Người đảng viên hơn 30 năm miệt mài sưu tầm tư liệu về Bác Hồ

(Baohatinh.vn) - Những tư liệu quý về Bác Hồ do ông Nguyễn Văn Dưỡng (Hương Sơn - Hà Tĩnh) sưu tầm đã góp phần lan tỏa tinh thần học tập, làm theo tấm gương đạo đức, lối sống, phong cách Hồ Chí Minh.

Trong gian nhà nhỏ của ông Nguyễn Văn Dưỡng (SN 1945, trú tổ dân phố 7, thị trấn Phố Châu, Hương Sơn) đang lưu giữ gần 1.000 bài báo, hình ảnh, sách… nói về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

bqbht_br_z6094291938006-1f429033b6e3ef00e0b13ab2744c5dc4.jpg
Nhiều bài báo, hình ảnh về Bác Hồ được ông Dưỡng sưu tập và gìn giữ cẩn thận.

Chia sẻ về lý do sưu tầm tư liệu về Bác Hồ, ông Dưỡng cho biết: “Hơn nửa đời gắn bó với ngành bưu điện đã giúp tôi có cơ hội tiếp xúc với biết bao câu chuyện, hình ảnh về Bác. Những trang sách, bài báo ấy đã khơi dậy niềm tự hào dân tộc và tình cảm sâu sắc dành cho Người. Chính vì vậy, từ lúc nghỉ hưu vào năm 1993, tôi đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để sưu tầm, lưu giữ mọi tư liệu liên quan đến Bác. Việc làm này không chỉ là một đam mê mà còn là cách tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc”.

bqbht_br_z6094289026458-f49b7a2bfcb181c621617b346c426827.jpg
Hiện nay, nhiều bài báo về Bác Hồ vẫn được ông Dưỡng tiếp tục sưu tầm.

Trong số gần một nghìn tờ báo, sách, tài liệu, hình ảnh về Bác Hồ được ông Dưỡng sưu tầm, phần lớn là các bài viết trên Báo Nhân dân, Báo Hà Tĩnh, Báo An ninh Thủ đô, Báo Tiền phong… Nhiều tờ báo được xuất bản từ những năm 1969. Bên cạnh đó, không ít tập thơ, sách, truyện về Bác cũng được ông cẩn thận giữ gìn.

Bộ sưu tập của ông Dưỡng như quyển “nhật ký” sống động, ghi lại từng khoảnh khắc về cuộc đời và sự nghiệp của Bác. Với cách sắp xếp khoa học, từng giai đoạn trong cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện lên rõ nét, giúp người xem dễ dàng hình dung và hiểu hơn về những dấu mốc lịch sử quan trọng gắn liền với cuộc đời vị lãnh tụ cách mạng.

bqbht_br_z6094289105833-ceca14439276cb6832416bb70fb97331.jpg
Những tập thơ, sách, truyện về Bác được ông Dưỡng sưu tập đã ngả màu thời gian.

Nói về hành trình sưu tầm những tư liệu về Bác Hồ, ông Dưỡng nhớ lại: “Hơn 30 năm qua, tôi đã dành trọn tâm huyết để tìm kiếm và gìn giữ những tư liệu quý giá về Bác Hồ. Tôi thường đến gia đình bạn bè, các cơ quan, đoàn thể… để xin những số báo cũ. Trong đó, tôi đặc biệt chú ý các số báo kỷ niệm về những ngày lễ lớn của dân tộc như: thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, sinh nhật Bác, tết Độc lập 2/9… Giờ đây, khi đã lớn tuổi, không còn sức để đi, tôi chuyển sang đặt báo từ bưu điện để tiếp tục nuôi dưỡng đam mê sưu tầm các bài báo về Bác”.

bqbht_br_z6094289134765-3bde4dc511f68645167f5d9625f6bc6c.jpg
bqbht_br_z6094289159654-ee476d59d52ce0277af1df727d93247d.jpg
Những chiếc tem thư được ông Dưỡng lưu giữ cẩn thận.

Không chỉ dừng lại ở việc sưu tầm các bài báo, hình ảnh… tình yêu của ông Dưỡng dành cho Bác Hồ còn được thể hiện qua bộ sưu tập tem thư. Với hơn 600 con tem khắc họa hình ảnh Bác Hồ và đất nước Việt Nam trong những năm kháng chiến, ông đã tạo nên một bức tranh sinh động về lịch sử hào hùng của dân tộc. Đặc biệt, những mẫu tem in hình các vị lãnh tụ cách mạng thế giới như Các Mác, Lê - nin càng làm tăng thêm giá trị lịch sử và ý nghĩa của bộ sưu tập.

“Với tôi, trong thời đại công nghệ số như hiện nay, việc lưu giữ những tem thư càng thêm phần ý nghĩa. Tôi mong rằng, khi xem lại những chiếc tem thư này, các con, cháu và thế hệ sau sẽ thêm trân quý lịch sử và nỗ lực hơn trong việc xây dựng quê hương, đất nước”, ông Dưỡng chia sẻ.

bqbht_br_z6094289055464-46e4b91aa4b9a8cbf055cf17e624afb7.jpg
bqbht_br_z6094288992759-0adbb562cbcc8b78fef0cf42fa48b9f8.jpg
Gian nhà nhỏ trưng bày các tư liệu về Bác Hồ của ông Dưỡng đã trở thành địa chỉ quen thuộc của đoàn viên thanh niên và người dân trên địa bàn.

