Sinh viên Lào vui tết cổ truyền ở Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Ấm nồng tình cảm, rộn ràng tươi vui... là những cảm xúc ngập tràn trong mỗi lưu học sinh Lào đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn Hà Tĩnh những ngày này - tết Bunpimay trên đất Việt.

sinh vien lao vui tet co truyen o ha tinh

Điều khác biệt duy nhất khi đón tết ở Hà Tĩnh là các sinh viên không được tham gia lễ tắm Phật như ở quê nhà

Là sinh viên năm cuối của Trường Đại học Hà Tĩnh, Thammachanh Khounnaly (Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh) đã 2 lần ở lại Hà Tĩnh đón tết cổ truyền của dân tộc Lào. Khounnaly cho biết: Năm nào cũng vậy, đón tết tại trường nhưng cảm giác trong em vẫn luôn ấm áp như đang ở quê hương mình vậy.

Bọn em được tỉnh Hà Tĩnh và nhà trường tổ chức đón tết với đầy đủ nghi lễ truyền thống: Làm lễ trước mâm cỗ truyền thống, buộc chỉ cổ tay, té nước, múa lăm-vông. Sau phần nghi lễ, chúng em còn được múa hát các bài hát của dân tộc mình, được vui liên hoan cùng các bạn sinh viên Lào - Việt và chúc nhau những lời chúc may mắn đầu năm mới. Chính điều này đã góp phần giúp chúng em xua tan nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương và có thêm động lực để học tập.

Hào hứng khi lần đầu tiên được đón tết tại Hà Tĩnh, Keoduongsy Nidnilanh, sinh viên Khoa Sư phạm tự nhiên (Đại học Hà Tĩnh) chia sẻ: “Đây là năm đầu tiên em sang Việt Nam và theo học tại Trường Đại học Hà Tĩnh. Trước khi sang đây, em cũng đã có tìm hiểu qua và được biết tết Bunpimay của Lào được nhà trường tổ chức rất vui, nhưng có ở đây, sống trong bầu không khí này, em mới thấy thực sự ý nghĩa đến mức nào. Hà Tĩnh đã cho em cảm giác được đón tết ở quê nhà, thậm chí còn vui hơn vì ở đây em có thầy, cô giáo và những người bạn mới”.

sinh vien lao vui tet co truyen o ha tinh

Vui tết Bunpimay năm 2018 tại Trường Đại học Hà Tĩnh

Còn với Yingnoy Phanthavong - sinh viên Trường Cao đẳng Nguyễn Du, nếu tết Bunpimay ở Lào chỉ kéo dài trong 3 ngày từ 13 - 15/4, thì khi theo học tại đây, Phanthavong được sống trong niềm vui những ngày tết đến cả tuần.

“Ngày 13 - 15/4 là những ngày tết chính, thế nhưng trước đó mấy ngày, bọn em đã được nhà trường tổ chức vui tết, ngoài ra còn được giao lưu tết với các bạn đồng hương Lào tại các trường học khác trong tỉnh Hà Tĩnh ở một bữa tiệc khác. Các bạn của em tại Việt Nam cũng tổ chức vui tết, tặng em những món quà rất ý nghĩa. Không chỉ được tham gia các phần lễ truyền thống, em còn dành thời gian lên chùa thắp hương. Điều khác duy nhất khi đón tết ở đây là em không được tham gia lễ tắm Phật như ở Lào”.

sinh vien lao vui tet co truyen o ha tinh

Chương trình đón tết cổ truyền Lào còn diễn ra tươi vui, đầm ấm với các tiết mục văn nghệ xen kẽ dân ca Lào, điệu múa lăm vông mang đậm nét truyền thống của đất nước triệu Voi.

Được biết, hiện nay, ở Hà Tĩnh có gần 3.000 lưu học sinh Lào theo học tại 4 cơ sở đào tạo, gồm: Trường Đại học Hà Tĩnh, Trường Cao đẳng Y tế Hà Tĩnh, Trường Cao đẳng Kỹ thuật Việt Đức Hà Tĩnh và Trường Cao đẳng Nguyễn Du.

