Siêu Trăng tháng 10 và hiện tượng sao kép hiếm có

Vào ngày 17/10, những người yêu thích thiên văn học sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng Siêu Trăng lớn nhất, sáng nhất năm cũng như hiện tượng sao kép hiếm có.

sieu-trang-1610-3121-795.jpg
Siêu Trăng tháng 10 sẽ trông to hơn và sáng hơn so với Siêu Trăng tháng 8 và 9. (Nguồn: Euronews)

Siêu Trăng vào tháng 10 là Siêu Trăng gần nhất trong năm và kết hợp với một Sao Chổi để tạo nên hiện tượng ngắm sao kép hiếm có.

Siêu Trăng tháng 8 cách Trái Đất 361.970km. Siêu Trăng tháng 9 gần hơn, ở vị trí cách chúng ta 4.484 km. Và Siêu Trăng tháng 10 gần nhất, cách chúng ta 357.364 km, vì thế trông to hơn và sáng hơn so với Siêu Trăng tháng 8 và 9.

Siêu Trăng năm nay đạt đến thời điểm trăng tròn vào ngày 17/10. Siêu Trăng thứ 4 và cũng là cuối cùng của năm 2024 sẽ xuất hiện vào ngày 15/11 tới, ở khoảng cách 361.867 km tính từ Trái Đất.

Siêu Trăng xảy ra khi pha trăng tròn đồng bộ với một sự thay đổi đặc biệt gần quanh Trái Đất. Điều này xảy ra 3 hoặc 4 lần một năm và liên tiếp, do quỹ đạo hình bầu dục liên tục thay đổi của Mặt Trăng. Lần này, Siêu Trăng diễn ra đúng thời điểm Sao Chổi Tsuchinshan-Atlas đang ở gần đó.

Chuyên gia Bill Cooke của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết ánh trăng sẽ làm mờ một phần đuôi sao chổi, nhưng vẫn đáng để ngắm sau khi Mặt Trời lặn.

Nguyệt thực một phần cũng diễn ra vào đêm 17/10, có thể nhìn thấy ở nhiều nơi tại châu Mỹ, châu Phi và châu Âu, khi bóng của Trái Đất phủ lên Mặt Trăng, trông giống như một vết khuyết nhỏ./.

vietnamplus.vn

Đọc thêm

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Mỹ phê duyệt vaccine cúm dạng xịt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA chấp thuận vaccine cúm dạng xịt FluMist do AstraZeneca sản xuất, có thể tự tiêm, không cần nhân viên y tế hỗ trợ.
Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Nguyên nhân biến Yagi trở thành siêu bão

Siêu bão Yagi đổ bộ: Nhiệt độ nước biển ở Biển Đông ấm bất thường là một trong những lý do chính khiến siêu bão Yagi có tốc độ tăng cấp độ nhanh chưa từng có trong lịch sử khí tượng.
Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Chế tạo robot giúp đo lường tốc độ tan chảy của thềm băng Nam Cực

Các kỹ sư của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA đang tiến hành thiết kế một đội robot thăm dò dưới nước để đo tốc độ tan chảy của các dải băng lớn chung quanh Nam Cực; từ đó đưa ra những đánh giá tác động của tình trạng nói trên với hiện tượng nước biển dâng cao.
Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Kính hiển vi nhanh nhất thế giới

Nhóm nhà vật lý tại Đại học Arizona phát triển kính hiển vi điện tử nhanh nhất thế giới, có thể chụp electron di chuyển với tốc độ 7.920.000 km/h.