Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tại châu Âu tiếp tục tăng cao

Tính đến19 giờ ngày 25/4 (giờ GMT) (2 giờ ngày 26/4 giờ Việt Nam), COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 200.000 người trên toàn thế giới, với 90% số ca tử vong là tại châu Âu và Mỹ.

Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tại châu Âu tiếp tục tăng cao

Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Rome, Italy. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Phóng viên TTXVN tại Rome dẫn số liệu của Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy cho biết trong ngày 25/4, nước này ghi nhận thêm 2.357 ca mới nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), nâng tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại nước này lên 195.351 trường hợp.

Trong khi đó, số ca tử vong đã tăng lên 26.384 trường hợp (tăng 415 ca).

Trong ngày, Italy cũng đã có 2.622 ca đã hồi phục, nâng tổng số người được chữa khỏi bệnh lên 63.120 trường hợp. Số ca phải điều trị tích cực tiếp tục giảm 71 trường hợp xuống còn 2.102 ca.

Theo phóng viên TTXVN tại Paris, ngày 25/4, Pháp ghi nhận thêm 369 ca tử vong do nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2), thấp hơn so với những ngày trước đó.

Kể từ khi bắt đầu bùng phát hồi tháng 3 đến nay, số ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 tại Pháp đã lên tới 22.614 người, trong đó có 14.050 ca tử vong ở bệnh viện (tăng 198) và 8.564 ca tử vong ở nhà dưỡng lão và cơ sở y tế xã hội (tăng 171).

Trong khi đó các quan chức y tế cho rằng tỷ lệ tử vong tại các bệnh viện trong 24 giờ qua là thấp nhất trong một tháng, với 198 ca.

Hiện 28.222 ca đang phải nằm viện (giảm 436 ca so với hôm trước), trong đó 4.725 bệnh nhân phải chăm sóc đặc biệt (giảm 145 ca). Như vậy, số bệnh nhân nặng cần hồi sức tích cực đã giảm liên tiếp từ 17 ngày nay.

Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Olivier Véran cho biết Pháp đang thực hiện hơn 50.000 xét nghiệm/ngày trên toàn quốc. Mục tiêu là đạt từ 500.000 đến 700.000 xét nghiệm/tuần kể từ thời điểm lệnh phong tỏa được dỡ bỏ dần dần, dự kiến vào ngày 11/5.

Số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 tại châu Âu tiếp tục tăng cao

Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Strasbourg, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ông Véran thông báo trước tiên sẽ kiểm tra tất cả các trường hợp nghi ngờ (có triệu chứng mắc COVID-19) và những người đã tiếp xúc gần với các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính.

Trong khi đó, để hạn chế càng nhiều càng tốt sự lây lan virus từ những người không có triệu chứng, chính phủ đang dựa vào việc mở rộng các biện pháp giãn cách xã hội và thực hiện các xét nghiệm ngẫu nhiên với mục đích giám sát dịch tễ học.

Số liệu do Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ công bố ngày 25/4 cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 106 ca tử vong do bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, nâng tổng số ca tử vong ở nước này lên 2.706 người.

Cùng ngày, có thêm 2.861 ca nhiễm SARS-CoV-2. Nâng tổng số ca mắc COVID-19 ở nước này lên 107.773 trường hợp. Đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành nước có số ca nhiễm SARS-CoV-2 cao nhất ngoài Tây Âu và Mỹ.

Cũng theo Bộ Y tế Thổ Nhĩ Kỳ, tổng cộng đã có 25.582 bệnh nhân mắc COVID-19 được chữa khỏi. Tổng số xét nghiệm đã tiến hành trong 24 giờ qua là 38.308 mẫu.

Theo Vietnam+

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Bạo lực gia tăng tại Colombia

Ngày 19/1, Lực lượng quân đội Colombia cho biết sẽ tăng cường các hoạt động ở khu vực Tây Bắc đất nước để ngăn chặn làn sóng bạo lực bùng phát trong những ngày qua.
WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

WMO cảnh báo khẩn về khí hậu toàn cầu

Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) xác nhận rằng năm 2024 là năm nóng nhất từng được ghi nhận, đánh dấu một cột mốc đáng lo ngại về biến đổi khí hậu toàn cầu.