Với những giá trị độc đáo đó, gian nhà nhỏ của ông Dưỡng thường xuyên đón nhiều đoàn viên thanh niên, học sinh, người dân trên địa bàn đến xem những hình ảnh, tư liệu về Bác. Những câu chuyện, bài thơ viết về Người cũng được ông đọc và kể lại cho mọi người cùng nghe. Qua những tư liệu ấy, ông Dưỡng cũng gửi gắm mong muốn thế hệ sau tiếp tục nỗ lực học tập và làm theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Anh Đinh Tuấn Dũng - Bí thư Đoàn thị trấn Phố Châu cho biết: “Giờ đây, gian nhà lưu trữ các tài liệu về Bác của ông Dưỡng đã trở thành địa chỉ quen thuộc của tuổi trẻ thị trấn Phố Châu. Khi tìm hiểu những tư liệu đó, chúng tôi càng thêm cảm phục tấm lòng vì nước, vì dân của Bác Hồ. Chúng tôi nguyện hứa tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng, khẳng định vai trò xung kích, trí tuệ của tuổi trẻ để cống hiến, thi đua lập nhiều thành tích trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương”.

bqbht_br_z6094291109893-5464ac79e847817debcf04f6d6dbf84b-1.jpg
Gần 80 tuổi, ông Dưỡng vẫn miệt mài với công việc sưu tầm các tư liệu về Bác và vui thú điền viên.

Không chỉ miệt mài sưu tầm tư liệu về Bác Hồ, nhiều năm qua, với vai trò là một đảng viên, Chi hội trưởng Hội người cao tuổi của tổ dân phố 7, ông Nguyễn Văn Dưỡng còn tích cực cùng người dân địa phương tham gia các hoạt động góp phần xây dựng đô thị văn minh.

Ông Hà Văn Hợp - Bí thư Chi bộ tổ dân phố 7 (thị trấn Phố Châu) cho biết: “Dù đã gần 80 tuổi nhưng ông Dưỡng vẫn rất minh mẫn, nhanh nhẹn. Với vai trò là Chi hội trưởng chi hội người cao tuổi, ông Dưỡng luôn phát huy tinh thần của người đảng viên, gương mẫu đi đầu, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Năm 2024, ông là 1 trong 4 đảng viên trong chi bộ được đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ".

Video: Những bài báo, hình ảnh về Bác Hồ được ông Nguyễn Văn Dưỡng lưu giữ cẩn thận.

Chủ đề Hoa đẹp núi hồng

Đọc thêm

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Tỏa sáng di sản y học cổ truyền Hải Thượng Lãn Ông

Kế thừa, phát huy giá trị di sản y học cổ truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, các bệnh viện, Hội Đông y Hà Tĩnh và cả nước ngày càng nâng cao hiệu quả hoạt động, khẳng định vai trò trong công tác chữa bệnh cứu người.
“Tấm căn cước” quý giá

“Tấm căn cước” quý giá

Nơi ấy, trên bản đồ hình chữ S của nước Việt ngàn năm là dải đất nhỏ hẹp, “đòn gánh gánh hai đầu đất nước”. Nơi ấy, bên dòng sông Lam trong xanh và núi Hồng sừng sững, những cư dân nhiều đời đã làm nên bao huyền thoại, tạo dựng một vùng văn hóa giàu bản sắc: văn hóa Hồng Lam. Đó là “tấm căn cước” quý giá, riêng có của Hà Tĩnh.
Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Dấu ấn cố hương trong “Thượng Kinh ký sự”

Tác phẩm “Thượng kinh ký sự” của Đại danh y Lê Hữu Trác bên cạnh trường đoạn nói về nỗi nhớ nơi ẩn cư ở quê mẹ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh) là trường đoạn nói về nỗi nhớ cố hương da diết với rất nhiều hoài niệm.
Noel ấm áp, an lành

Noel ấm áp, an lành

Những ngày này, nhiều làng quê Hà Tĩnh lại rộn ràng không khí chờ đón lễ Noel. Dẫu không phải người xứ đạo nhưng tôi đã thấy mùa Giáng sinh ấm áp đang lan tỏa trong mình.
“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

“Hành giả” Stêphannô Nguyễn Khắc Dương

Trong cộng đồng Thiên Chúa giáo Việt Nam hiện nay, Stêphannô Nguyễn Khắc Dương, quê ở xã An Hòa Thịnh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) là một tu sĩ được rất nhiều giám mục, linh mục, chức sắc tôn giáo, đồng bào có đạo biết đến và rất kính trọng.
Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Đoàn kết lương giáo - tô điểm quê hương

Với tinh thần “Sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo Hà Tĩnh đã tích cực gắn kết lương giáo, chung sức xây dựng, điểm tô cho bức tranh quê hương ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Thành Sen - thành phố bên bờ biển

Một chiều như mọi chiều, tôi lại chạy xe chầm chậm trên những con phố cổ xưa của Thành Sen để ngắm nhìn những sắc màu mới đan xen màu ký ức. Xuôi về phía biển, một cảm giác vừa lạ lẫm, vừa hân hoan dào lên trong tôi - thành phố Hà Tĩnh đã mở rộng về bốn phía, làm dậy lên bao xúc cảm.