Rút quân khỏi Syria: Mỹ tính toán “con buôn”

Trong quyết định rút quân khỏi Syria, tính toán của "con buôn" cũng là một thông số trong phương trình địa chiến lược của ông Trump.

Quyết định sai lầm?

Hãng tin Pháp mới đây có bài bình luận và dự đoán về những diễn biến tiếp theo sau khi Mỹ quyết định rút quân khỏi Syria. Hãng tin Pháp dẫn lời chuyên gia Mỹ Ilan Goldberg cho rằng đây là một quyết định sai lầm của Tổng thống Donald Trump.

Ông cũng dự báo IS sẽ hồi sinh tại Syria như đã nổi dậy ở Iraq. Khi đó, Tổng thống Barack Obama đã phạm sai lầm, rút quân Mỹ trong khi Iraq chưa ổn định.

Hãng tin này đặt câu hỏi, tại sao Tổng thống Trump lại đưa ra một quyết định đầy bất trắc? Theo hãng tin Pháp, ông chủ Nhà Trắng có tiếng là đổi ý như “chong chóng”, và có thể sẽ thay đổi nữa khi thấy rõ lợi hại.

Rút quân khỏi Syria: Mỹ tính toán “con buôn”

Theo hãng tin này, rất có thể trong vụ này, tính toán của "con buôn" cũng là một thông số trong phương trình địa chiến lược của ông Trump. Luận điểm được đưa ra là cũng trong ngày 19/12, Washington thông báo đồng ý bán cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống tên lửa Patriot để khuyến khích Ankara hủy dự án mua hệ thống tên lửa S-400 của Nga và tỏ ý hoà giải với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Ngoài ra, hãng tin Pháp cũng cảnh báo hậu quả khi Mỹ rút quân khỏi Syria mà trước hết về mặt quân sự. Theo đó, không có lực lượng Mỹ trên chiến trường Syria, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ rảnh tay thực hiện kế hoạch và kiểm soát một miền bắc Syria, giáp giới với Thổ nhĩ Kỳ và Iraq.

Chuyên gia Mỹ Jonas Parello-Plesner, thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Hudson, được AFP dẫn lời phân tích: “Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tấn công lực lượng vũ trang người Kurd ở Syria. Thành phố Manbij do lực lượng người Kurd trấn giữ sẽ bị khai hỏa đầu tiên”.

Rút quân khỏi Syria: Mỹ tính toán “con buôn”

Rút khỏi Syria là quyết định kiểu "con buôn" trong cuộc mặc cả với Thổ Nhĩ Kỳ?

Anh, Đức và Pháp, 3 nước đồng minh chính của Mỹ trong cuộc chiến chống IS, đã rất giận dữ trước quyết định của Tổng thống Trump rút quân khỏi chiến trường Syria. Pháp và Anh tuyên bố sẽ không rút lực lượng đặc nhiệm ở Syria mà sẽ tiếp tục chiến dịch chống IS, dù có Mỹ hay không, bởi IS chưa bị đánh bại hoàn toàn, và cuộc chiến chống IS còn lâu mới kết thúc.

Người phát ngôn của Thủ tướng Anh Theresa May nói: "Chúng tôi vẫn cam kết duy trì liên minh toàn cầu này cũng như chiến dịch chống IS cho đến khi lực lượng này bị nhổ tận gốc. Chúng tôi sẽ vẫn hợp tác với các đối tác khu vực quan trọng của chúng tôi ở Syria và những nơi khác. Liên minh toàn cầu chống IS đã đạt được những thành tựu to lớn, nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Chúng tôi không thể lơ là các mối đe dọa mà lực lượng này gây ra".

Cựu Thủ tướng Bỉ Guy Verhofstadt, hiện là nghị sỹ châu Âu, đã bày tỏ tâm trạng lo âu cho an ninh chung của châu Âu khi nói: "Mỹ rút quân khỏi Syria là một chiến thắng đối với Nga, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Damascus. Mỹ đã nhượng bộ trước áp lực của ông Erdogan”. Theo ông Verhofstadt, IS sẽ hồi sinh và lúc đó các nước châu Âu sẽ bị tấn công.

Phương Tây than khóc?

Từ nước Mỹ, tờ Washington Post bình luận, quyết định bất ngờ của Tổng thống Trump rút lực lượng khỏi Syria lại chìa ra một thắng lợi hiếm hoi và hiển nhiên cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, người mà mối quan hệ với chính quyền Trump dù là gì thì cũng đều có thể đoán định được.

Theo tờ báo này, với việc Mỹ rút quân, Nga sẽ trở thành một cường quốc quốc tế đóng vai trò trung gian không thể bị thách thức tại đất nước Trung Đông bị chiến tranh tàn phá. Nga cũng sẽ gặt hái được cơ hội để củng cố chiến thắng trên toàn lãnh thổ Syria giúp cho chính phủ Syria.

