Siêu trăng đầu tiên của năm 2023, Việt Nam có xem được?

Ngày 2/7, thế giới chứng kiến siêu trăng đầu tiên của năm 2023 kể từ lần cuối diễn ra vào tháng 8/2022.

Siêu trăng đầu tiên của năm 2023, Việt Nam có xem được?

Trăng rằm tháng 7 đánh dấu sự quay trở lại của siêu trăng, là sự kiện thiên văn thú vị sắp diễn ra dành cho những người quan sát. Siêu trăng là kết quả của việc Mặt Trăng tiến đến gần Trái Đất hơn vào thời điểm trăng tròn, khiến sự khác biệt về kích thước của nó khi quan sát trên bầu trời là vô cùng rõ rệt.

Fred Espanak, chuyên gia Nhật thực và nhà vật lý thiên văn NASA cho biết trong đợt siêu trăng này, Mặt Trăng sẽ chỉ cách Trái đất 361.934 km, so với khoảng cách trung bình là 382.900 km. Điều này cho phép siêu trăng năm nay có thể sáng hơn 30% và lớn hơn 14% khi nhìn từ Trái Đất.

Trăng tròn tháng 7 còn được các bộ tộc người Mỹ bản địa gọi là Trăng Hươu bởi trong thời gian này những cặp sừng của các chú hươu sẽ bắt đầu mọc.

Việt Nam có thể quan sát?

Theo Space, siêu trăng đạt cực đại vào khoảng 7:39 sáng theo múi giờ ET (tức 18:39 theo giờ Việt Nam). Đây là thời điểm lý tưởng để quan sát siêu trăng, do Mặt Trời đã lặn. Dẫu vậy, yếu tố từ thời tiết có thể sẽ khiến cho việc quan sát siêu trăng gặp khó khăn.

Theo dự báo từ Trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia và Đài khí tượng thủy văn Trung ương (Bộ TN-MT), tối và đêm 2/7, ở khu vực vùng núi Bắc bộ có thể có mưa rào và giông rải rác, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 10 - 30 mm, có nơi trên 70 mm.

Trong khi đó, ngày và đêm 2/7, ở khu vực Tây nguyên và Nam bộ cũng có mưa, mưa vừa và rải rác. Thậm chí có nơi có giông, cục bộ có mưa to đến rất to, với lượng mưa trung bình từ 20 - 50 mm.

Lần gần nhất diễn ra siêu trăng là từ ngày 13/8/2022. Khi đó, siêu trăng tháng 8 (còn được gọi là “trăng cá tầm”) dù không còn đạt “đỉnh”, đã xuất hiện trên bầu trời đêm ở Việt Nam, khiến những người quan sát thích thú.

Theo VTV

Đọc thêm

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.