng ta vừa 35 tuổi. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chẵn 20 năm. Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất sắp kết thúc(2).

Trong tiếng ca reo vui của mùa xuân mới phơi phới niềm lạc quan cách mạng, lời thơ của Người cũng tràn đầy niềm tin mãnh liệt vào tương lai. “Chủ nghĩa xã hội nhất định thắng lợi!/ Hòa bình thống nhất ắt hẳn thành công!” Đầu năm 1965, tại “Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn do Trung ương triệu tập” (từ ngày 22 - 26/1/1965), Bác đã nói: “Các đồng chí, tết này, chúng ta sung sướng chúc mừng Đảng yêu quý của chúng ta 35 tuổi.

Đảng ta như biển rộng núi cao

Băm nhăm năm ấy biết bao nhiêu tình!

… Có Đảng lãnh đạo, dân tộc ta đã trở thành một dân tộc anh hùng, được bè bạn khắp năm châu yêu mến và kính trọng. Đó là một thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, đó là điều đáng tự hào của mỗi người yêu nước và cách mạng”(3).

Năm 1965, Bác Hồ đã 75 tuổi, thuộc lớp người “xưa nay hiếm”. Cuộc đời Người đã đi qua 7 năm Tỵ. Năm Quý Tỵ - 1893, Người còn nhỏ tuổi. Năm ấy cụ Hoàng Xuân Đường là ông ngoại của Bác qua đời. Ông Nguyễn Sinh Sắc vừa phải thay bố vợ duy trì lớp học vừa chuẩn bị cho kỳ thi Hương. Năm Ất Tỵ - 1905, Nguyễn Tất Thành cùng với anh là Nguyễn Tất Đạt xuống học tại Trường Tiểu học Pháp - Việt ở Vinh. Năm Đinh Tỵ - 1917, Người từ Anh trở lại Pháp tiếp tục hoạt động trong phong trào Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.

Năm Kỷ Tỵ - 1929, Người hoạt động trong phong trào vận động Việt kiều yêu nước ở Thái Lan, tiếp tục chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm Tân Tỵ - 1941, sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài, đầu năm (28/1/1941), Người trở về nước: “Ba mươi năm ấy chân không mỏi/ Mà đến bây giờ mới tới nơi” (Theo chân Bác - Tố Hữu). Năm Quý Tỵ - 1953, Người có 2 bài thơ chúc tết. Trong thư chúc tết vào ngày 1/1 năm dương lịch, Bác viết: “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi/ Độc lập thống nhất nhất định thành công”. Đúng một năm sau (1954), dự báo của Người đã trở thành hiện thực với Chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

di-chuc-cua-bac-16-39-41-170-3250.jpg

Tháng 5 năm Ất Tỵ - 1965, Bác Hồ bắt đầu viết bản Di chúc, việc làm hệ trọng cho muôn đời sau. Bản Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện có giá trị vô cùng to lớn đối với quá trình cách mạng và sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên nhiều phương diện, chỉ ra phương hướng cho cách mạng Việt Nam hôm nay và trong tương lai. Mở đầu bản Di chúc, Người viết: “Cuộc chống Mỹ, cứu nước của Nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ, hy sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một điều chắc chắn”. Dự báo đã trở thành một ý chí, quyết tâm, một lời thề và 10 năm sau đã trở thành hiện thực khi “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào” để “Bắc - Nam sum họp một nhà”.

Năm 2025 với nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước, lần giở những vần thơ của Bác viết cách đây đã 60 năm vẫn ngời lên niềm lạc quan cách mạng. Những dự báo của Người luôn lấp lánh niềm tin, đang tiếp thêm cho dân tộc ta sức mạnh để vượt qua những thách thức, thực hiện khát vọng để bước tới “đài vinh quang”.

img-0302.jpg
Thành phố Hà Tĩnh đón xuân Ất Tỵ - 2025.

