Tật cận thị là một dạng lỗi khúc xạ ảnh hưởng đến cơ chế hội tụ của mắt. Do nhãn cầu bị dài ra, tia sáng sẽ hội tụ trước võng mạc thay vì ngay võng mạc. Điều đó khiến người bệnh nhìn những vật thể ở gần sẽ rõ còn những vật ở xa thì lại mờ. Bệnh cận thị ở trẻ em đang ngày càng gia tăng và trở thành mối lo ngại của nhiều bậc cha mẹ.
Dưới đây là những sai lầm bạn cần chú ý để không tăng độ nhanh:
Khám mắt, chọn kính qua loa
Với những người cận thị, chiếc kính được coi như vật "bất li thân". Chính vì thế việc chọn mua một chiếc kính vừa đảm bỏ chất lượng vừa phù hợp với độ cận của mắt là điều cực kì quan trọng. Bạn đừng bao giờ khám mắt qua loa ở một hiệu kính không có đủ chuyên môn hay tiết kiệm 200.000-300.000 đồng để mua kính không rõ nguồn gốc chất lượng.
Vì nếu bạn đeo kính với số đi ốp sai lệch so với độ cận của mắt, triệu chứng nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt sẽ lập tức tìm đến. Nguy hiểm hơn nữa, độ cận của bạn sẽ tăng lên vù vù.
Tạo áp lực liên tục lên đôi mắt
Không nên vắt kiệt sức lao động của đôi mắt cả ngày. Ảnh: bestie. |
Trẻ em là lứa tuổi dễ bị tăng độ cận nhất. Bởi mắt thường chịu tác động của các hoạt động nhìn gần và cấu trúc nhãn cầu còn nhiều thay đổi theo môi trường sống. Vì vậy, thay vì gắn liền với máy tính, điện thoại, cha mẹ dành thời gian cho con tham gia các hoạt động ngoài trời hay chơi thể thao để giúp mắt bớt các hoạt động căng thẳng.
Lười tập thể dục cho mắt
Những bài tập thể dục cho mắt chỉ kéo dài trong 3-5 phút nhưng giúp mắt bạn được nghỉ ngơi, cải thiện sự tập trung. Về lâu dài, đôi mắt của bạn còn có thể trở nên tinh tường hơn. Nhưng thực tế thì rất ít người đánh giá đúng vai trò của việc này với hoạt động của đôi mắt.
Một số bài tập thể dục cho mắt:
- Chớp mắt (4 phút): Trong 2 phút, cứ mỗi 3-4 giây bạn chớp mắt một lần. Trong 2 phút tiếp theo, cứ mỗi 30 giây bạn hãy chớp mắt một lần.
- Áp bàn tay (1-3 phút): Dùng hai bàn tay áp lên hai mắt đã nhắm. Lòng bàn tay áp lên mắt vừa phải, sao cho mắt vẫn chớp thoải mái.
- Tập trung nhìn gần và xa (2-3 phút): Đặt một ngón tay trước mắt, cách mắt khoảng 25 cm và nhìn tập trung cả hai mắt vào đầu ngón tay. Sau đó chuyển ánh nhìn tập trung vào một vật khác xa hơn, cách mắt khoảng 3-6m. Sau đó chuyển ánh nhìn về đầu ngón tay như cũ. Hoán chuyển ánh nhìn gần - xa liên tục.
Ăn uống thiếu chất
Ăn uống thiếu chất là nguyên nhân chính khiến kính của bạn thêm dày. Ảnh: benhthiluc. |
Coi thường vai trò của thực phẩm trong đời sống của đôi mắt là sai lầm trầm trọng khiến thị lực của bạn ngày càng suy yếu. Bạn phải bổ sung những nhóm thực phẩm sau đây nếu muốn cải thiện tình hình:
Beta carotene: Là tiền chất của vitamin A, có vai trò rất quan trọng đối với thị giác, giúp mắt sáng hơn. Beta carotene có nhiều trong rau, củ, quả có màu vàng, cam, xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, đu đủ, khoai lang.
Vitamin A: Là một loại vitamin đặc biệt quan trọng đối với mắt cận. Vitamin A có nhiều trong lòng đỏ trứng gà, sữa, gan động vật, các loại rau củ như mồng tơi, rau dền, rau ngót, cà chua, gấc, đu đủ, cà rốt...
Crom: Thiếu crom, nhãn cầu mắt sẽ bị lồi, mắt tăng độ cận nhanh hơn. Crom có nhiều trong gan bò, lòng đỏ trứng, nước ép nho…
Kẽm: Kẽm có tác dụng giúp máu lưu thông trong mắt dễ dàng, ngăn ngừa mắt bị khô, rát, mệt mỏi, khó chịu. Kẽm có nhiều trong thịt bò, thịt gà, sò, lòng đỏ trứng...
Ngại đi khám mắt định kỳ
Người cận thị nên đi khám mắt định kì ít nhất mỗi năm 1 lần. Ảnh: Khoeplus. |
Đa số người cận thị thường không có ý thức đi khám mắt định kỳ nếu như đôi mắt không có dấu hiệu mờ, mệt mỏi, đau nhức, chảy nước mắt... Tuy nhiên khi những triệu chứng trên xuất hiện thì rất có thể đôi mắt của bạn đã chuyển qua một căn bệnh phức tạp hơn .
Người bị cận thị cần được khám kiểm tra đáy mắt ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện sớm và phòng ngừa nguy cơ bong võng mạc. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây mù ở người cận thị.