Vào mỗi dịp tết cổ truyền của đất nước Lào, Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị tỉnh đều phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức vui tết Bunpimay cho lưu học sinh, Lào kiều cùng tham gia. Ngoài ra, tại các khoa, trường học, chương trình vui tết gắn kết sinh viên cũng được tổ chức với đầy đủ nghi lễ và phần hội sôi nổi. Dịp này, các trường cũng tạo điều kiện cho lưu học sinh được nghỉ học về quê đón tết.

Đọc thêm

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Nỗ lực trao truyền ví, giặm cho thế hệ trẻ

Giữa guồng quay của cuộc sống, có những lớp nghệ nhân ở Hà Tĩnh vẫn thầm lặng cống hiến, gìn giữ tinh hoa nghệ thuật truyền thống. Với họ, đó không chỉ là lòng nhiệt huyết, niềm đam mê mà còn là sứ mệnh giữ lửa, trao truyền các giá trị của di sản quê hương.
"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

"Rệu rã" di tích gần 400 tuổi

Chùa Tịnh Lâm (phường Hà Huy Tập, tỉnh Hà Tĩnh) được xây dựng từ thế kỷ thứ XVII, nay đã xuống cấp nghiêm trọng.
Ươm mầm dân ca ví, giặm

Ươm mầm dân ca ví, giặm

Phát huy vai trò là những hạt nhân trong bảo tồn, gìn giữ di sản, nhiều nghệ nhân trên địa bàn Hà Tĩnh đã tình nguyện tham gia, mở các lớp học miễn phí để truyền dạy dân ca cho các em học sinh.
Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Podcast bút ký: Làng thợ bạc Nam Trị

Nâng chén trà miệng bít bạc của các nghệ nhân Nam Trị, tôi lâng lâng nghĩ về quá khứ, nghĩ đến tương lai của cái nghề vàng, nghề bạc. Cái nghề mà ông cha đã một thời đeo đuổi!
Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Podcast truyện ngắn: Chiếc xe đạp

Mỗi người sinh ra đều có một hoàn cảnh riêng, không ai giống ai. Bởi vậy, hãy luôn cùng nhau cố gắng trong mọi hoàn cảnh, để mỗi ngày cảm nhận cuộc sống tươi đẹp hơn.
Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Podcast truyện ngắn: Lênh đênh đời thúng

Một già, một trẻ, nương tựa vào nhau mà sống. Bên nhau qua từng mùa biển động. Ngoại không còn đủ sức để vươn ra xa bờ, chỉ còn trông cậy vào chiếc thúng chòng chành...
Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Podcast tản văn: Rộn ràng tiếng vỗ cánh chim non

Mùa hè mang theo bao điều kỳ diệu trong khu vườn nhỏ của tuổi thơ. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy sự biến chuyển của muôn loài, và sẽ thấy khu vườn tuổi thơ không chỉ có cây xanh và hoa trái, mà còn là nơi chắp cánh cho những ước mơ đầu đời được bay xa.
Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Đưa dân ca ví, giặm “chạm” đến thế hệ Alpha

Không còn là những lời ru xưa vang vọng trong ký ức, những lớp học dân ca của CLB Dân ca ví, giặm trẻ Hà Tĩnh đã được “làm mới” và trở thành sân chơi sáng tạo, giúp các em nhỏ thêm tự tin, gắn kết và yêu văn hóa truyền thống.
Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Podcast truyện ngắn: Ngày em đẹp nhất

Từ mái ấm cô nhi viện đến lễ đường nơi Xóm Cồn, hành trình của Tuấn và Duyên là minh chứng cho một tình yêu đủ sâu để vượt qua nghịch cảnh, dù chỉ trong khoảnh khắc cuối cùng...
Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Podcast: Nơi neo giữ mái ấm gia đình

Mỗi người đều có một nơi để trở về, một ký ức để gìn giữ. Và, với nhiều người, đó chính là hình ảnh ngôi nhà xưa với những yêu thương đong đầy trong từng khoảnh khắc đời thường.