Xuân Ất Tỵ - 2025 đang hiện hữu, đọc thơ chúc Tết của Bác Hồ vẫn như nghe lời Người vang mãi cùng non sông; như thấy Người đang đồng hành cùng dân tộc, dõi theo mỗi bước đi, sự phát triển của đất nước, quê hương. “Bác mong con cháu mau khôn lớn/ Nối gót ông cha, bước kịp mình” (Theo chân Bác - Tố Hữu).

Bao mùa xuân đã đi qua và đang có bao mùa xuân mới sẽ mang đến những đổi thay kỳ diệu, nhưng với mỗi người dân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là biểu tượng sáng ngời với những giá trị di sản vô cùng quý báu, trường tồn. Đó là tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và thời đại Hồ Chí Minh.

______

(1). Theo Hồ Chí Minh toàn tập. Đĩa CD-ROM. NXB QGST (xuất bản lần thứ 3), tập 14, trang 444;

(2), (3). Sách đã dẫn, tập 14, trang 462 - 463; trang 466.

Chủ đề 55 NĂM THỰC HIỆN DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH

Chủ đề 95 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG

Chủ đề Chào năm mới 2025

Đọc thêm

Quân khu 4, các LLVT Hà Tĩnh tri ân anh hùng liệt sỹ, gia đình chính sách

Quân khu 4, các LLVT Hà Tĩnh tri ân anh hùng liệt sỹ, gia đình chính sách

Thiếu tướng Đoàn Xuân Bường - Chính ủy Quân khu 4 bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những cống hiến, hy sinh to lớn của các thương binh, liệt sỹ, các Mẹ Việt Nam Anh hùng và anh hùng LLVTND của Hà Tĩnh trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Biến thời cơ thành thành quả, địa phương phải vươn mình, cán bộ phải chuyển mình

Biến thời cơ thành thành quả, địa phương phải vươn mình, cán bộ phải chuyển mình

Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khoá XVIII là kỳ họp đầu tiên sau khi vận hành mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và có sự thay đổi về nội dung, chương trình so với thông lệ hàng năm. Tại kỳ họp này, các đại biểu đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm, thống nhất thông qua 18 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, cấp bách, tạo động lực để tỉnh nhà bước vào giai đoạn phát triển mới.
Bế mạc Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII

Bế mạc Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII

Sau một ngày rưỡi làm việc khoa học, nghiêm túc, cuối buổi sáng nay, Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh khóa XVIII tiến hành phiên bế mạc, các đại biểu đã biểu quyết thông qua 18 nghị quyết quan trọng trên các lĩnh vực.
Nhiều nội dung đại biểu, cử tri quan tâm được giải đáp thỏa đáng

Nhiều nội dung đại biểu, cử tri quan tâm được giải đáp thỏa đáng

Tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp sáng nay, Giám đốc Sở Nội vụ Hà Tĩnh làm rõ các vấn đề liên quan đến tiếp nhận, bố trí công chức cấp xã khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Chủ tịch UBND tỉnh làm rõ thêm các nội dung đại biểu, cử tri quan tâm.
Nhiều quyết sách quan trọng được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Nhiều quyết sách quan trọng được xem xét, thảo luận tại Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh

Trong 2 ngày diễn ra kỳ họp (23- 24/7), HĐND tỉnh Hà Tĩnh tập trung đánh giá toàn diện tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm; phân tích rõ ưu điểm, thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện để từ đó thống nhất, quyết định các giải pháp phát triển 6 tháng cuối năm 2025.
"Giảm trình bày báo cáo để dành thời gian cho chất vấn và thảo luận"

"Giảm trình bày báo cáo để dành thời gian cho chất vấn và thảo luận"

Khai mạc Kỳ họp thứ 30, HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa XVIII, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Trần Tú Anh nhấn mạnh: Kỳ họp tập trung đánh giá tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm, đưa ra giải pháp trọng tâm, trọng điểm cho 6 tháng cuối năm và thảo luận, thông qua một số nghị quyết quan trọng khác.