Rút quân khỏi Syria: Mỹ tính toán “con buôn”

Tổng thống Nga V. Putin hoan nghênh quyết định của Mỹ là đúng đắn

Trong cuộc họp báo cuối năm ngày 20/12, Tổng thống Nga đã ca ngợi quyết định của ông Trump là “đúng đắn”, đồng tình với người đồng cấp Mỹ rằng IS đã phần lớn bị đánh bại.

Washington Post dẫn lời chuyên gia Andrew Weiss, học giả về Nga tại Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Carnegie bình luận: “Khi đánh giá về ông Trump, Kremlin có hai quan điểm: Một mặt không ưa tính chất khó đoán định và thiếu sự phối hợp song mặt khác lại hoàn toàn yêu thích những hỗn loạn mà ông Trump gây ra”.

Chuyên gia này nhận định: "Bất kỳ điều gì hủy hoại mạng lưới đồng minh của Mỹ và hình ảnh nước này như một đối tác ổn định và đáng tin cậy đều là chiến thắng chung cuộc cho Moscow”.

Chuyên gia về Nga tại Đại học Georgetown Angela Stent bình luận: “Nga đã trở thành một cường quốc đóng vai trò trung gian ở Trung Đông”. Chuyên gia này giải thích Nga là cường quốc duy nhất có thể đàm phán với các nhà nước Hồi giáo theo dòng Shiite và Sunni, Israel, phong trào Hồi giáo Hamas, nhóm Hezbollah và các lực lượng người Kurd.

Rút quân khỏi Syria: Mỹ tính toán “con buôn”

Mỹ chấp nhận thua Nga ở Syria?

Theo chuyên gia này, việc Mỹ rút lui sẽ tạo thuận lợi để Nga thúc đẩy đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ và Iran để tìm giải pháp chính trị cho cuộc chiến Syria. Đó là lý do mà Tổng thống Putin miêu tả quyết định của Tổng thống Trump là “đúng đắn” và rằng IS đã bị đánh bại" dù giới phân tích cho rằng IS vẫn là một lực lượng gây chết chóc.

Theo Washington Post, quyết định của Tổng thống Trump đã gây rạn nứt giữa Mỹ và các đồng minh nhưng lại làm “hài lòng” nhà lãnh đạo Nga, người lâu nay muốn phá vỡ sự thống nhất và đoàn kết của các nước phương Tây. Sự bối rối và hoang mang giữa Mỹ và các đồng minh gần gũi nhất củng cố cho thông điệp mà Tổng thống Putin lâu nay gửi cho các đối tác của Nga ở Trung Đông rằng Moscow là một đồng minh có thể tin cậy được và một đồng minh sẽ chiến đấu đến cùng.

Tờ báo Mỹ cay đắng bình luận sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa các đồng minh với Mỹ liên quan quyết định rút quân khỏi Syria giúp nhà lãnh đạo Nga “chạm tay” được vào mục tiêu dài hạn của mình. Phát biểu tại Hội nghị an ninh Munich hồi năm 2007, Tổng thống Putin đã chỉ trích trật tự thế giới đơn cực do Mỹ dẫn dắt là không công bằng và nỗ lực đưa nước Nga trở lại.

Theo Báo Đất việt

Đọc thêm

Truyện cười: Vé số

Truyện cười: Vé số

Một bà vợ hay ngoại tình, mỗi lần như vậy bà ta nói với chồng: “Em trúng xổ số nên hôm nay nhà mình ăn tươi”. 
Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Lionel Messi: Nước mắt thằng hề

Khi Lionel Messi đăng đàn phản ứng với phát biểu của Eric Abidal, thành viên BLĐ Barcelona, đó như giọt nước mắt của một thằng hề.
Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Các địa phương ở Hà Tĩnh ráo riết phòng, chống virus Corona

Với quan điểm “chống dịch như chống giặc”, các địa phương ở Hà Tĩnh đã tập trung triển khai nhiều biện pháp tích cực nhằm chủ động phòng ngừa và đối phó với những diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra.
2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

2 bác sỹ Bệnh viện Nhi Trung ương “cắm chốt” tại Nghi Xuân

Từ ngày 4/2, Bệnh viện Đa khoa Nghi Xuân mở thêm Phòng khám Nhi khoa do các bác sỹ đến từ Bệnh viện Nhi trung ương đảm nhận. Đây là một trong những nội dung thuộc dự án “Đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhi khoa ban đầu" tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nghi Xuân gian đoạn 2019 – 2021.
5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

5 xã ở Hà Tĩnh tái phát dịch tả lợn châu Phi

Sau khi đã qua 30 ngày có dịch tả lợn châu Phi (tính đến đầu tháng 12/2019), gần đây trên địa bàn Hà Tĩnh, dịch bệnh lại tái phát tại 5 xã thuộc 3 huyện, buộc phải tiêu hủy 58 con lợn ốm chết.