Rượu bia tàn phá cơ thể bạn như thế nào?

Bạn uống một ly rượu vang thường xuyên vào bữa tối thì điều đó rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi uống lượng bia và rượu mạnh nhiều và thường xuyên thì nó sẽ tích lũy dẫn đến tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể của bạn. Sau đây là những tác động có hại của bia rượu lên sức khỏe nếu chúng ta lạm dụng nó.

Đối với thống thần kinh trung ương

Uống rượu cũng khiến não bạn khó tạo ra những ký ức dài hạn. Nó cũng làm giảm khả năng suy nghĩ rõ ràng và đưa ra lựa chọn hợp lý. Theo thời gian, teo não vùng thùy trán có thể xảy ra. Vùng não này chịu trách nhiệm kiểm soát cảm xúc, trí nhớ ngắn hạn và phán đoán, bên cạnh các vai trò quan trọng khác.

Nói chậm là một trong những dấu hiệu bạn đã uống quá nhiều. Rượu có thể làm giảm giao tiếp giữa não và cơ thể của bạn. Điều này làm cho việc phối hợp trở nên khó khăn hơn. Do vậy, bạn không bao giờ lái xe sau khi uống bia rượu.

Rượu bia tàn phá cơ thể bạn như thế nào?

Tình trang lạm dụng bia rượu trong giới trẻ ngày càng tăng

Đối với hệ tuần hoàn

Rượu có thể ảnh hưởng đến tim và phổi của bạn. Những người nghiện rượu mạn tính có nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim cao hơn những người không uống rượu. Phụ nữ uống rượu có nhiều khả năng mắc bệnh tim hơn đàn ông.

Biến chứng hệ tuần hoàn bao gồm: tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim, đột quị, nhồi máu cơ tim, suy tim...

Đối với hệ tiêu hóa

Uống rượu có thể làm tổn thương niêm mạc ruột dẫn đến ngăn cản quá trình tiêu hoá thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng và vitamin. Do đó, suy dinh dưỡng và thiếu máu có thể xảy ra. Uống nhiều rượu cũng có thể dẫn đến: đầy hơi, tiêu chảy.

Gan là một cơ quan giúp chuyển hoá và loại bỏ các chất có hại ra khỏi cơ thể bạn, bao gồm cả rượu. Rượu làm tăng nguy cơ viêm gan mạn tính và xơ gan. Khi gan ngày càng bị tổn thương, việc loại bỏ các chất độc hại ra khỏi cơ thể bạn sẽ khó khăn hơn.

Đối với những người uống nhiều bia rượu có thể dẫn đến loét trực tràng, hậu môn hoặc gây ra bệnh trĩ. Bên cạnh đó nó còn gây loét dạ dày, xuất huyết tiêu hoá. Ngoài ra, lạm dụng bia rượu dẫn đến khả năng phát triển ung thư ở miệng, cổ họng, thực quản, đại tràng hoặc gan. Những người thường xuyên uống và hút thuốc lá cùng nhau có nguy cơ ung thư cao hơn.

Rượu bia tàn phá cơ thể bạn như thế nào?

Biết từ chối và dừng đúng lúc chính là bảo vệ sức khỏe của bạn

Đối với sức khỏe sinh sản và tình dục

Bạn có thể nghĩ rằng uống rượu giúp bạn có nhiều niềm vui hơn trên giường. Nhưng thực tế lại hoàn toàn khác. Đàn ông uống quá nhiều có khả năng bị rối loạn cương dương. Uống nhiều rượu cũng có thể ngăn chặn sản xuất hormone giới tính và giảm ham muốn tình dục.

Phụ nữ uống quá nhiều có thể rối loạn kinh nguyệt. Điều đó khiến họ có nguy cơ vô sinh cao hơn. Phụ nữ uống nhiều rượu khi mang thai có nguy cơ sinh non, sảy thai hoặc thai chết lưu cao hơn.

Đối với thống cơ xương khớp

Sử dụng rượu lâu dài có thể ngăn cơ thể bạn giữ cho xương chắc khỏe. Thói quen này có thể khiến xương mỏng hơn và tăng nguy cơ gãy xương khi gặp chấn thương nhẹ. Và thực tế có thể chữa lành chậm hơn. Uống rượu cũng có thể dẫn đến yếu cơ, chuột rút và cuối cùng là teo cơ.

Đối với hệ thống miễn dịch

Uống nhiều làm suy giảm hệ thống miễn dịch của bạn. Điều này làm cho cơ thể bạn dễ bị vi khuẩn, virus và kí sinh trùng xâm nhập.

Những người uống nhiều rượu trong một thời gian dài cũng có nhiều khả năng bị viêm phổi hoặc lao phổi hơn so với người bình thường. Khoảng 10 % của tất cả các trường hợp bệnh lao trên thế giới có liên quan đến rượu.

Đối với tuyến tụy

Uống quá nhiều rượu có thể gây ra sự kích hoạt bất thường của các enzyme tiêu hóa do tuyến tụy sản xuất. Sự tích tụ của các enzyme này có thể dẫn đến viêm tụy. Tuyến tụy tiết insulin để điều chỉnh giảm nồng độ glucose trong máu. Viêm tụy mạn tính có thể gây ra các biến chứng như không tiết đủ insulin để điều chỉnh đường huyết, dẫn đến tăng đường huyết, đái tháo đường. Mặt khác, nguy cơ hay gặp là hạ đường huyết do thiếu glucagon là một hormon làm tăng đường huyết hoặc ở những người nghiện rượu, vì rượu sẽ làm ức chế tân tạo đường, dễ gây hạ đường huyết, nhất là khi bạn không ăn.

Nghiện rượu

Nhiều người nghiện rượu khi cai rượu gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt nó có thể nguy hiểm đến tính mạng. Các triệu chứng cai rượu thường gặp: sự lo ngại, hồi hộp, buồn, nôn, run tăng huyết áp, nhịp tim không đều, đổ mồ hôi nhiều, động kinh, ảo giác và mê sảng. Do vậy, bạn cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị để cai nghiện.

Theo Bs. Trần Ánh Dương/SK&ĐS

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.